Bị quai bị nên kiêng gì? Ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?

 30/11/-1 00:00 |  766 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Khi mắc bệnh quai bị nên kiêng gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi gặp phải những dấu hiệu của căn bệnh này. Theo như những nghiên cứu hiện nay thì quai bị là căn bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Nếu như không có phác đồ điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh được gây ra do vi rút Paramyxovirus hoặc do siêu vi, các bác sĩ khuyến cáo bệnh sẽ lây truyền cấp tính đặc biệt lây trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh quai bị thường xảy ra vào mùa Đông những trẻ trong quá trình bắt đầu đi học tiếp xúc với môi trường mới như: nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học … sẽ có khả năng mắc bệnh quai bị .

Trường hợp trẻ bị quai bị do vi rút sẽ có những dấu hiệu như:

  • Sốt cao
  • Nôn chớ
  • Đau đầu
  • Bộ phận sinh dục bị sưng to …

bi-quai-bi-nen-kieng-an-gi-an-gi-cho-nhanh-khoi-benhNguyên nhân của bệnh quai bị 

Cha mẹ thấy bé có những biểu hiện này cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt, bởi nếu không điều trị kịp thời thì bé sẽ có những biến chứng nguy hiểm có thể gặp như:

  • Viêm màng não
  • Viêm buồng trứng
  • Viêm tinh hoàn

Nếu như trẻ bị viêm tinh hoàn có thể kéo theo vấn đề teo tinh hoàn thậm chí là dẫn đến vô sinh. Khoa Dược – Cao đẳng Dược TPHCM sẽ cho bạn biết nguyên nhân mắc phải bệnh quai bị ?

Ở trên chúng tôi đã đề cập đến nguyên nhân do vi rút gây ra tuy nhiên nó còn có thể là các virut khác như:

  • Virut vùi hạt cự bào
  • Virut cúm A
  • Virut ruột
  • Tụ cầu khuẩn…

Nếu như thời tiết giao mùa sẽ tạo thuận lợi cho các loại virut này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nhất là đối với những người có sức đề kháng không được tốt. Bệnh có thể lây lan nhanh qua đường hô hấp và qua nước bọt khi người bệnh ho hoặc là hắt hơi. Khi trẻ chưa được tiêm ngừa quai bị sẽ rất dễ mắc bệnh quai bị. Đối với người lớn thì tỉ lệ mắc bệnh vẫn có thể xảy ra nhưng ở tỷ lệ thấp.

Triệu chứng của bệnh quai bị thể hiện như thế nào?

Bệnh quai bị rất dễ nhận biết tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ cần phải thường xuyên quan sát những biểu hiện bất thường của trẻ mới có thể nhận biết được.

Sau khoàng thời gian tiếp xúc với vi rút thì khoảng từ 15- 20 ngày sau đó bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như khó chịu, không muốn ăn, bị sốt, đau họng hoặc đau nhức …

  • Người bệnh sẽ có cảm giác khó nói, khó nuốt.
  • Tuyến mang tai bị sưng lên từ 3 – 1 tuần
  • Khi người bệnh bị đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng vùng sưng hoàn toàn không hề bị nóng hoặc không bị sung huyết.

Những biến chứng của bệnh quai bị

Bị quai bị nên kiêng gì, trước mắt thì người bệnh cần phải chú ý đến những biến chứng nguy hiểm như không điều trị đúng cách hoặc kịp thời thì những biến chứng đó rất nguy hiểm:

Đặc biệt là khi phụ nữ mang thai trong quá trình mang thai 3 tháng đầu tiên người phụ nữ mắc bệnh quai bị rất dễ dẫn đến sẩy thai, hoặc sinh non … Còn trong thời gian mang thai 3 tháng cuối thì thai nhi còn có thể bị chết lưu hoặc là con bị dị dạng.

Bệnh quai bị còn có khả năng gây vô sinh đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mà nhiều người hiện nay rất lo sợ bởi bệnh quai bị sau tuổi dậy thì thì rất dễ bị biến chứng:

  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm mào tinh hoàn
  • Teo tinh hoàn …

Biến chứng đối với nữ sau độ tuổi dậy thì có khả năng bị viêm buồng trứng ngoài ra người bệnh còn có những biến chứng khác như:

  • Nhồi máu phổi
  • Viêm tụy
  • Tổn thương dây thần kinh

Người bị quai bị nên kiêng gì?

Bệnh quai bị rất dễ lây nhiễm và bùng phát thành một đại dịch do đó khi mới vừa phát bệnh thì nên cách ly không gian riêng đối với trẻ hoặc người lớn khoảng 2 tuần để đảm bảo tính an toàn cho người bệnh. Đặc biệt là với những người xung quanh, ngoài ra trong suốt quá trình mắc bệnh thì phải luôn đeo khẩu trang đồng thời hạn chế tiếp xúc bên ngoài để tránh lây bệnh sang người khác thông qua đường hô hấp.

bi-quai-bi-nen-kieng-an-gi-an-gi-cho-nhanh-khoi-benhTiêm phòng đầy đủ cho bé để phòng bệnh quai bị

Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu bé bị sốt xuất huyết? để có thể phân biệt được sốt xuất huyết hay do sốt bị quai bị.

Người bệnh cần kiêng gió và nước lạnh: Không nên tiếp xúc với gió và nước lạnh. Nếu như không kiêng kỹ thì vùng quai bị sưng to đồng thời gây đau đớn cho bạn. Tuy nhiên kiêng nước không có nghĩa là không được tắm bạn chỉ cần chú ý tắm rửa cũng như vệ sinh răng miệng sạch sẽ nên súc miệng bằng nước muối sinh lý đồng thời thường xuyên uống nhiều nước để người bệnh không bị khô miệng và tránh được vi khuẩn có trong miệng gây ảnh hưởng bệnh nặng hơn. Còn trẻ em khi tắm phải tắm bằng nước ấm và tắm nhanh không được ngâm mình trẻ trong nước quá lâu.

Lên quai bị phải kiêng những gì? Nên tránh vận động mạnh để cho người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ cũng như hạn chế tối đa việc vận động mạnh. Khi cơ thể người bệnh đang bị sưng đau rất có khả năng tăng thêm nguy cơ phát triển sang giai đoạn bệnh nặng hơn. Đặc biệt cũng nên:

Kiêng đồ ăn chua, đồ nếp, khó tiêu hóa

Khi bị quai bị cần phải tránh những đồ ăn có thành phần nếp như:

  • Xôi
  • Bánh chưng
  • Bánh tét
  • Cá chép
  • Cá mè
  • Thức ăn chua ( cóc, ổi, xoài, me …)

Những thức ăn chua sẽ làm tăng tiết nước bọt đồng thời còn làm vùng quai bị sưng to lên. Ngoài ra không nên sử dụng thuốc bởi bất kỳ loại thuốc uống và thuốc bôi có thể làm vùng quai bị sưng lên và nhiễm độc. Khi có những triệu chứng sốt cao liên tục không thể hạ sốt được hoặc xuất hiện những biến chứng thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bị quai bị nên ăn gì?

Vì bị sưng hàm nên ăn những thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt và tiêu hóa tốt như: cháo, súp … Ngoài ra, hệ tiêu hóa của người bệnh thường rất nhạy cảm nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa ăn nhỏ để không bị chán.

Trong dân gian có nhiều người truyền tai nhau nên ăn các món ăn chế biến từ đậu ví dụ như bạn có thể cho đậu xanh và nước sau đó hầm nhừ hoặc có thể cho hầm chung với rau cải hoặc ăn chung với đường cho đỡ chán. Với thực đơn này cần duy trì từ 3 – 5 ngày.

Ăn nhiều rau xanh: Khi mắc bệnh quai bị nên ăn nhiều rau xanh bởi trong rau xanh có chứa rất nhiều vitamin A. Nó rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh ví dụ như: Quả khổ qua… trong khổ qua vừa tăng cường sức đề kháng lại đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.

Các Điều dưỡng viên khuyên bạn nên tiêm ngừa quai bị sớm nhất để có thể phòng ngừa được bệnh và bảo vệ sức khỏe của bạn được an toàn nhất. Vậy bạn đã trả lời được cho câu hỏi bị quai bị nên kiêng gì và ăn gì rồi chứ? Những kiến thức trên hy vọng sẽ giúp bạn xử trí kịp thời khi gặp phải căn bệnh này. Chúc các bạn và người thân luôn khỏe mạnh.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.