Bùng phát dịch chân tay miệng ở trẻ em tại Quảng Ngãi

 30/11/-1 00:00 |  1526 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Ánh Vũ

Tính đến thời điểm này, tại Quảng Ngãi đã ghi nhận có tới 588 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Số trường hợp bị mắc bệnh so với cùng kỳ năm ngoái tăng hơn 163 trường hợp. Dịch chân tay miệng bùng phát đã khiến cho các bệnh viện tại Quảng Ngãi trở nên quá tải và rất khó khăn trong việc điều trị cho các bệnh nhi.

>> Sử dụng thuốc OTC như thế nào để an toàn với sức khỏe
>> Những sự thật kinh ngạc về bệnh ung thư tuyến tiền liệt
>> Tìm thấy nhiều loại ma túy trong vụ 7 người chết ở lễ hội âm nhạc


Bùng phát dịch chân tay miệng ở trẻ em tại Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi bùng phát bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Theo thống kê trong tuần vừa qua tại bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã có 15 bệnh nhi mắc bệnh chân tay miệng đã nhập viện để điều trị nội trú. Hầu hết tất cả những ca bệnh nhi được chỉ định nhập viện để điều trị nội trú đều là những trường hợp ở mức độ nặng và có nguy cơ gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hiện nay, bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã trở nên quá tải do số bệnh nhi mắc bệnh chân tay miệng tăng đột biến.

Tại khoa Nhi của bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi có 50 giường bệnh nhưng trong những ngày qua đã phải tiếp nhận và điều trị nội trú có 80 bệnh nhi. Trong số đó có tới 2/3 là trường hợp bệnh nhi bị mắc bệnh chân tay miệng.

Phó Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, bác sĩ Trương Thị Thanh cho biết hàng ngày vẫn tiếp nhận thêm rất nhiều trường hợp bệnh nhi mắc bệnh chân tay miệng dẫn đến tình trạng bệnh viện không đủ giường bệnh. Do đó bệnh viện đã phải sắp xếp các bệnh nhi nằm ghép với nhau và bố trí thêm nhiều giường bệnh để đảm bảo nhu cầu điều trị nội trú của các bệnh nhi mắc bệnh nặng.

Số lượng bệnh nhi ngày càng tăng lên, bệnh viện không có đủ giường bệnh để đáp ứng được tất cả những trường hợp bệnh nhi cần phải điều trị nội trú. Quan trong hơn nữa là số lượng bác sĩ hiện nay còn quá ít cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều trị.

Theo thống kê từ đầu năm 2018 đến thời điểm hiện tại của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Quảng Ngãi có tới 588 trường hợp bệnh nhi bị mắc bệnh chân tay miệng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 163 trường hợp. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Quảng Ngãi dự đoán diễn biến của bệnh dịch sẽ diễn biến rất phức tạp từ nay đến thời điểm cuối năm. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc phòng tránh và điều trị bệnh.


Những biểu hiện của bệnh chân tay miệng

Những biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn nhóm Enterovirus gây ra, bệnh có thể lây lan qua đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải căn bệnh này, nếu trong điều kiện thuận lợi căn bệnh này có thể bùng phát thành dịch lớn.

Những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng là: Đau họng, sốt, tổn thương lớp niêm mạc lợi, lưỡi, miệng, da kèm theo những bọng nước xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông và đầu gối…

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm được vắc xin phòng tránh và thuốc đặc hiệu điều trị được căn bệnh này nên rất nhiều trường hợp tuy có diễn biến nhẹ nhưng lại gây ra biến chuyển nặng  dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, chúng ta phải có những biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng. Sau đây, các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM –Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn các bạn một số biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng cho trẻ:

  • Cả người lớn và trẻ em nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, tốt nhất là rửa tay dưới vòi nước đang chảy đặc biệt là khi chế biến đồ ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bồng bế trẻ, sau khi đi vệ sinh và sau khi thay bỉm, thay tã, vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh trong ăn uống: Phải cho trẻ ăn chín, uống sôi, những đồ ăn hợp vệ sinh; tất cả những dụng cụ ăn uống nên tráng nước sôi trước khi sử dụng; nước sinh hoạt hàng ngày nên đảm bảo sạch sẽ, an toàn; không nên mớm đồ ăn cho trẻ; không cho trẻ mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ sử dụng chung khăn tay hoặc những đồ dùng cá nhân với người khác…
  • Thường xuyên lau chùi, vệ sinh đồ chơi của trẻ hoặc những vật dụng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với những trường hợp bị mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị mắc bệnh.
  • Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp nếu trẻ bị mắc bệnh.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.