Điều dưỡng Viên cần tìm hiểu và nắm rõ cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp để giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
>>> Điều kiện mở nhà thuốc Tây và chiến lược kinh doanh hiệu quả
>>> Mách nhỏ những cách giảm cân sau sinh nhanh cho các mẹ
Trước khi đi vào nội dung chính: cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về bệnh, triệu chứng, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.
Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Tăng huyết áp nghĩa là chỉ số huyết áp cao hơn người bình thường (90/60 mmHg – 139/89 mmHg). Khi chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên thì gọi là huyết áp cao. Tất nhiên, các chỉ số vẫn có thể thay đổi một chút tùy thộc vào cơ địa từng người, giới tính và độ tuổi. Bệnh tăng huyết áp là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi.
Có hai nhóm tăng huyết áp là nguyên phát và thứ phát: Nguyên phát thường là do di truyền, tuổi tác, điều kiện sống, …Còn thứ phát là do biến chứng của các bệnh khác gây ra như: bệnh thận, bệnh tim mạch, thiếu hụt vitamin, tăng hồng cầu, nhiễm độc thai nghén, bệnh thần kinh,…
Có rất nhiều cách để đề phòng bệnh huyết áp. Đó là theo dõi huyết áp, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, ăn ít muối, tăng cường thể dục thể thao, giảm cân nếu thân hình quá khổ.
Bệnh tăng huyết áp nếu để nặng, không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh suy thận và suy tim, tai biến mạch máu não, các bệnh về mắt, giảm tuổi thọ, tăng tỷ lệ tàn tật, tăng nguy cơ tử vong.
Việc sớm phát hiện bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát trở nên đơn giản hơn. Thông thường bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp đặc biệt với người bệnh tăng huyết áp thứ phát.
Bước 1: Thu thập thông tin
Tiếp đón bệnh nhân, quan sát và đặt nhiều câu hỏi khéo léo để thu thập được nhiều thông tin từ người bệnh. Đã bị tăng huyết áp bao giờ chưa? Đã bao giờ bị liệt hay yếu tay chân chưa? Có hay nhức đầu hay khó nhìn không? Có bị bệnh thận trước đây không? Nhìn xem bệnh nhân béo hay gầy, tình trạng phù nề như thế nào,…
Song song với đó, Điều dưỡng Viên cần kiểm tra hồ sơ bệnh án, các loại thuốc đã dùng trước đây, chẩn đoán và lên phác đồ điều dưỡng, phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Một điều không thể thiếu ở bước này là đo dấu hiệu sống, trong đó huyết áp là dấu quan trọng nhất, đo huyết áp nhiều lần trong ngày. Phải chú ý đến cả huyết áp tối đa và tối thiểu. Ngoài ra cần chú ý các dấu chứng khác như: tình trạng suy tim, số lượng nước tiểu, tình trạng phù…
Các giai đoạn chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Giai đoạn 2: Tiến hành chăm sóc bệnh nhân
Người chăm sóc cần có thái độ cảm thông, sẻ chia, ân cần với bệnh nhân, thông qua những hành động cụ thể. Quan trọng hơn cả là Điều dưỡng Viên cần làm cho người bệnh hiểu được tăng huyết áp là gì, các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp như thế nào, có thể gây ra những biến chứng gì, cách điều trị ra sao. Trong những cách điều trị cần nhấn mạnh cho người bệnh biết chữa bệnh huyết áp là một quá trình lâu dài, không thể khỏi trong thời gian ngắn, khẳng định vai trò của bệnh nhân trong điều trị tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, người làm nghề Điều dưỡng cũng cần cung cấp một số thông tin về các loại thuốc điều trị tăng huyết áp trên thị trường, chế độ ăn uống, chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp trên cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó nếu có. Chỉ khi giữa hai bên hiểu nhau thì mới mong có sự đồng cảm, hợp tác để bệnh tình nhanh chóng phục hồi. Cụ thể những cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp cơ bản như sau:
Giai đoạn 3: Đánh giá quá trình chăm sóc
Mục tiêu của việc chăm sóc là không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng; biết cách hạn chế và bớt được các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc; biểu về bệnh tăng huyết áp; tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện.
Sau một thời gian chăm sóc, cần đánh giá xem bệnh nhân đã phục hồi được bao nhiêu phần trăm so với tình trạng ban đầu, rút kinh nghiệm từ những việc làm sai sót, bổ sung những kế hoạch mới hoặc chuyển hướng điều trị nếu phương pháp cũ không hiệu quả.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp chi tiết không chỉ hữu ích cho những Điều dưỡng Viên mà còn đối với những người bình thường, giúp đề phòng hoặc chăm sóc người thân khi không may mắc bệnh.
Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.