Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

 30/11/-1 00:00 |  764 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Hen suyễn là một chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em vì thế các bậc phụ huynh không được chủ quan điều trị và phải có những biện pháp phòng tránh cho trẻ kịp thời tránh để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những dấu hiệu hen suyễn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh các bạn cùng theo dõi nhé!

Dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ em

Hen suyễn là một bệnh mãn tính đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và thường hay tái phát với những triệu chứng khò khè và khó thở. Nếu như trẻ chỉ bị khò khè thì không phải là hen tuy nhiên sẽ có nguy cơ trở thành hen khi các triệu chứng khò khè hoặc ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn. Những dấu hiệu này nhiều khi các bố mẹ lại chủ quan mà không khám kỹ cho con. Đặc điểm của triệu chứng khò khè khi bị hen suyễn thường xuất hiện từng cơn và thoáng qua. Khi kết hợp với nhiễm virus hoặc các yếu tố khác như: thời tiết, dị ứng theo mùa …

dau-hieu-hen-suyen-o-tre-nho-va-tre-so-sinh
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ nhỏ

Triệu chứng khò khè thường xuất hiện trước 3 tuổi đồng thời kéo dài đến sau 6 tuổi. Hoặc những trẻ có thể khởi phát muộn sau 3 tuổi có thể xuất hiện từng cơn do đó khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè thì gia đình cần đưa bé đi kiểm tra đường hô hấp để ngăn chặn được nguy cơ thành hen suyễn. Nếu như không phát hiện bệnh kịp thời ở giai đoạn khò khè thì bệnh hen suyễn ở trẻ sẽ dẫn xuất hiện với những triệu chứng điển hình hơn.

Trẻ sẽ bắt đầu viêm long đường hô hấp trên với những dấu hiệu khác như: hắt hơi, xổ mũi … và xuất hiện những cơn hen với các triệu chứng khò khè đặc biệt là vào đêm, về sáng … Khi trẻ có những dấu hiệu rõ như trên thì nghe phổi sẽ có tiếng ran rít. Trường hợp xét nghiệm máu sẽ thấy số lượng bạch cầu không tăng, nếu bé được chụp phổi thấy ứ khí ở phổi thì đó cũng là dấu hiệu bị hen suyễn

Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Bệnh hen suyễn khiến đường thở bị phù nề co thắt đặc biệt là bị tắc nghẽn do chứa nhiều chất nhẩy khi tiếp xúc với các chất kích thích. Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường mang những yếu tố di truyền nếu như gia đình có người mắc bệnh hen suyễn thi nguy cơ trẻ mắc bệnh có khả năng rất cao.

Hen suyễn thường được chia làm hai loại là:

  • Hen ngoại sinh
  • Hen nội sinh.

Hen ngoại sinh chủ yếu là do các tác nhân như: Lông vật nuôi, phấn hoa và thời tiết … sẽ gây kích ứng đường hô hấp ở trẻ.

Hen nội sinh thì không có tác nhân đặc biệt gây phát cơn hen.

Một số dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Ho liên tục, kéo dài

Khi trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường ho ngắn và ho không có đờm. Những cơ ho kéo dài và liên tục đôi khi tiếng ho nghe giống như tiếng rít vì thế cha mẹ nhận biết trẻ bị ho giống như đang bị thiếu oxy. Đây được xem là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Hơi thở gấp gáp

Nếu như bạn thấy trẻ có hiện tượng thở gấp và nặng nề, không đều. Ngoài ra có cảm giác khò khè đặc biệt trong quá trình quan sát thấy rõ âm thanh của những cơn co rít ở cổ họng khi trẻ hít vào thở ra. Thì đây có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn, nếu như hắng giọng cũng là biểu hiện của bệnh nhưng ở trẻ sơ sinh thì biểu hiện này thường không rõ ràng thay vào đó mẹ sẽ thấy bé thở khò khen cảm giác như trẻ đang bị vướng gì đó ở cổ họng và muốn đẩy ra. Đây được xem là phản ứng bình thường khi trẻ bị hen suyễn vì ở cổ họng của bé sẽ bị mắc rất nhiều dịch nhầy.

https://caodangduoctphcm.org.vn/tin-tuc-y-te/goc-giai-dap-tre-so-sinh-bi-ho-phai-lam-sao-c44921.htmlTiếng thở khò khè là một dấu hiện nhận biết hen suyễn sớm ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị dị ứng trên da

Những phản ứng trên da như:

  • Nổi mẩm
  • Viêm da
  • Bị chàm
  • Nổi ban ở trên da đầu , cằm, lưng …

Đây được xem là những triệu chứng của hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Theo như khoa Dược – Cao đẳng Dược TPHCM cho biết nếu trẻ sơ sinh có tiền sử bị dị ứng thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn vì các vết chàm tuy không phải là một dấu hiệu đặc trưng của hen suyễn nhưng tỷ lệ trẻ bị chàm và bị cả hen suyễn thường rất cao.

Ngoài những dị ứng trên da và các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi … cũng được xem là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các chất kích thích đường hô hấp. Vì trẻ sẽ thích nghi rất kém với thời tiết lạnh. Đối với trẻ đã bị hen suyễn thường rất mẫn cảm với thời tiết lạnh vào mùa đông và khi thời tiết bắt đầu trở lạnh trẻ bị hen suyễn sẽ liên tục gặp phải những vấn đề như:

  • Ho
  • Hắt hơi
  • Ngạt mũi
  • Khó thở …
  • Tím tái khi nhiệt độ bị giảm đột ngột
  • Mẫn cảm với những tác nhân lạ

Trẻ bị hen suyễn thường sẽ xuất hiện những phản ứng mẫn cảm với một có tác nhân như:

  • Khói bụi
  • Phấn hoa
  • Một số loại đồ ăn
  • Lông vật nuôi...

Các phản ứng mẫn cảm này có thể là bị ho, khó thở, choáng khi tiếp xúc với các tác nhân gây mẫn cảm. Bệnh hen suyễn được biết đến là một bệnh mãn tính vì thế bố mẹ cần phải quan sát kỹ nếu như thấy trẻ có những biều hiện như trên nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng của bé. Để phòng ngừa hen suyễn ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần hạn chế cho động vật như chó, mèo tiếp xúc với các yếu tố gây phát cơn hen suyễn.

Các phương pháp phòng bệnh suyễn ở trẻ

  • Chủ động giữ ấm cho trẻ, tiến hành đeo khẩu trang và bảo vệ trẻ trước những thay đổi của thời tiết đặc biệt là không khí lạnh
  • Cần giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ hạn chế khói bụi và thuốc lá
  • Chủ động phòng tránh và cách ly trẻ với người bị bệnh đường hô hấp cũng như các bệnh lý khác liên quan đến vi rút

Ngoài ra nếu như trẻ ho khò khè thường hay tái phát và dai dẳng nên cho bé đi khám định kỳ theo hẹn của các bác sĩ để họ điều chỉnh liều thuốc dự phòng hen. Trong gia đình nếu có trẻ bị khò khè dai dẳng cần tránh nuôi chó, mèo và luôn giữ nhà sạch cũng như thoáng khí. Cha mẹ không nên xả quần áo bằng các hóa chất có mùi thơm nồng. Đặc biệt là người lớn không nên hút thuốc lá trong nhà.

Bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp cho phụ huynh những kiến thức cũng như thông tin cơ bản về bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ để có biện pháp chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần đón đọc thêm thông tin Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? để có biện pháp điều trị cho trẻ.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.