Ăn dứa nóng hay mát? Tác dụng của dứa đối với sức khỏe

 20/10/2019 18:28 |  1529 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Khi ăn dứa người ta thường hay có cảm giác nóng trong người chính vì thế nhiều người mặc dù rất thích loại quả này tuy nhiên lại phân vân không biết ăn dứa nóng hay mát. Để có thể giải đáp thắc mắc này cùng theo dõi bài viết đây của chúng tôi các bạn nhé !

Thực hư chuyện ăn dứa nóng hay mát?

Trên thực tế thì dứa chính là loại quả có tính bình và giàu vitamin C cũng như chất xơ. Không chỉ có tác dụng đẹp da mà đây còn là loại quả rất thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Trong quả dứa còn có chứa các enzym thủy phân có khả năng làm mềm thịt. Đặc biệt nó còn giúp tăng mùi vị hấp dẫn cho các món ăn.

Các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng cho biết dứa không nóng ngược lại nó còn có tác dụng:

  • Thanh nhiệt
  • Giải độc
  • Dễ tiêu hóa …

Ngoài ra dứa còn được sử dụng nhiều trong các món ăn hằng ngày như món tráng miệng, nấu canh … Dứa còn có tên gọi khác

Dứa hay còn gọi là thơm, khóm, là loại quả mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Bởi vì trong quả dứa có chứa hàm lượng axit hữu cơ dồi dào, là nguồn cung cấp vitamin C, B1, mangan khá cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng phân tích cho biết rằng, cứ trong 100g dứa có đến 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C, 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 16 mg ca, 11 mg phospho, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ… và rất nhiều các chất quan trọng khác.

an-dua-nong-hay-mat-tac-dung-cua-dua-doi-voi-suc-khoeDứa rất tốt cho sức khỏe

Dứa được chế biến thành nhiều món ăn ngon như dứa xào tim cật, canh chua dứa cá giò, dứa xào thịt bò, trộn gỏi dứa… và rất nhiều món ngon từ dứa. Không chỉ vậy, dứa còn là loại quả tráng miệng, nước ép trái cây ngon ngọt, tươi mát ngày hè. Và một điều tuyệt vời từ quả dứa đó chính là có tác dụng đối với sức khỏe, ăn dứa thường xuyên và đúng cách còn có tác dụng ngăn ngừa, phòng trị được nhiều bệnh tật như:

Lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Dứa không chỉ là quả mát mà nó còn có tác dụng không ngờ tới đối với nền y học hiện tại:

  • Vì dứa có vị chua nên có tính bình được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc đặc biệt là trị táo bón rất tốt
  • Nước ép dứa còn có lợi cho việc tiểu tốt
  • Nếu như bạn súc miệng bằng nước ép dứa sẽ có khả năng trị được chứng viêm họng ngoài ra nó còn có tác dụng hạ sốt.

Tuy nhiên nếu như bạn ăn quá nhiều dứa sẽ để lại những biến chứng không tốt cho sức khỏe:

Vì Dứa có chất bromelain nên có thể gây dị ứng nhẹ với da nếu như bạn ăn quá nhiều. Hơn thế nữa chất này còn làm tăng sự hấp thụ của các chất kháng sinh khiến cho mức độ thuốc trong máu tăng nhanh. Ngược lại nếu như cơ thể nạp quá nhiều chất bromelain có thể sẽ khiến bạn:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Phát ban
  • Dị ứng dứa …

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong quả dứa có chứa chất tyrosine vì thế đối với người đang mắc bệnh liên quan đến u bướu hay hạch nội tiết nếu như mấy ngày trước khi thử máu thì việc tìm u bướu bạn sẽ có kết quả sai lệch. Đặc biệt trên mắt vỏ dứa có chất không tốt cho sức khỏe đó cũng chính là lý do vì sao người ta thường phải gọt dứa cẩn thận và gọt rất kỹ mắt dứa trước khi ăn. Nếu như dứa còn xanh thì bạn không được ăn trực tiếp vì nó sẽ gây ra những kích thích liên quan tới cống họng cũng như hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong quả dứa nếu như bạn ăn nhiều lõi dứa có thể gây búi chất xơ bên trong ruột. Với những nguy hại này cho dù ăn dứa nóng hay mát thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều dứa. Tối đa 1 tuần các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên ăn khoảng 2 quả. Đặc biệt ăn dứa sau mỗi bữa ăn thì còn giúp hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru hơn.

an-dua-nong-hay-mat-tac-dung-cua-dua-doi-voi-suc-khoeNhững lưu ý khi ăn dứa bạn cần phải nhớ

Những lưu ý khi ăn dứa bạn cần phải nhớ

Đối với vấn đề ăn dứa nóng hay là mát và ăn nhiều có tốt không? Chắc hẳn nhiều người đã có câu trả lời rồi chứ. Tuy nhiên đây không phải là suy nghĩ hoàn toàn đúng bởi dứa không phải là loại quả dành cho tất cả mọi người. Và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ăn dứa, chính vì thế khi ăn dứa bạn cần phải lưu ý:

  • Không được ăn dứa khi đói bởi vì các enzym phân hủy trong quả dứa khá mạnh. Nếu như bạn ăn dứa lúc đói sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị tổn thương. Sử dụng về lâu về dài bạn sẽ mắc những bệnh về dạ dày như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày …
  • Phụ nữ mang thai không được ăn dứa vì dứa sẽ kích thích và co bóp tử cung nếu như mẹ bầu ăn nhiều có thể gây đau bụng, sinh non… Rất nhiều trường hợp là sảy thai.
  • Không được ăn dứa khi chưa ngâm qua muối: Hiện nay rất nhiều người có thói quen gọt dứa sau đó ăn luôn chính vì thế sẽ gây rát lưỡi. Để có thể tránh tình trạng này bạn có thể ngâm nước muối trước khi ăn để hạn chế tình trạng này.
  • Không được ăn dứa bị dập nát vì dứa là cây thường mọc sát đất nên môi trường cư trú tạo thuận lợi cho các loại nấm phát triển nếu như không còn nguyên vẹn nấm sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Đặc biệt nếu như ăn dứa nhiễm nấm bạn sẽ dễ bị ngộ độc hoặc nổi mề đay hay mẩn ngứa.
  • Khi bị loét miệng, loét dạ dày không được ăn dứa bởi dứa có tính axit ăn dứa sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Bị huyết áp cao không nên ăn dứa
  • Đặc biệt không được ăn dứa kết hợp với mật ong.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dứa hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi ăn dứa nóng hay mát? Để ăn dứa không bị ảnh hưởng và gây hại cho sức khỏe bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin: Bị gan nhiễm mỡ ăn gì? Nên kiêng gì? để có thêm các kiến thức về y tế. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.