Bùng phát dịch tay chân miệng, trẻ nằm la liệt ở căng tin BV

 26/10/2018 10:42 |  2871 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Ngọc Anh

Bùng phát dịch tay chân miệng khiến căng tin bệnh viện Nhi đồng 1 biến thành phòng bệnh để kịp thời điều trị các ca nhiễm bệnh gia tăng đột biến.

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên báo điện tử vietnamnet, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tăng nhanh. Phòng bệnh hiện tại không đủ buộc lãnh đạo bệnh viện phải cải tạo căng tin ở tầng trệt - nơi vốn dành cho nhân viên Y tế và người nhà bệnh nhân thành 3 phòng bệnh 117, 118 và 119 để điều trị kịp thời cho các bé. Có đến 50 bệnh nhi được điều trị trong ba căn phòng chỉ cách nhau tắm kính chắn và có thể thêm 50 giường nữa nếu trẻ nhập viện tăng lên. Việc biến căng tin thành phòng bệnh chỉ là cách ứng phó tạm thời của bệnh biện Nhi đồng.

tay chân miệng

Căng tin BV biến thành giường bệnh nhi

Hầu hết các ca đều nhập viện trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, được cha mẹ cho uống thuốc tại nhà nhưng hết thuốc lại bị lại, sau đó gia đình mới hốt hoảng ôm con vào bệnh viện. Cũng có nhiều trường hợp, vào bệnh viện được bác sĩ khám và kê đơn thuốc uống cho đến khi các triệu chứng giảm mới xuất viện nhưng về được vài ngày thì các dấu hiệu cũ lại xuất hiện.

Cánh tay yếu ớt, cầm chiếc quạt phẩy phẩy để trông cháu ngủ, bà Lê Thị Nhạn (tên nhân vật đã được đổi), 60 tuổi người Thanh Hóa đang trú ở Củ Chi, TPHCM buồn bã chia sẻ: bé bị sốt cao, ói nhiều, bố mẹ cho uống thuốc nhưng không khỏi nên đưa vào việc cho  bác sĩ khám xem sao. Sau khi điều trị ở bệnh viện được một thời gian, bé đỡ đi nhiều, bác sĩ cũng đồng ý cho xuất viện nhưng về nhà được vài bựa (vài hôm) là lại tái phát. “Gia đình đưa bé vào nhập viện điều trị được 3 ngày là đỡ nhưng đến hôm thứ tư lại thấy phân lỏng mà các nốt ở tay, chân, miệng đỏ rực.”, bà Nam nói. Đi cùng bà Nam có con gái, hai người thay nhau chăm sóc đứa bé và cũng thay nhau tranh thủ chợp mắt ở bệnh viện.

Bà và mẹ thay nhau chăm cháu

Một mình đưa con đi tái khám, chị R ở tỉnh Vĩnh Long cho biết, bé gái nhà chị được 14 tháng tuổi, vừa được bác sĩ cho xuất viện sau 5 ngày điều trị để nhường lại cho bệnh nhi khác nhưng lại nay lại có những triệu chứng ban đầu. Chị kể, lúc ở nhà thấy con bị sốt nên ra hiệu thuốc mua thuốc cho con uống. Hai ngày sau vẫn không khỏi nên nhập viện, lúc đó mới biết mắc bệnh tay chân miệng.

Người mẹ có chăm con bị ốm đang nằm trên chiếc chiếc giữa nền nhà

Sát bên cạnh là giường của bé gái con anh H trú ngụ ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp của bé cũng tương tự như những trường hợp vừa kể trên. Vì tâm lý chủ quan nên mẹ của bé cũng mua thuốc về cho uống.  Sau đó thấy con quấy khóc nhiều và không hạ sốt nên cho vào bệnh viện Nhiệt Đới. Các bác sĩ ở bệnh viện này đồng ý cho bé xuất viện sau 5 ngày điều trị. Tuy nhiên, về nhà được mấy hôm thì bệnh cũ trở lại nên phải cấp cứu ở bệnh viện Nhi đồng 1. Anh đã tạm ngừng công việc hơn 1 tuần nay để lo cho con (vợ đi làm). Anh vừa kể vừa dọn vệ sinh cho con vì bé liên tục đi ngoài phân lỏng.

Bố bỏ việc để chăm con

Hàng loạt ca khác chung hoàn cảnh tương tự

Trả lời phỏng vấn về tình trạng trẻ em mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tại đây, BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1, hiện khoa đang điều trị 140 ca, trong đó có đến hơn 30 ca bị nặng, buộc phải cho thở bằng máy. Trung bình mỗi ngày có hàng chục ca nhập viện, có những ngày lên đến 90 trẻ.

tay chân miệng

Các bác sĩ làm việc hết công suất

Còn về nguyên nhân được bác sĩ lý giải là do đây là thời điểm vào mùa dịch, tháng 10 bắt đầu, từ tháng 11 sẽ giảm và tháng 12 lại tăng. Đó là chu kì bệnh tay chân miệng, nếu có biện pháp phòng ngừa tốt thì có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh còn nếu không thì dịch sẽ lan sang hết tất cả các bé thì mới ngừng. Hiện nay tuy đã có vắc xin phòng ngừa nhưng người dân chưa chủ động còn các cán bộ Y tế còn nhiều thiếu sót trong việc tuyên truyền ý thức bảo vệ sức khỏe đến cho người dân.

Không chỉ bệnh viện Nhi đồng mà theo báo cáo của trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, số ca mắc bệnh trung bình mỗi tuần là 20 và ngày càng tăng lên. Hiện, có đến 111 trường hợp của 24 quận trong TP bị mắc bệnh sởi, nhiều nhất là trẻ ở quận Thủ Đức, Tân Phú, quận 12 và quận Bình Tân.

Nguồn: caodangduoctphcm.org.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.