Hầu hết khắp nơi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đều xảy ra dịch bệnh tay chân miệng, một số nơi có dấu hiệu nặng và lây lan nhanh trên diện rộng.
>>> Trẻ bị tay châm miệng nằm la liệt ở căng tin BV
Những ngày nay, nhiều người dân sinh sống ở Hòa Bình “mất ăn mất ngủ” vì có con/ cháu mắc bệnh tay chân miệng. Đưa cháu ngoại đi bệnh viện, bà Huệ ở khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) tỏ ra lo lắng: Cháu bé tự nhiên nổi phát ban khắp người rồi quấy khóc nhiều kèm theo sốt. Bà sốt ruột đưa bé đi khám nhưng sau một tuần uống thuốc của bác sĩ mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn khiến cả nhà “đứng ngồi không yên”. Tuy cam đã đến lúc cần thu hoạch nhưng vẫn phải có người ở nhà để lo cho cháu.
Số bệnh nhi bị tay chân miệng ở Hòa Bình bỗng tăng nhanh
Nhiều gia đình khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như bà Huệ. Nhà nào cũng lo sợ vì bệnh này chưa từng xảy ra trước đây nhưng năm nay thì xã nào cũng mắc. Đáng nói bệnh diễn biến rất nhanh nhưng hiện chưa có vắc - xin phòng ngừa, chỉ có thể kiểm soát bằng các liệu pháp thường xuyên như: cải thiện điều kiện sống, giữ gìn vệ sinh,...
Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, số trẻ em mắc bệnh tay chân miệng gia tăng đột biến, xảy ra ở 10/11 huyện, thành phố. Ví dụ tại H Cao Phong có 24 ca, H Lạc Thủy có ca, TP.Hòa Bình có 16 ca, 15 ca Yên Thủy, 11 ca Mai Châu... Trong đó có một số ổ dịch lớn như: Dũng Phong, Thung Nai, Bình Thanh, Yên Lập,…
Theo đại diện của trạm Y tế huyện Cao Phong, từ tháng 9 đến nay, trạm tiếp nhận và điều nhiều ca mắc bệnh tay chân miệng. Hầu hết các ca này đều được phát hiện tại nhà, cách ly, đưa đến viện kịp thời. Nguyên nhân được cho là do những ổ dịch từ các năm trước.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ hằng ngày là cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả
"Sau khi có ca bệnh đầu tiên thì chúng tôi thông báo ngay với Trung tâm Y tế của huyện, cho xử lý, vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho các bé tại gia đình đồng thời nhắc nhở cha mẹ tuân thủ quy trình chăm sóc bệnh nhân” ông Vinh – đại diện trưởng trạm Y yế xã Bình Thanh, huyện Cao Phong cho biết.
Tay chân miệng là bệnh do virus truyền nhiễm, có khả năng lây lan qua đường tiêu hóa, thường xuất hiện ở trẻ, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể diễn biến nhanh, nặng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm cơ tim, viêm não - màng não, phù phổi, thậm chí là tử vong. Điều đáng nói, bệnh này dễ nhầm lẫn với những bệnh thường gặp như: loét miệng, nhiệt miệng khiến nhiều phụ huynh chủ quan. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung kiến thức để nhận biết bệnh nhanh chóng, đề phòng những tác hại với sức khỏe cho trẻ. >>> Cách nhận biết bệnh tay chân miệng, tránh nhầm lẫn với bệnh khác.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.