Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?

 30/11/-1 00:00 |  762 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Trẻ sơ sinh bị ho là một trong những vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh đau đầu để có thể chữa khỏi bệnh cho con em mình. Đây cũng là nỗi băn khoăn của không ít các bậc làm cha làm mẹ. Hiểu được những nỗi khó đó chúng tôi sẽ tổng hợp đến các bạn cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị ho các bạn cùng tham khảo nhé !

Trên thực tế ho là một phản ứng có lợi cho cơ thể của trẻ nhỏ nó sẽ giúp loại bỏ được các chất kích thích. Khi vi khuẩn bám trong đường hô hấp để làm sạch thì vấn đề ho ở trẻ sơ sinh có thể sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do bệnh lý hoặc chỉ là phản xạ bình thường. Nếu như tình trạng này kéo dài cần phải đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời nhất.

goc-giai-dap-tre-so-sinh-bi-ho-phai-lam-saoNguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho

Trước khi trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh bị ho thì phải làm sao cha mẹ cần phải biết nguyên nhân trẻ bị ho là do đâu:

  • Trẻ bị viêm thanh quản hoặc nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cho trẻ bị ho nhất về đêm. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là trẻ bị ho khan
  • Do hệ hô hấp bị nhiễm virut, vi khuẩn hoặc khí quản của bé bị mắc dị vật thì biểu hiện là trẻ sơ sinh sẽ ho có đờm và kèm theo tiếng thở khò khè.
  • Do trẻ bị viêm phổi hoặc viêm họng cấp, viêm phế quản. Khi đó trẻ sơ sinh sẽ bị ho kéo dài kèm theo triệu chứng sốt cao và khó thở.
  • Nguyên nhân do trẻ bị hen suyễn tiếp xúc với: thú nuôi, phấn hoa khiến trẻ bị dị ứng. Đặc biệt là trẻ bị ho đột ngột sau đó ho kéo dài và có tiếng thở rít.

Tuy nhiên dù là do nguyên nhân gì thì cũng để lại những biểu hiện và các triệu chứng khác nhau. Vì thế bố mẹ hãy quan sát hiện tượng ho của bé để có thể xác định rõ nguyên nhân cũng như tìm ra cách điều trị sao cho phù hợp nhất.

Một trong những nguyên nhân không phải do bệnh lý khiến trẻ sơ sinh bị ho do sặc sữa. Ho do sặc sữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh khi được vài ngày tuổi. 7 – 10 ngày tuổi hoặc có thể 1 tháng tuổi, vài tháng tuổi vì trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bị sặc sữa sẽ càng cao. Tình trạng sặc sữa chủ yếu xảy ra khi cha mẹ cho trẻ bú sữa không đúng tư thế và mẹ cho trẻ bú khi đang khóc, sữa trong bình hoặc trong vú mẹ chảy quá nhiều làm trẻ không nuốt kịp.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất:

  • Trẻ ho đột ngột khi đang bú hoặc sau bú, ho sặc sụa, người tím tái.
  • Sữa có thể trào ra mũi, miệng của trẻ và trường hợp nặng thì trẻ có thể ngưng thở.

Ho do sặc sữa hầu như trẻ sơ sinh nào cũng mắc phải vì thế các biện pháp sơ cứu cần được mẹ thực hiện ngay lập tức nếu không rất có thể sẽ khiến cho trẻ mất mạng. Mẹ nên:

  • Vỗ lưng ấn ngực trẻ
  • Nếu trẻ vẫn tím tái hãy đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng sau đó dùng ngón tay và ngón trỏ ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức khoảng 10 lần. Cách làm này lưu ý không được ấn mạnh quá sẽ bị trẻ rất dễ bị tổn thương
  • Cha mẹ nên thông đường thở bằng cách hút miệng trước sau đó hút mũi trẻ để loại bỏ hết sữa ra ngoài.
  • Nếu trẻ ngưng thở, cần kết hợp vỗ lưng, ấn ngực, thông đường thở với hà hơi thổi ngạt cho đến khi thấy ngực trẻ phập phồng trở lại, sau đó đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Để tránh tình trạng bị ho do sặc sữa thì khi bú mẹ nên đặt đầu trẻ cao hơn thân mình nhưng phải đảm bảo cổ và lưng tạo thành một đường thẳng. Mẹ nên chú ý quan sát trẻ nuốt được sữa trong khi bú. Trong khi bú không ép trẻ bú khi trẻ không muốn hoặc trẻ đang khóc. Nếu sau khi cho trẻ bú cần bế trẻ nằm sấp trên vai mẹ đồng thời vỗ nhẹ lưng trẻ cho trẻ ợ hơi. Ngoài ra theo các Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết nếu như cho trẻ bú mẹ trục tiếp thì sẽ hạn chế được tình trạng ho do sặc sữa bởi các ống dẫn sữa ở đầu vú mẹ rất nhỏ. Nhỏ hơn so với núm vú giả nếu như sữa mẹ chảy xuống quá mạnh có thể vắt bớt sữa và đút cho trẻ bằng thìa.

Vậy trẻ sơ sinh bị ho có đờm phải làm sao?

Tùy vào nguyên nhân bệnh lý hay không thì cách chữa sẽ khác nhau vì thế với trẻ sơ sinh trị ho không thể tùy tiện dùng thuốc. Đặc biệt là thuốc kháng sinh thì trẻ sơ sinh cũng không thể sử dụng tùy tiện. Do đó mẹ có thể thực hiện cho bé những cách dưới đây để giúp trẻ giảm bớt những triệu chứng ho.

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn

Thông thường thì những trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc không được bú mẹ sẽ rất dễ mắc phải bệnh ho hơn. Chính vì thế nếu như trẻ sơ sinh bị ho thì nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để vừa cung cấp đủ lượng nước và giúp cho trẻ tan đờm đặc biệt là hạn chế cho trẻ những cơn ho kéo dài và dai dẳng. Ngoài ra, trong sữa mẹ chính là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ chống lại những bệnh tật và đẩy lùi các tác nhân gây ho.

Có rất nhiều trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì bú mẹ chính là liều thuốc hữu hiệu nhất. Vì thế các mẹ hãy tận dụng nguồn dinh dưỡng này để giúp cho trẻ nhanh chóng vượt qua cơn ho này một cách nhanh nhất nhé.

goc-giai-dap-tre-so-sinh-bi-ho-phai-lam-saoCho trẻ bú nhiều để giảm tình trạng ho

Vỗ rung long đờm cho trẻ

Ngoài việc cho con bú nhiều thì mẹ có thể vỗ rung long đờm cho bé bằng cách khum lòng bàn tay lại sau đó vỗ ở giữa 2 bả vai và bố mẹ có thể đặt bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống sau đó vỗ nhẹ nhịp nhàng và liên tục. Sau khi vỗ rung trẻ có thể sẽ bị ho nhiều hơn và nôn khạc đờm. Bố mẹ không nên lo lắng vì sau khi đó con sẽ đỡ hẳn ho. Cha mẹ nên thực hiện cho trẻ lúc đói nhất là vào buổi sáng khi trẻ vừa thức dậy và đặc biệt là chưa ăn gì.

Vệ sinh mũi cho trẻ

Đối với những trẻ có hiện tượng ho khò khè và sổ mũi thì nguyên nhân chính là do chất nhầy trong mũi bố mẹ có thể giúp con tống khứ được chất nhầy ra ngoài để trả lại được sự thông thoáng cho mũi bằng cách :

  • Hút mũi
  • Kết hợp rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Khi thực hiện 2 lần mỗi ngày thì bạn không nên dùng nhiều vì sẽ rất dễ khiến cho mũi của trẻ bị khô. Kích ứng đau rát khiến cho bệnh càng nặng hơn. Theo dõi trong vòng 2 – 3 ngày để xem tình trạng của trẻ có đỡ hơn không? Nếu sau 2,3 ngày trẻ sơ sinh bị ho khò khè phải làm sao? Lúc này thì bố mẹ nên đưa bé đi khám tại bệnh viện để có thể tìm ra được nguyên nhân chính xác và có cách để chữa trị sao cho phù hợp hơn.

Massage gan bàn chân cho trẻ

Đối với trẻ bị ho thì bố mẹ có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu tràm tiến hành thoa nhẹ nhàng ở lòng bàn chân nhất là ở vị trí lõm nhất. Vì việc giữ ấm cho gan bàn chân bằng cách này sẽ giúp trẻ đỡ ho hơn rất nhiều.

Tăng cường độ ẩm không khí

Đối với thời tiết bị hanh khô khiến cho cổ họng trẻ bị khô và ho nhiều hơn. Vì thế ngoài việc cho bé bú nhiều thì bố mẹ có thể làm ẩm không khí bằng cách đặt máy phun sương trong phòng ngủ giúp ngăn ngừa sự tiết chất nhầy trong mũi để cho thông thoáng đường hô hấp.

Tuy nhiên cha mẹ cũng cần tham khảo cách dùng máy phun sương trong nhà khi có trẻ sơ sinh. Vì nếu như làm sai cách thì rất có thể sẽ khiến tình trạng bệnh ở trẻ càng nặng hơn.

Những cách phòng tránh cho trẻ sơ sinh khi bị ho

  • Cha mẹ cần mặc quần áo đủ ẩm, gang tay, tất chân, đội mũ, đắp chăn mỏng cho trẻ.
  • Ngoài ra nếu có mũi nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
  • Mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày tránh mất nước và thông thoáng đường hô hấp
  • Nếu dùng điều hòa thì mẹ không nên bật quá 2 – 3 tiếng/ lần và nhiệt độ không để dưới 26 độ C và không để trẻ nằm theo hướng gió điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ.
  • Cha mẹ nên tắt điều hòa khoảng 10 – 15 phút trước khi bế trẻ ra ngoài để tránh tình trạng sốc nhiệt.

Trên đây là những thông tin trẻ sơ sinh bị ho phải làm để các bậc cha mẹ có thêm những kiến thức trong việc điều trị ho cho trẻ ngoài ra mẹ cũng nên tìm hiểu Hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách để hỗ trợ trong quá trình trị bệnh ho.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.