Ngoài trị huyết áp cao, furosemide còn có những tác dụng gì?

 20/02/2019 17:26 |  1320 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Có lẽ ai cũng biết đến công dụng của thuốc furosemide trong việc điều trị bệnh huyết áp cao nhưng ít ai thuốc này còn được nhân dân tin dùng để chữa chứng phù nề do bệnh suy tim, gan, thận gây ra.

>>> Cách điều trị bệnh tăng huyết áp không cần dùng thuốc

>>> Một loại thuốc chữa huyết áp cao bị thu hồi vì chứa chất gây ung thư?

furosemide là thuốc gì?

furosemide dạng viên

Cơ chế hoạt động của thuốc này là làm giảm lượng nước trong cơ thể từ đó cải thiện các chứng sưng các bộ phận trên cơ thể, nhất là tay, chân, mặt...và triệu chứng khó thở. Đặc biệt nó điều hòa huyết áp xuống mức bình thường, ngăn chặn các cơn đau tim, đột quỵ hay các vấn đề về thận khác.

Nó còn được biết đến nhờ khả năng lợi tiểu giúp bạn đi tiểu nhiều hơn, tránh được hiện tượng tích nước cũng như muối và các khoáng chất khác. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng cho bệnh nhân có nồng độ canxi trong máu cao.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc furosemide

Cách dùng

Uống thuốc furosemide đúng theo lời khuyên của các bác sĩ hay dược sĩ; có thể uống kèm hoặc không kèm với thức ăn, sữa, nước ép trái cây,...Lời khuyên bổ ích từ  Dược sĩ Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là nên uống trước khi đi ngủ cách khoảng 4 giờ để tránh cảnh phải dậy đi tiểu lúc ban đêm.

Mọi người nhất định phải tuân thủ đúng liều mà bác sĩ đã kê; tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều khi chưa được sự đồng ý của họ. Trường hợp quên liều thì có thể bỏ qua liều đó và uống tiếp liều đúng với giờ quy định (nếu nhớ ra sớm thì có thể uống ngay); không được uống hai liều cùng lúc để bù lại lần mình quên. Nếu vô tình uống liều quá cao thì hãy gọi tới trung tâm cấp cứu theo số điện thoại 115 hoặc nhờ người thân chuyển đến bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh gần nhất lúc đó.

Nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng; không uống khi thấy thuốc đã hết hạn hay đã chuyển màu. Để nhớ giờ uống thuốc, nên đặt báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở còn khi cảm thấy khỏe rồi vẫn nên dùng tiếp cho hết liều đã kê. Bởi thông thường những người bệnh huyết áp cao thường không có những biểu hiện rõ ràng.

Nếu đang uống  Sucralfate, colestipol, cholestyramine trong thời gian dùng thuốc này thì hãy sử dụng cách nhau ít nhất là hai giờ; thông báo cho bác sĩ ngay sau khi thấy huyết áp tăng hoặc giảm quá nhanh.

Liều lượng

Những thông tin sẽ được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ hay các nhân viên Y tế vì điều này phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ nặng nhẹ, cơ địa hấp thu thuốc của mỗi người.

Liều dùng thuốc furosemide thông thường cho người lớn mắc chứng khó tiểu:

  • Đường uống: ban đầu uống khoảng từ 20 - 80 mg sau đó tăng lên để đạt hiệu quả nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đường tiêm: có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 10 - 20mg/ lần trong vài phút. Sau 2 giờ có thể tiếp tục lặp lại nếu không đủ phản ứng. Sau đó nếu thấy vẫn không đủ phản ứng, liều cuối cùng được áp dụng có thể lên đến 40mg cho đến khi đạt được hiệu quả tốt. Có những trường hợp hiếm, liều dùng có thể lên đến 200mg.
  • Tiêm tĩnh mạch liên tục: 0,1mg/ kg như liều ban đầu sau đó gấp đôi liều, tối đa chỉ đến 0,4mg/kg/giờ.

Điều trị bệnh suy tim sung huyết: với đường uống thì liều khởi đầu dùng từ 20 - 80mg sau đó có thể tăng lên; tối đa là 600mg/ ngày. Với đường tiêm thì dùng 10 - 20mg/ lần trong khoảng 1 đến 2 phút rồi lặp lại tương tự nếu sau 2 giờ vẫn không thấy phản ứng gì. Cuối cùng nếu vẫn chưa đủ phản ứng thì tiếp tục nâng lên đến 40mg cho đến khi thấy có tác dụng lợi tiểu. Đối với liều tiêm tĩnh mạch liên tục thì cứ 1kg cân nặng dùng 0,1mg thuốc sau 2 giờ có thể gấp đôi liều, tối đa là 0,4mg.

Trường hợp người lớn bị bệnh phù nề hay bệnh cao huyết áp, đường tiết niệu, phù phổi, suy thận, cấy ghép thận đều có thể dùng với liều tương tự như bệnh suy tim sung huyết.

Đối với người điều trị triệu chứng canxi trong máu cao, dùng 10 - 40mg chia làm 4 lần/ ngày đối với đường uống hoặc tiêm 20 - 100mg trong vài phút, cách nhau 2 giờ.

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh: liều lượng tùy thuộc vào cân nặng cũng như chiều cao của trẻ. Để đảm bảo an toàn, chính xác thì phụ huynh cần tham vấn kỹ ý kiến của các bác sĩ trước khi quyết định cho con dùng thuốc này.

furosemide có tốt không?

furosemide dạng dung dịch dùng để tiêm

Khi dùng furosemide, bạn có thể gặp những phản ứng bất lợi nào?

Dược sĩ Hoàng Minh - Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch lưu ý tác dụng phụ của thuốc furosemide mọi người có thể gặp trong quá trình dùng thuốc chữa bệnh như sau:

  • Phát ban toàn thân, nhất là ở vùng mặt kèm theo sưng
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Tai bị ù, thính lực bị suy giảm
  • Chán ăn, ngứa, nước tiểu và phân đậm màu
  • Vàng da, nhất là vùng mắt
  • Cân nặng giảm nhanh không rõ lý do
  • Mệt mỏi, đau nhức, tê tái
  • Có vài người lại tăng cân chóng mặt, phù nề, ít đi tiểu thậm chí cả ngày không đi tiểu lần nào
  • Ngực bị đau, họng bị rát, ho nhiều, kèm theo sốt
  • Bầm tím, dễ chảy máu, nhịp tim nhanh chậm không đều, mất khả năng tập trung
  • Lượng Kali và canxi thấp, người bệnh có cảm giác bủn rủn, chân tay mềm yếu, cơ bị căng hoặc co, phản xạ quá mức, đứng không vững.
  • Da bị dị ứng gây bong tróc và phồng rộp

Những tác dụng ngoại ý hiếm gặp:

  • Táo bón, tiêu chảy, có dấu hiệu đau, viêm loét dạ dày
  • Hoa mắt chóng mặt, mất ngủ
  • Ngất xỉu,...

Không phải người nào cũng mắc những tác dụng không mong muốn kể trên. Có thể còn nhiều biểu hiện khác chưa được liệt kê. Vì thể, khi thấy cơ thể có gì không bình thường thì ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ biết để chuyển hướng điều trị kịp thời.

Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc furosemide

Hãy nói cho bác sĩ trước khi dùng thuốc furosemide nếu:

  • Bị dị ứng với thành phần của thuốc này hoặc hay bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc, hóa chất khác, lông động vật, thức ăn lạ,...
  • Có vấn đề về sức khỏe và đang sử dụng loại thuốc nào đó để điều trị, nhất là những thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt như aspirin hay thuốc chứa corticosteroid như: (ví dụ, prednisone), digoxin (lanoxin), indomethacin (indocin), lithium (eskalith, lithobid), thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Còn nếu đang uống cholestyramin hay colestipol thì khi dùng thuốc này phcách nhau ít nhất là 1 giờ.
  • Có vấn đề về sức khỏe, nhất là bị bệnh gan, thận, gout, tiểu đường
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang có ý định mang thai hay những phụ nữ đang cho con bú. Riêng những người trước đó có quan hệ tình dục không an toàn, hãy thử thai để chắc chắn hơn.
  • Nếu đang phẫu thuật hoặc dự định sẽ phẫu thuật kể cả phẫu thuật nha khoa.

Những trường hợp không được dùng thuốc

Chống chỉ định của thuốc furosemide với những bệnh nhân sau:

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Hôn mê sâu, vô niệu, suy thận
  • Nguy cơ với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: mặc dù vẫn chưa có tài liệu nào chỉ rõ những rủi ro khi uống thuốc trong thời thai kỳ, nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và các nguy cơ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Furosemide là vấn đề đáng lưu tâm vì có những loại thuốc không thể chùng chung vì rất nguy hiểm. Bài viết này không chỉ ra hết những loại thuốc đó nhưng sẽ liệt kê những loại chủ yếu rất dễ làm giảm khả năng hấp thu hay tăng các tác dụng có hại nếu dùng chung với thuốc này như sau:

  • Cisplatin (Platinol); Cyclosporine (Neoral, Gengraf, Sandimune);
  • Lithium (Eskalith, Lithobid); Axit ethacrynic (Edecrin);
  • Methotrexate (Trexall, Rheumatrex,);
  • Kháng sinh như amikacin (Amikin, cefprozil (Cefzil), cefdinir (Omnicef), cephalexin (Keflex), gentamicin (Garamycin), cefuroxim (Ceftin), neomycin (Mycifradin, Kanamycin (Kantrex) Neo fradin, Neo tab), tobramycin (Nebcin, Tobi); streptomycin;
  • Thuốc có tác dụng nhuận tràng ( magnesia, Metamucil, colace, muối Epsom, Dulcolax, Senna,...);
  • Phenytoin (Dilantin);
  • Thuốc điều trị bệnh tim, huyết áp như azepril (Lotensin), amiodarone (Pacerone, Cordarone,),  ben, eprosartan (Teveten), candesartan (Atacand), irbesartan (Avapro, enalapril (Vasotec), lisinopril (Prinivil, Zestril) Avalide), olmesartan (Benicar), losartan (Cozaar, Hyzaar), ramipril (Altace), quinapril (Accupril), valsartan (Diovan), telmisartan (Micardis),...
  • Salicylates như Disalcid, Aspirin, Dolobid, Pills doan, Tricosal, Salflex,...
  • Steroid như: Prednisone,...

Tốt nhất trước khi đi khám hãy liệt kê danh sách những loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ biết, kể cả những loại thuốc kê đơn, không kê đơn hay những thảo dược tự nhiên. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt mà bác sĩ đã thiết kế riêng đồng thời từ bỏ thuốc lá, rượu bia vì chúng rất có hại cho sức khỏe.

Tình trạng sức khỏe hiện tại cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dùng thuốc. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu:

  • Mắc chứng thiếu máu;
  • Viêm bàng quang hay có vấn đề về tiểu tiện
  • Thường xuyên bị mất nước
  • Mắc các bệnh như gout, đái tháo đường
  • Suy giảm thị lực
  • Hạ huyết áp;
  • Tăng acid uric máu;
  • Nồng độ clo, canxi, kali trong máu thấp;
  • Hạ magie huyết;
  • Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Hạ Natri trong máu;
  • Dung tích máu thấp;
  • Bệnh gan, thận nặng
  • Ù tai;

Tất cả những thông tin về thuốc Furosemide vừa chia sẻ trên đây chỉ nên để tham khảo, không nên áp dụng giống hoàn toàn vì tình trạng bệnh của mỗi người một khác. Hãy luôn luôn hỏi ý kiến của các bác sĩ trước khi quyết định dùng bất kỳ loại thuốc gì.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.