Giải đáp thắc mắc bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì?

 18/07/2020 17:31 |  503 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Trần Thị Mai

U tuyến giáp là căn bệnh ngày càng có nhiều người mắc phải. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định điều trị của  bác sĩ thì chế độ ăn uống sẽ giúp người bệnh cải thiện các ảnh hưởng do u tuyến giáp gây ra. Vậy bệnh tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!

Bệnh u tuyến  giáp là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào tuyến giáp. Nguyên nhân gây ra này là do các kích thích có hại từ môi trường hoặc do di truyền.

Hiện nay u tuyến giáp có hai loại là u tuyến giáp lành tính (chiếm đến 95%) và u tuyến giáp ác tính (chỉ chiếm 5%).

U tuyến giáp lành tính sẽ ít khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà chỉ có thể gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên nếu khối u quá lớn sẽ gây chèn ép cổ họng khiến người bệnh khó nuốt và khó thở.

Bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? để có kết quả tốt hơn trong điều trị u tuyến giáp bệnh nhân cần có chế độ ăn phù hợp, hãy cùng theo dõi các loại thực phẩm mà người bệnh cần kiêng như:

Các loại đồ ăn nhanh hoặc thực phẩm đã chế biến sẵn

Trong các đồ ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp có chứa rất nhiều các chất phụ gia, chất bảo quản nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tuyến giáp, chính điều này làm cho u phát triển nhanh hơn. Do đó mà tốt nhất các bạn nên kiêng những loại thực phẩm này để quá trình điều trị u tuyến giáp có hiệu quả cao hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan:

benh-u-tuyen-giap-nen-an-va-kieng-gi
Bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?

Các sản phẩm từ đậu nành không lên men

Mặc dù đậu nành là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng với người mắc u tuyến giáp thì không nên sử dụng đậu nành. Vì trong đậu nành có chứa chất isoflavone gây ức chế quá trình tạo ra hormone tuyến giáp khiến cho chức năng càng suy giảm chức năng hơn. Chính vì nguyên nhân đó mà người mắc u tuyến giáp cần hạn chế đậu nành và các chế phẩm có nguồn gốc từ đậu nành.

Hạn chế ăn nội tạng động vật

Lòng, tim lợn, gan bò, gà có chứa rất nhiều các acid lipoic gây ra ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất hormone tuyến giáp và làm mất cân bằng hoạt động tuyến giáp. Ngoài ra các acid lipoic này sẽ làm giảm đi hàm lượng các thuốc điều trị u tuyến giáp.

Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng nếu bạn ăn quá nhiều sẽ gây ra áp lực lên tim mạch và không tốt cho tuyến giáp vì hàm lượng iot vượt quá nhiều so với bình thường. Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng gà để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. 

Các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và đường

Như các bạn đã biết thì chất xơ sẽ rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của chúng ta nhưng đối với các bệnh nhân đang điều trị u tuyến giáp thì chất xơ sẽ gây ra giảm hấp thu thuốc vào cơ thể, hiệu quả điều trị không cao. Do đó nếu bạn đang trong quá trình điều trị u tuyến giáp thì cần hạn chế chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Việc dùng quá nhiều các sản phẩm chứa tinh bột, đường sẽ khiến cho cơ thể bạn thừa năng lượng. Khi tích lũy quá nhiều năng lượng sẽ dẫn đến béo phì. Điều này đặc biệt không tốt cho hoạt động tuyến giáp, làm suy giảm hoạt động tiết hormone tuyến giáp.

Tránh xa các chất kích thích, bia, rượu

Bia, rượu, các chất kích thích không hề tốt cho sức khỏe và nó càng đặc biệt không tốt cho những bệnh nhân mắc u tuyến giáp và cần tránh xa. Vì các chất này sẽ làm rối loạn hệ thần kinh dẫn đến rối loạn hoạt động tuyến giáp, rối loạn hấp thu thuốc ở hệ tiêu hóa.

Những loại thực phẩm chứa gluten

Các thực phẩm có chứa nhiều gluten như lúa mạch, lúa mì sẽ có tác dụng xấu đến hệ miễn dịch dẫn đến hàng loạt các hệ quả như bệnh diễn biến xấu hơn, quá trình điều trị không đạt hiệu quả như mong muốn.

Người mắc bệnh tuyến giáp nên ăn gì?

Dưới đây sẽ là hàng loạt các loại thực phẩm tốt mà người mắc bệnh u tuyến giáp nên bổ sung để tốt hơn cho sức  khỏe:

Trái cây, hoa quả

Các loại trái cây tươi sẽ là lựa chọn tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt tốt với người mắc bệnh u tuyến giáp. Vì trong trái cây có chứa hàm lượng lớn các vitamin có tác dụng tốt trong việc chống oxy hoá, tăng tái tạo tế bào, giải độc cơ thể như vitamin C, vitamin nhóm B, chất dinh dưỡng khác... rất tốt  cho sức khỏe. Trái cây sẽ có tác dụng làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch giúp tiêu diệt mầm bệnh, tăng khả năng điều trị. 

benh-u-tuyen-giap-nen-an-va-kieng-gi
Bệnh u tuyến giáp nên bổ sung thường xuyên các loại trái cây giàu Vitamin C

Bổ sung thường xuyên thực phẩm chứa nhiều Iod

Iod chính là yếu  tố quyết định đến quá trình sản sinh ra các hormone tuyến giáp. Trong trường hợp thiếu iod sẽ làm cho  các tế bào tuyến giáp tăng sinh và thay đổi hình dạng để nhằm mục đích bắt giữ được nhiều phân tử iod hơn, điều này khiến cho kích thước u càng ngày càng lớn. Do đó việc bổ sung iod vào khẩu phần ăn hàng ngày để làm giảm nguy cơ mắc u tuyến giáp, thúc đẩy hoạt động của tuyến giáp tiết hormone hiệu quả hơn. Một số các thực phẩm chứa nhiều iod như sữa, trứng, muối tinh, rong biển, tảo... 

Các loại hải sản

Cholesterol tốt, protein, các acid amin thiết yếu và nhiều vitamin nhóm B có trong hải sản sẽ giúp ích cho hoạt  động của tuyến giáp. Do đó nên bổ sung vào khẩu phần ăn để giúp hiệu quả điều trị được cao hơn.

Các loại hạt

Để tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn người bệnh mắc u tuyến giáp cần bổ sung các loại hạt chứa nhiều magie, kẽm, đồng, vitamin E,… Hạt bí, hạt điều, hạnh nhân,… là một số loại hạt tốt nên sử dụng trong điều trị u tuyến giáp.

Kẽm, đồng và sắt

Kẽm, đồng, sắt đều là các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết giúp chức năng tuyến giáp hoạt động tối ưu, đồng thời giúp ích cho việc sản sinh hormone tuyến giáp. Một số các loại thực phẩm như gan bê, nấm, củ cải và rau mồng tơi vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo các khoáng chất này.

Một số các lưu ý cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp

  • Nhiều loại thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ của thuốc điều trị tuyến giáp. Nó có thể làm cơ thể hấp thu quá nhanh hoặc quá chậm, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ để giúp tăng hiệu quả điều trị.
  • Bạn không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi, điều này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Bác sĩ khuyên người bệnh nên uống sữa vào khoảng thời gian cách xa thời điểm uống thuốc điều trị tuyến giáp.
  • Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffeine cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì caffeine kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Bệnh nhân tuyến giáp nên uống thuốc lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng và có thể ăn sáng khoảng 1 tiếng sau đó.

Hy vọng các thông tin được Ban tư vấn trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ở trên về U tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì? đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức cơ bản để nắm rõ hơn tình trạng bệnh và cải thiện tốt hơn tình trạng bệnh. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.