Thuốc Cefuroxim điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

 28/11/2018 10:42 |  3865 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Cùng thuộc nhóm thuốc kháng sinh, nhưng thuốc Cefuroxim có công dụng điều trị bệnh hữu hiệu hơn so với các loại thuốc khác. Muốn biết cụ thể thuốc được điều trị bệnh gì thì theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

>>> Thuốc kháng sinh Azithromycin nên sử dụng trọng những trường hợp nào?

 

Cefuroxem có tác dụng gì

Thuốc Cefuroxem 500mg

Tác dụng của thuốc kháng sinh Cefuroxim

Thuốc Cefuroxim được bán khá rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Nó thuộc nhóm thuốc kháng sinh, gồm dạng tiêm (muối Natri) và dạng uống (axetil este).

Hàm lượng của các dạng thuốc

Dạng thuốc uống: Cefuroxim axetil

  • Dung dịch: 250 mg/5 ml ;125 mg/5 ml,
  • Viên nén: 250 mg, 500 mg, 125 mg,

Dạng thuốc tiêm: Cefuroxim natri

Lọ 250 mg, 750 mg hoặc 1,5 g bột pha tiêm.

Các hoạt chất trong thuốc có tính kháng khuẩn, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Ngoài ra, các thành phần trong thuốc còn có khả năng tiêu diệt mầm mống gây bệnh khác.

Chỉ định dùng thuốc

Dạng uống:

  • Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc Cefuroxim axetil để chữa các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai, xoang, avidan, viêm họng,…do vi khuẩn từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.
  • Thuốc cũng được dùng để chữa viêm đường tiết niệu, viêm da hay các triệu chứng nhiễm khuẩn khác.
  • Thuốc còn được sử dụng để điều trị bệnh sốt phát ban đỏ do Borrelia burgdorferi gây ra.

Dạng tiêm:

  • Công dụng của thuốc tiêm Cefuroxim natri cũng khá tương tự như dạng uống, đó là giúp cơ thể kháng khuẩn, từ đó điều trị thành công bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ho, cảm cúm, kể cả bệnh viêm phổi.
  • Thuốc tiêm được dùng trong điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm màng não.
  • Đặc biệt, thuốc được chỉ định dùng để đề phòng lây nhiễm vi khuẩn trước khi phẫu thuật.

Chống chỉ định dùng thuốc Cefuroxim

Những trường hợp không nên sử dụng thuốc:

  • Bệnh nhân từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin; beta-lactam; penicillin hay một số loại thuốc khác;
  • Những người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Những người có vần đề về thận: tuy thuốc ít gây tác dụng lên thận nhưng để đảm bảo an toàn hiệu quả thì trươc khi quyết định dùng thuốc vẫn cần kiểm tra thận. Các bác sĩ cũng rất thận trọng khi kê đơn thuốc này với những thuốc lợi tiểu vì ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của thận.

Cefuroxem có tốt không

Có nên sử dụng thuốc Cefuroxim cho trẻ em không?

Tác dụng không mong muốn của thuốc Cefuroxim

Sử dụng thuốc uống kháng sinh như Cefuroxim bạn có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn như:

  • Tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa
  • Phát ban sần sùi; sốc phản vệ, nhiễm nấm
  • Đau rát hoặc có thể bị viêm tại nơi đặt mũi tiêm, buồn nôn, nôn

Những liệt kê đó có thể chưa hết các tác dụng phụ của thuốc. Khi gặp những phản ứng bất lợi thì phải ngưng sử dụng thuốc ngay và báo cho bác sĩ biết để tìm biện pháp xử lý kịp thời.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc an toàn hiệu quả

Cách dùng

Bạn có thể dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch, nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.

Liều lượng

Mỗi bệnh nhân tuy cùng triệu chứng nhưng liều lượng thuốc có thể khác nhau. Vì vậy, những thông tin dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ hoặc chuyên gia Y tế.

Liều thuốc cefuroxime thông thường cho người lớn

  • Điều trị bệnh viêm phế quản: Uống: 250-500mg/ ngày, chia làm 2 lần hoặc tiêm: 750mg – 1,5g, chia thành 2 – 3 lần/ ngày, dùng trong vòng từ 5 – 10 ngày;
  • Điều trị bệnh viêm bàng quang: Uống 250mg/2 lần/ ngày hoặc tiêm: 750mg/ ngày, từ 2 – 3 lần/ ngày, dùng trong vòng 1 tuần
  • Điều trị bệnh viêm nắp thanh quản: tiêm 1,5 g/ 2 – lần/ ngày, trong vòng 7 – 10 ngày.
  • Điều trị nhiễm trùng khớp: tiêm 1,5g/ ngày chia thành 2 – 3 lần , dùng trong vòng 3 – 4 tuần, trường hợp nặng thì có thể dùng trong 6 tuần.
  • Điều trị bệnh Lyme: Uống: 500mg/ 2 lần/ ngày; dùng trong 20 ngày
  • Điều trị viêm màng não: tiêm 1,5g/ 2 lần/ ngày; dùng trong 2 tuần
  • Điều trị bệnh viêm xương tủy: tiêm 1,5g/ ngày chia thành 2 – 3 lần, dùng trong vòng 4 – 6 tuần nếu nặng thì có thể kéo dài thời gian lên đến 2 tháng.
  • Điều trị viêm tai giữa: uống 250mg/ ngày chia thành 2 – 3 liều; dùng thuốc Cefuroxime trong 10 ngày
  • Điều trị viêm phúc mạc:  tiêm 750mg đến 1,5 g, từ 2 – 3 lần/ ngày, dùng trong 10 ngày.
  • Điều trị viêm phổi: tiêm 750mg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần.
  • Bệnh viêm bể thận: tùy từng mức độ mà có thể tiêm từ 750 – 1,5g/ ngày chia thành 2 lần và sử dụng trong 14 ngày.
  • Bệnh nhiễm khuẩn huyết: tiêm 1,5g/ ngày, cách nhau từ 6 – 8 giờ, tiêm liên tục trong 3 tuần.
  • Điều trị viêm xoang: uống 250mg/ 2 lần/ ngày; dùng trong 14 ngày.
  • Điều trị bệnh viêm amiđan/viêm họng: tương tự như liều điều trị viêm xoang nhưng dùng trong 10 ngày.
  • Điều trị viêm nhiễm trùng đường hô hấp: Uống 250-500mg/ 2 lần/ ngày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: uống 250mg/ 2 lần/ ngày hoặc tiêm 750mg/ ngày cách nhau 8 giờ, dùng trong vòng từ 7 đến 10 ngày.

Liều lượng thuốc cefuroxime thông thường cho trẻ em:

  • Viêm nắp thanh quản: tiêm 50 – 100mg/ kg, 2- 3 lần, không quá 6g/ ngày; dùng trong vòng 7 – 10 ngày.
  • Nhiễm trùng khớp, viêm xương tủy: tiêm 50mg/kg, cách nhau 8 giờ
  • Viêm màng não: tiêm 200-240mg/kg, ngày 3 lần
  • Viêm xoang, viêm tai giữa: tiêm 250mg/ 2 lần/ ngày
  • Điều trị nhiễm trùng: cho trẻ uống loại Cefuroxime 250 khoảng15mg/kg/ 2 lần/ ngày; dùng trong vòng 10 ngày.
  • Điều trị viêm amiđan/viêm họng: 10mg/kg/ 2 lần/ ngày

Phụ nữ đang mang thai, cho con bú có được dùng Cefuroxim?

Hiện nay, khoa học chưa có đủ bằng chứng để chứng minh những ảnh hưởng xấu của thuốc đến thai nhi hoặc sự phát triển của bé. Thậm chí có một vài tài liệu còn cho rằng đây là loại thuốc an toàn với phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ. Báo cáo đã kết luận sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ nhưng ở nồng độ thấp, hoàn toàn vô hại.

Tuy nhiên, bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết chỉ đến khi có nhiều nghiên cứu chứng minh điều đó thì mới đáng tin cậy. Do đó nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú thì chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và bắt buộc phải tuân thủ đúng như chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ để đề phòng tác dụng ngoại ý như: quái thai, ỉa chảy, tưa và phát ban ở trẻ.

Khi sử dụng thuốc cần lưu ý những điều gì?

Trước khi dùng thuốc Cefuroxime, cần nói cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bản thân, danh sách các loại thuốc đang dùng (nếu có), kể cả thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng được chiết xuất từ tự nhiên mà bạn tin nó an toàn,…Bởi vì có một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Cefuroxim gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Bạn nên hỏi kỹ bác sĩ về các thành phần thuốc để tìm hiểu mình có bị dị ứng với thành phần nào của thuốc hay không. Nếu có dị ứng thì báo với bác sĩ để chuyển đổi sang thuốc khác.

Những bệnh nhân bị thận cấp hay mãn tính thì nên uống với liều thấp. Trong quá trình dùng thuốc nếu bị bội nhiễm thì phải ngưng dùng thuốc ngay.

Đáng chú ý, nhiều trường hợp dùng thuốc Cefuroxim thì bị mắc viêm đại tràng. Vì thế những người đang bị bệnh này hoặc có tiền sử bệnh cũng cần thận trọng trước khi dùng.

Những thông tin chia sẻ về công dụng, liều dùng của thuốc Cefuroxime chỉ mang tính chất tham khảo. Đọc xong không được tự ý áp dụng theo vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

>>> Những loại “thuốc kháng sinh” hoàn toàn vô hại

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.