Hoa đậu biếc không chỉ được sử dụng để chữa bệnh mà còn được dùng để làm đẹp và chế biến nhiều món ăn ngon, tăng khẩu vị cho bữa ăn. Cùng nhau tìm hiểu kĩ về công dụng của nó trong bài viết dưới đây.
>>> Công dụng chữa bệnh và làm đẹp của Bạch Phục Linh
Hoa đậu biếc có tác dụng gì
Cứ nghĩ vẻ ngoài mong manh kiều diễm của hoa đậu biếc chỉ để trang trí nhà cửa nhưng không ngờ nó có nhiều tác dụng đến thế. Loài hoa này trong tiếng anh được gọi là : “Butterfly Pea”. Ngoài ra, nó có tên khoa học là “Clitoria ternatean”, thuộc cây hộ đậu nhưng phần hoa sặc sỡ, hấp dẫn mọi ánh nhìn.
Ở các nước châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á, hoa đậu biếc thường được trông trong chậu nhỏ đặt nơi ban công hay trồng theo dàn để tỏa làn làm bóng râm cho sân nhà, hái hoa làm trà, làm thuốc, nấu ăn,…Chưa kể, nhờ trời ban tặng màu tím biếc bắt mắt mà loài hoa này còn được dùng để chế tạo màu.
Hoa đậu biếc chứa Proanthocyanidin – có thể dùng để điều trị các triệu chứng bệnh về não giúp máu lưu thông tốt hơn và tăng khả năng ghi nhớ cho người sử dụng.
Tác dụng của hạt và rễ: có khả năng thải độc, kích thích, gây nôn để tống khứ các chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài. Bên cạnh đó, vị đắng của rễ có tính chất kháng khuẩn, giảm đau, trị nấm và hạ sốt hiệu quả nhanh chóng.
Ngoài ra, rễ và hạt của nó còn có khả năng trị các nọc độc của rắn bằng cách thâm nhập vào vến cắn của rắn và đẩy các nọc độc ra giúp nạn nhân không bị những biến chứng nguy hiểm. Còn phần vỏ của rễ có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa.
Cũng theo các giảng viên Cao đẳng Y Học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch, bệnh nhân bị nấc cụt hay đau sưng họng có thể khỏi sau khi hít hạt của hoa đậu biếc đã được xông khói. Cũng nhờ tính chất kháng viêm, giảm sưng mà nó còn được dùng để điều trị các bệnh ngoài da hoặc xương khớp. Cách thực hiện cũng đơn giản, chỉ cần đem rễ cây nấu cao rồi uống hoặc lấy tinh dầu được ép từ hạt rồi bôi trực tiếp lên da bị tổn thương.
Hoa: Tương tự như rễ và hạt, hoa được tận dụng tối đa để điều trị các bệnh đau hoặc viêm. Cách thực hiện là đun sôi hoa và lá để uống hoặc rửa vết thương hay xông hơi, các vết mưng mủ hay sưng viêm nặng sẽ khỏi nếu bạn kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất định.
Một cách khác bạn có thể thực hiện là lấy hoa hãm như trà rồi thêm mật ong vào uống để bổ não, lưu thông máu, ngăn ngừa triệu chứng bạc tóc sớm, tốt cho mắt. Uống trà hoa đậu biếc đều đặn là cách đơn giản giúp cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa ung thư.
Lão hóa là quy luật của tự nhiên nhưng chúng ta có thể làm chậm quá trình này bằng cách sử dụng hoa đậu biếc. Bởi chất chống oxy hóa Proanthocyanidin có công hiệu vượt trội gấp nhiều lần vitamin E và vitamin C. Vì vậy, thường xuyên uống trà sẽ giúp bạn có làn da rạng rỡ, căng bóng, ít có dấu hiệu của tuổi tác.
Trà hoa đậu biếc chống lão hóa
Hoa đậu biếc không chỉ được dùng để chữa bệnh, làm đẹp mà còn để chế biến các món ăn ngon và hấp dẫn. Dưới đây là một số công thức nấu ăn từ loài hoa quý này:
Nguyên liệu chuẩn bị
- Hoa (khô hoặc tươi): 50 bông
- Gạo nếp: 2 bát
- Gia vị:
Cách nấu
Chế biến món ăn từ hoa đậu biếc cho màu bắt mắt
Trà hoa đậu biếc có màu sắc và hương vị độc đáo lại tốt cho sức khỏe, ngăn chặn lão hóa và ung thư. Sử dụng nó thường xuyên còn tránh rụng, bạc tóc, lưu thông máu và cải thiện trí nhớ.
Nguyên liệu chuẩn bị
Cách hãm trà hoa đậu biếc
Thật không khó để có những món ăn, thức uống từ hoa đậu biếc thơm ngon bổ dưỡng phải không nào?
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích vềcông dụng của hoa đậu biếc cũng như một số công thức giúp bạn thưởng thức món ngon từ hoa này.
Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.