Thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Dược đang là nỗi lo của ngành Y tế nói riêng và của xã hội nói chung. Vậy tình trạng này đang diễn ra như thế nào, nguyên nhân và giải pháp ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Dược
Theo thống kê vào năm 2015 do Cục quản lý dược cung cấp, thì tỉ lệ Dược sĩ trên cả nước chỉ đạt 2,2/10.000 người. Số liệu này cho thấy nguồn nhân lực nước ta đang bị thiếu hụt trầm trọng và chưa thể đáp ứng đủ được nhu cầu chăm sóc, khám, chữa bệnh của người dân. Trên thực tế, các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài đều đang cần một số lượng lớn nhân sự ngành Dược.
Tình trạng thiếu thốn nhân lực ngành Dược được lại càng báo động hơn ở các vùng sâu, vùng xa hoặc các bệnh viện, cơ sở y tế ở các địa phương và tuyến dưới.
Nguồn nhân lực ngành Dược đang bị thiếu hụt
Dân số Việt Nam cũng như thế giới đang già đi cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người ngày càng tăng một cách chóng mặt. Vì thế nguồn nhân lực ngành Dược vốn đã chưa đáp ứng đủ nay lại càng thiếu hụt trầm trọng.
Một nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nguồn nhân lực ngành Dược ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được trình độ, chuyên môn nên có những trường hợp sinh viên tốt nghiệp hoặc theo học các cơ sở đào tạo Y Dược khi ra trường không đủ năng lực tại các bệnh viện và cơ sở y tế.
Phân bố nguồn nhân lực ngành Dược ở nước ta đang có xu thế nghiêng về các đơn vị sản xuất và kinh doanh Dược phẩm. Những khối cơ quan hành chính, sự nghiệp, bệnh viện, trung tâm y tế, viện nghiên cứu và các cơ sở Y tế thu hút được ít nguồn lực ngành Dược hơn. Theo đó, ở Việt Nam, nhân lực dược có trình Độ đại học trở lên chỉ chiếm 19% (trong đó có 1,73% trình độ Thạc sĩ, 1,21% trình độ tiến sĩ Dược Học). Ngoài ra thực trạng còn cho thấy sự mất cân đối trong phân bố nguồn lữ giữa các tuyến quản lý.
Tình trạng tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực ngành Dược gây khó khăn cho công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân và đặt nhiều câu hỏi cho Bộ Y tế về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, thực trạng này lại mở rộng cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học ngành Dược. Trong khi các sinh viên theo học các ngành khác lo sợ nguy cơ thất nghiệp sau khi ra trường, thì sinh viên ngành Dược lại có thể lựa chọn việc làm một cách đa dạng.
Tình trạng báo động về việc khan hiếm nguồn nhân lực của ngành Dược cũng như toàn ngành Y tế khiến nhà nước phải khẩn trương đưa ra nhiều biện pháp, chính sách đồng bộ. Biện pháp được cho là hữu hiệu và thiết thực nhất đó là nâng cao chất lượng tại các cơ sở đào tạo bao gồm các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược trên địa bàn toàn quốc.
Nhà nước tập trung nâng cao chất lượng tại các cơ sở đào tạo ngành Dược
Theo quy định, đến năm 2021, toàn bộ các cơ sở y tế chỉ tiến hành tuyển nhân lực ngành Y Dược với những người có trình độ Cao đẳng trở lên. Các cơ sở đào tạo cũng được chú trọng xây dựng và phát triển, nhiều trường được tăng chỉ tiêu và mở thêm ngành cũng như đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo cho quá trình học.
Ngoài ra, Nhà nước cũng tập trung chú trọng vào các trường Đại học trọng điểm quốc gia và nâng cao chất lượng đào tạo vào các trường Cao đẳng như trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
Việc đầu tư ngân sách được nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư ngân sách nhằm nâng cao cơ sở đào tạo Y dược một cách toàn bộ và kịp thời, bền vững để từ đó có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành Dược, hoàn thành chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe cho người dân vào năm 2020.
Số lượng hàng nghìn sinh viên Y Dược tốt nghiệp mỗi năm vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực hiện đang bị thiếu hụt trầm trọng khi mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chất lượng đời sống ngày một tăng cao.
Theo đó, Bộ Y tế có kế hoạch phát triển nhân lực của trong hệ thống khám – chữa bệnh giai đoạn từ 2015 - 2020 với chỉ tiêu cần bổ sung 10.887 dược sĩ trình độ Đại học và 83.851 dược sĩ trình độ Điều dưỡng. Kế hoạch này sẽ mở rộng cơ hội việc làm cho những thí sinh có nguyện vọng theo học ngành Dược.
Ngoài ra, ngành Y tế cũng có mục tiêu phấn đấu để nhân lực trong khu vực ngoài công lập đạt tỉ lệ 10% tổng nhân lực khám – chữa bệnh. Điều đó khuyến khích các bệnh viện tư nhân ra đời và xây dựng chất lượng dịch vụ cao, tạo ra số lượng việc làm đáng kể cho sinh viên ngành Dược đủ năng lực.
Sinh viên cần lưu ý rằng đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ được đánh giá là những loại hình đào tạo giúp đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên nhằm phục vụ cho việc đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời nhu cầu thực tế chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Vì vậy mà sau khi học ngành Dược hệ Trung cấp, sinh viên hoàn toàn có thể theo học chương trình liên thông lên hệ Cao đẳng.
Tuy rằng cơ hội nghề nghiệp ngành dược đang rộng mở, sinh viên theo học ngành Dược phải cần rèn luyện, nâng cao năng lực để có được công việc phù hợp theo nguyện vọng sau khi ra trường. Cụ thể, Dược sĩ cần trang bị cho mình những điều sau:
Có đam mê, yêu và tâm huyết với nghề
Bài viết trên đây chắc hẳn đã phân tích rõ cho các bạn tình trạng nguồn nhân lực ngành Dược hiện này cũng như những cơ hội việc làm trong tương lai. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các thí sinh có thể đi đến được quyết định xét tuyển trong mùa tuyển sinh sắp tới.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.