Mách bạn cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả

 30/11/-1 00:00 |  689 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Vảy nến là bệnh ngoài da thường sẽ gây phiền toái cho bạn nếu như bạn không may bị mắc phải. Tuy nhiên rất nhiều người chưa hiểu rõ về bệnh vảy nến cũng như cách điều trị hiệu quả để khắc phục được tình trạng này. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Triệu chứng bệnh vảy nến

mach-ban-cach-dieu-tri-benh-vay-nen-hieu-quaTriệu chứng của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến còn được gọi với cái tên khác như vẩy nến và đây là tình trạng viêm da mạn tính do tự miễn. Theo như ước tính hiện nay thì có rất nhiều người mắc phải và nó được các chuyên gia y tế chia ra làm các dạng như:

  • Bệnh vảy nến mảng bám đây là loại bệnh mà mọi người gặp phải nhiều nhất nó sẽ thường xuất hiện ở: Đầu gối, da đầu và khủy tay… Đối với tình trạng này thì các tổn thương bạn sẽ gặp phải như: da bị đỏ hoặc bị bong tróc vảy rất ngứa cũng như khó chịu khi phải sinh hoạt hằng ngày.
  • Bệnh vảy nên thể giọt: Lúc này da của bạn có thể xuất hiện các chấm nhỏ màu đỏ hoặc có thể là sưng viêm. Ngoài ra có vảy như giọt nước ở tay, chân… Có những trường hợp người bệnh sẽ bị lan ra toàn thân. Và bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và các thanh thiếu niên. Nếu như những đối tượng này sau khi điều trị một đợt viêm họng liên cầu khẩn hay viêm amidan thì rất dễ gặp phải tình trạng bệnh vảy nến do tác dụng phụ để lại.
  • Bệnh vảy nến đảo ngược: Bệnh sẽ thường xuất hiện tại những vùng da có nếp gấp cụ thể như: ( Nách – háng – Sau gối – Da dưới ngực – Bụng …) Tuy nhiên những tổn thương này sẽ đỏ tươi và trở nên mịn màng không có vảy.
  • Bệnh vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ): Loại này gây các các đám mụn đầy mủ ở bàn tay, bàn chân hoặc lan rộng ra toàn thân. Tuy nhiên theo như khoa Dược – Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết trường hợp này cũng khá hiếm gặp.
  • Bệnh vảy nến toàn thân: Đây là dạng bệnh vảy nến hiếm gặp đặc biệt nó phần lớn diện tích da của người bị bệnh sẽ có biểu hiện như: Bị đỏ như tôm luộc kèm theo dấu hiệu bong tróc vảy. Hoặc có thể sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim… Thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu như không được điều trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến chưa có nguyên nhân xác định rõ ràng tuy nhiên theo các chuyên gia cho rằng có thể do những yếu tố di truyền và do tác nhân từ môi trường gây nên. Tuy nhiên cũng do những nguyên nhân cụ thể như:

Sự suy yếu của hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch đảm nhiệm những nhiệm vụ bảo vệ cơ thể sẽ thông qua cơ chế phát hiện để tiêu diệt virus và những vi khuẩn có lợi. Nếu như mắc vảy thì hệ miễn dịch của bạn sẽ rối loạn từ đó các tế bào đa tăng sinh sẽ không kiểm soát và chết đi nhanh chóng chỉ sau từ 3 – 4 ngày. Khi những tế bào da chết tích tụ lại thành từng mảng tổn thương: Da đỏ hoặc sưng viêm có vảy trắng và ngứa ngáy ….

Ngoài ra có những nguyên nhân và triệu chứng bệnh khác như:

  • Lịch sử gia đình mắc vảy nến hoặc do yếu tố di truyền
  • Uống nhiều rượu, bia
  • Người bệnh hút thuốc lá
  • Gặp phải những chấn thương bị trầy xước da
  • Bạn stress và căng thẳng trong khoảng thời gian dài
  • Do thời tiết hanh khô , trời lạnh.
  • Do bạn lười vận động béo phì hoặc thừa cân
  • Do bạn sử dụng một số loại thuốc như:

-Thuốc điều trị tăng huyết áp

-Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

-Thuốc rối loạn lưỡng cực…

Hiện nay, có không ít người mắc phải tình trạng bệnh vảy nến họ phải chịu sự kỳ thị cũng như xa lánh của những người xung quanh. Họ mất tự tin khi phải đối mặt với người khác chính vì thế bạn cũng nên đọc những thông tin quan trong xung quanh bệnh vảy nến? Vậy bệnh vảy nến và cách điều trị như thế nào?

Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến là bệnh tự miễn hình thành do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch chứ không phải do các loại virut hay vi khuẩn gây nên chính vì thế nó không lây nhiễm. Khi bạn tiếp xúc với người bị bệnh không phải lo ngại mà xa lánh hãy gần gũi và quan tâm đưa ra những lời động viên và chia sẻ để họ - những người bị bệnh vảy nến họ được tự tin và lạc quan hơn. Nhiều người thắc mắc bệnh vảy nến có di truyền không? Câu trả lời của chúng tôi là có. Nếu như cha mẹ bị vảy nến thì theo các chuyên gia cho biết con cái họ sẽ có khoảng 10% có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, nếu như có anh chị em ruột bị vảy nến thì nguy cơ cao hơn gấp 4- 6 lần người anh em còn lại mắc phải chứng bệnh này.

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà

Chữa vảy nến tại nhà bằng kem dưỡng ẩm đối với những người bị da khô và nứt nẻ. Chính vì thế khi sử dụng kẽm dưỡng ẩm dịu nhẹ sẽ làm cấp ẩm cho da và giảm sưng đỏ cũng như ngứa khá tốt. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách cách điều trị tại nhà như:

Giấm táo: Có rất nhiều các chuyên gia y tế cho biết công dụng của giấm táo nó rất tốt đối với những người mắc bệnh vảy nến. Đặc bệt là với tình trạng vảy nến da dầu, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng ngứa và đau nơi vảy bằng giấm táo cụ thể:

  • Người bệnh cần trộn giấm táo với nước sạch.
  • Tiến hành thoa trực tiếp lên da đầu, giữ nguyên trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó gội lại với nước.

Tắm nắng: Bạn có thể dành thời gian từ 5 – 10 phút mỗi ngày để có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thay cho việc áp dụng bằng phương pháp quang trị liệu bằng tia ánh sáng nhân tạo. Thế những chúng tôi lưu ý bạn sau khi tăm nắng thì nên thoa kem chống nắng lên những vùng da lành để tránh việc cháy nắng. bởi điều này có thể kích hoạt những vảy nến xuất hiện tại những vùng da khác.

Tắm muối Epsom: Đối với tính kháng khuẩn cũng như chống viêm của muối epsom thì nó có thể giúp loại bỏ bớt vảy và làm dịu da rất tốt chính vì thế bạn có thể hòa một chút muối vào bồn nước ấm. Sau đó tiến hành ngâm mình khoảng 15 phút và tắm lại với nước sạch. Sau khi tắm xong bạn cần tắm lại với nước sạch và lau khô người thoa kem dưỡng ẩm.

mach-ban-cach-dieu-tri-benh-vay-nen-hieu-quaTắm muối Epsom giảm tình trạng bệnh vảy nến

Capsaicin: Với thành phần có trong quả ớt đỏ có tính: giảm đau và viêm sứng bạn có thể tìm mua loại kem bôi này để thoa lên vùng da bị tổn thường. Nếu như vùng da của bạn bị kích ứng, bỏng, rát khi dùng loại kem này cần phải rửa sạch lại bằng nước và ngưng sử dụng ngay.

Nghệ: Ngoài việc được biết đến như một loại gia vị của nhiều món ăn thì nghệ cũng là một thảo mộc có tác dụng: 

  • Giảm đau
  • Ngứa
  • Kháng viêm tốt

Chính vì thế bạn có thể bổ sung nghệ trong khi chế biến thực phẩm hằng ngày hoặc có thể sử dụng hỗn hợp bột nghệ kết hợp với nước để thoa lên vùng da bị bệnh.

Ngâm trong bột yến mạch:

Đây là cách điều trị bệnh vảy nến da đầu một biện pháp tự nhiên để làm dịu làn da của bạn. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Hoà tan bột yến mạch mịn với nước ấm trong chậu hoặc bồn tắm.
  • Ngâm cơ thể và thư giãn trong đó khoảng 15 phút.
  • Sau đó cần tắm lại với nước sạch rồi lau khô người.

Người bệnh mắc bệnh vảy nến nên:

Có lối sống khoa học và lành mạnh kết hợp với:

  • Chế độ ăn uống khoa học cần phải bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều omega 3 như: Cá hồi, cá trích, vừng đen, ăn nhiều rau xanh và các loại đậu
  • Không hút thuốc lá, tránh rượu bia
  • Hạn chế uống sữa , ăn thịt đỏ
  • Vận động và tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Giảm stress và căng thẳng
  • Bảo vệ da để không bị trầy xước cũng như cháy nắng
  • Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn theo quy định và chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây chúng tôi đã mách bạn cách điều trị bệnh vảy nến các bạn có thể tham khảo. Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu và đón đọc các tin tức khác các bệnh liên quan về da như: Thận trọng với bệnh viêm mao mạch dị ứng … để tăng thêm vốn kiến thức về y tế. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh !

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.