Dịch tay chân miệng đang gia tăng nhanh và không có dấu hiệu thuyên giảm do biểu hiện của bệnh có nhiều điểm khá giống so với các bệnh thông thường nên cha mẹ thường chủ quan, không đưa con đi khám kịp thời dẫn đến bệnh diễn biến nặng hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, cần phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác để tránh những hậu quả đáng tiếc.
>>> Bùng phát dịch tay chân miệng, trẻ nằm la liệt ở căng tin BV
>>> Bùng phát dịch chân tay miệng ở trẻ em tại Quảng Ngãi
Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Tình trạng quá tải bệnh nhi tay chân miệng không còn xa lạ ở các bệnh viện trong những ngày qua, thậm chí có nơi phải cải tạo căng tin thành giường bệnh để kịp thời cứu chữa cho các cháu. Theo thông tin từ lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, có đến 50 ca mắc bệnh mỗi tuần; đến thời điểm này lên đến 1600 ca (tính từ đầu năm đến nay), tăng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có hơn 770 bệnh nhi nhập viện, trong đó có nhiều trường hợp bị biến chứng nặng đến tim, não, phổi, cao hơn nhiều lần so với mọi năm. Tại BV Việt Nam - Cuba, Trưởng khoa Nhi, TS Nguyễn Thị Anh Xuân trả lời trung bình bệnh viện tiếp nhận 10 ca mắc bệnh trong khi cách đó 1 tháng thì chỉ có khoảng 3 ca. Trước đó, theo trang tin tức của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, có hàng chục ca nhập viện mỗi ngày, đỉnh điểm có ngày lên đến 90 trẻ. Nếu tính chung cả nước, từ đầu năm đến nay đã có gần 54.000 trường hợp mắc tay chân miệng, 6 trường hợp thiệt mạng tại các tỉnh phía nam. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì có nhiều nhưng nguyên nhân phổ biến là cha mẹ chủ quan, tự điều trị ở nhà đến khi nặng rồi mới đưa con tới bệnh viện. Vì vậy, phụ huynh cần bổ sung kiến thức để nhận biết bệnh và đưa con đi khám chữa kịp thời.
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cơ thể sẽ có các biểu hiện na ná với bệnh khác như: thủy đậu, loét miệng hoặc nhiệt miệng. Các phân biệt như sau:
Theo bác sĩ, trong những trường hợp này, phụ huynh nên kiểm tra các vệt đỏ có lan ở lòng bàn chân, tay, mông của trẻ không. Nếu có thì chính là biểu hiện của bệnh tay chân miệng, thường gặp ở độ tuổi từ 2 – 6. Căn cứ vào độ tuổi của trẻ cũng là cách để phân biệt virus tay chân miệng với các loại virus khác.
Bệnh tay chân miệng do virus nhiễm trùng cấp tính gây ra qua đường hô hấp, tiêu hóa và dễ phát triển thành dịch bệnh.Các triệu chứng ban đầu là sốt cao, đau viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy cấp, trẻ mệt mỏi, chán ăn, hay quấy khóc. Sau đó, các vết loét phát triển trong miệng của trẻ, tiếp theo là các nốt phát ban ở bàn tay và bàn chân.
Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu dưới đây, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.
Điều trị bệnh tay chân miệng càng sớm càng tốt
Hiện nay, Y học chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng mà chủ yếu là thực biện các biện pháp để hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng. Tốt hơn cả là cha mẹ cần có kiến thức để phòng bệnh cho con. Một số lưu ý khi phòng bệnh tay chân miệng là:
Hình ảnh cha mẹ vật mờ ôm con nằm ở bệnh viện: hành lang là nhà, chiếu là giường,...đã trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi của nhiều người, nhất là những gia đình có con nhỏ. Bởi bệnh do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra, và rất dễ lây lan thành dịch bệnh, thậm chí nó lây sang tất cả các trẻ rồi mới dừng. Vì vậy, hiểu biết bệnh để đề phòng cho con là trách nhiệm và nghĩa vụ của các bậc làm cha làm mẹ.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.