Sau hai năm điều trị tiêm hormone tăng trưởng một bé trai 13 tuổi đã phát triển chiều cao từ 1,32 m lên đến tận 1,61m, tức là tăng hơn tận 29 cm.
Chị Hương có một người con trai gặp phải tình trạng thấp hơn bạn bè trang lứa rất nhiều với chiều cao chỉ ở mức 1,32 m. Vì thế chị đưa con mình đi khám dinh dưỡng một thời gian dài nhưng không có tiến triển. Cho đến năm 13 tuổi, bé trai bắt đầu được thực hiện điều trị bằng hormone tăng trưởng ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Và kết quả thật bất ngờ, sau hai năm điều trị, bé đã cao lên tận 29 cm.Tăng 29cm trong vòng 2 năm
Bác sĩ điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết mức tăng chiều cao vượt bậc này là sự kết hợp giữa tiêm hormone tăng trưởng và sự phát triển của tuổi dậy thì.
➤TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC CHÍNH QUY CHỈ CẦN TỐT NGHIỆP THPT
Một bé trai đã tăng được 29 cm sau hai năm điều trị tiêm hormone
Theo đó, khi sử dụng phương pháp này, trong mấy năm đầu, các bé sẽ tăng từ 8 đến 12cm và sang đến năm thứ hai thì đạt mức tăng từ 75-80% so với năm đầu. Mức tăng chiều cao ở những năm sau sẽ giảm hơn.
Bệnh chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng tương đối hiếm nên nhiều người vẫn chưa có nhận thức cao để nhận biết và kiểm soát. Khi trẻ mắc bệnh này với biểu hiện thấp bé hơn bạn bè cùng trang lứa, đưa đi khám tổng quát có thể được chẩn đoán là không có bệnh lý, suy dinh dưỡng.
Nhiều phụ huynh khi thấy con mình thấp bé, cũng cho bé ăn uống đủ chất, uống sữa, chơi thể thao thường xuyên. Nhưng khi bé mắc bệnh này rồi thì rất khó tăng chiều cao với những biện pháp thông thường.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên đo chiều cao cho trẻ định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần và vẽ biểu đồ tăng trưởng theo mẫu của WHO. Theo đó, nếu mức chiều cao < -2SD hoặc tốc độ tăng trưởng ≤ 2cm trong 6 tháng có nghĩa là bé đang gặp dấu hiệu bất thường.
Khi đó, nếu sau khi đi khám tổng quát mà bé vẫn được xác định là không có bệnh lý, không suy dinh dưỡng thì phụ huynh vẫn cần cho bé thực hiện khám các bệnh lý về nội tiết, bệnh thiếu hormone tăng trưởng gây ảnh hưởng đến chiều cao.
Quy trình xét nghiệm bào gồm chụp X-quang xương bàn tay trái, thực hiện xét nghiệm máu cần thiết, chụp MRI sọ não. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị và theo dõi.
Với những trẻ gặp tình trạng thiếu hormone tăng trưởng, phụ huynh sẽ nhận thấy được sự chậm phát triển cơ thể của con em mình. Ngoài ra, bệnh này còn có thể gây ra nguy cơ gãy xương và bệnh tim mạch.
Nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì đến tuổi trưởng thành chiều cao của trẻ sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức chiều cao cuối cùng trẻ có thể đạt được. Sử dụng hormone tăng trưởng còn được chỉ định trong điều trị các hội chứng khác.
Hiện nay, nhiều bệnh viện đã thực hiện tầm soát chiều cao miễn phí
Để việc điều trị có hiệu quả, trẻ cần được sử hormone tăng trưởng đúng thời điểm, đúng liều. Thời gian điều trị phù hợp là từ 4-13 tuổi. Đây là thời điểm mà các các sụn xương của trẻ đóng lại. Hormone tăng trưởng được đưa vào cơ thể trẻ bằng đường tiêm, vì vậy phụ huynh cần tiêm thuốc cho trẻ đều đặn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trên thực tế, khi thấy trẻ có hiện tượng thấp còi, cha mẹ sẽ thường suy nghĩ rằng con mình bị thiếu dinh dưỡng. Không ít phụ huynh đã tự ý cho trẻ bổ sung canxi, các loại thuốc tăng chiều cao mà không đưa trẻ đi khám để được tư vấn. Điều này không những không tăng được chiều cao mà còn gây ra những hậu quả cho trẻ.
Theo thống kê, từ năm 2017 trở đi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã tầm soát được 550 trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, trong đó có 31 trường hợp được chỉ định điều trị.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp từ Vnexpress và VietTimes
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.