Viêm tai giữa là một bệnh lý nó có thể xảy ra cả ở người lớn và trẻ em và đây là một trong những căn bệnh về tai cực kỳ nguy hiểm. Nó để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tim hiểu về triệu chứng nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị khi trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Tai giữa đó chính là vùng không gian ở phía sau màng nhĩ của con người và nó sẽ có chức năng truyền tải âm thanh từ bên ngoài vào phía tai trong. Chính vì thế bệnh viêm tai giữa sẽ hình thành khi vùng tai này bị vi khuẩn hoặc các loại nấm tấn công. Đây là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay theo như thống kê của Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì ở nước ta hằng năm có tới 80% bệnh nhân là trẻ em độ tuổi dưới 5 tuổi mắc phải bệnh lý này. Và bệnh sẽ thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu sẽ là do cấu tạo của vòi nhĩ ngay lúc này bộ phận tai chưa được phát triển đầy đủ với kích thước ngắn nên nó sẽ hình thành các loại vi khuẩn cũng như dịch tiết ở họng, mũi rất dễ lây lan đến tai và gây bệnh cho trẻ nhỏ. Trong những trường hợp trẻ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như:
Thì cũng sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn xâm nhập lên vùng tai giữa và gây bệnh những biến chứng của bệnh này rất nguy hiểm. Cụ thể:
Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này ở trẻ em
Bạn có thể hiểu viêm tai giữa chính là tình trạng tai giữa có tích tụ các chất nhầy và mủ gây nên hiện tượng đau tai. Và hiện tượng này không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn ở cả trẻ nhỏ. Chính vì thế người bệnh cần phải tìm hiểu bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? vì chế độ ăn rất quan trọng đối với các bé.
Những đồ ăn dị ứng được xem là một trong những thủ phạm khiến cho bệnh viêm tai giữa ngày càng trở lên nặng hơn vì theo như những nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy: Bé hay bị dị ứng thực phẩm thì tỉ lệ viêm tai giữa sẽ cao hơn những bé bình thường. Chính vì thế khi bị viêm tai giữa bố mẹ nên loại bỏ các loại thực phẩm dị ứng ra khỏi các bữa ăn để sức khỏe và tình trạng bệnh của con sẽ được cải thiện.
Những thực phẩm như: trứng, lúa mì, sữa đậu nành…rất có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn. Chính vì thế mẹ cần kiêng cho bé sử dụng trong giai đoạn điều trị bệnh.
Khi những thực phẩm chứa nhiều đường đi vào trong cơ thể của bé sẽ gây ức chế hệ miễn dịch và làm giảm sức đề kháng của bé vì sự tấn công của vi khuẩn và vi rút. Do đó, có thể khiến trẻ mắc bệnh và tình trạng bệnh bị nặng hơn. Vì thế việc giảm đường trong chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ có khả năng làm tăng hệ thống miễn dịch.
Bố mẹ nên kiêng ăn cho trẻ những loại thực phẩm như: Các loại bánh kẹo, kem, nước ngọt…
Trong quá trình bị sưng và viêm, mưng mủ thì trẻ cần phải kiêng những thực phẩm có thể gây kích thích quá trình mưng mủ như: Đồ nếp, hải sản, tôm, cua … Vì những loại thực phẩm này có thể sẽ khiến bé bị sưng tấy ở tai và nặng hơn sẽ lâu khỏi.
Bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì? đối với những thực phẩm dầu mỡ và đồ ăn nhanh sẽ rất có hại cho sức khỏe. Vì thế tình trạng viêm tai giữa của trẻ sẽ lâu phục hồi hơn. Bố mẹ nên chú ý kiêng cho trẻ ăn những món ăn nhanh như: Gà rán, khoai tây chiên ….
Còn đối với những trẻ vẫn còn bú sữa mẹ thì con bị viêm tai giữa mẹ không cần kiêng ăn gì? Ở trường hợp trẻ chưa ăn dặm thì mẹ cũng nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé bú với tần xuất cao hơn vì trong sữa có chứa rất nhiều kháng thể tốt có thể giúp cho hệ miễn dịch của trẻ được tốt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý không nên cho trẻ bú nằm vì rất dễ để sữa rây vào tai trẻ khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Một số thực phẩm cần kiêng khi bị viêm tai giữa thì cha mẹ cũng cần có những kiến thức về các thực phẩm tốt cho bé khi bị bệnh để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tốt cho bé nhanh khỏi bệnh.
Chế độ ăn của trẻ bị viêm tai giữa rất quan trọng nên tăng cường nhiều rau xanh và hoa quả vì nó không chỉ giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện mà còn giúp cho trẻ ngăn ngừa được tình trạng ù tai. Bố mẹ nên cho bé ăn nhiều: rau muống, rau cải, rau dền …trong bữa ăn của trẻ hơn.
Theo như những nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì Omega 3 và I ốt là 2 chất rất tốt cho sức khỏe cũng như đề kháng của trẻ. Chính vì thế việc bổ sung những thực phẩm chứa nhiều 2 khoáng chất này như: Rong biển, hàu, cá, sò… nó có thể giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh cũng như đẩy lùi được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đến với bé.
Bên cạnh đó để tình trạng bệnh được cải thiện hơn thì bố mẹ có thể duy trì vệ sinh thân thể cho bé được sạch sẽ. Ngoài ra, tránh việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khi có khói thuốc lá, khói bụi… Đối với những trẻ sơ sinh thì cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ. Nếu như tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm sau vài ngày thì bạn cần đưa bé đi thăm khám để xác định được nguyên nhân chính xác đồng thời đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Đó cũng là những thông tin và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa. Quan trọng nhất là cha mẹ cần phải biết trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Để giúp cho bé thuận lợi hơn trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên đón đọc những thông tin về sức khỏe khác để có kiến thức hỗ trợ kịp thời như Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? … vì trong quá trình nuôi dạy trẻ mẹ có thể gặp phải rất nhiều bệnh liên quan đến trẻ.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.