Tốn gần 5 tỷ đầu tư cho con trai đầu lòng đi du học Mỹ nhưng về nước cả năm trời vẫn không có một công việc ổn định, ông Thăng (Hà Nội) quyết định rút khoản tiến kiệm cuối cùng để “chạy” việc cho con.
>>> Dược sỹ giỏi tiếng Anh - cơ hội hưởng lương như Tây
>>> Bác sỹ "đỡ đẻ" kiếm tiền tỷ/ năm nhờ "sống ảo"
Thu nhập cao nhờ làm việc cho tập đoàn đa quốc gia, ông Thăng dành dụm số tiền kiếm được để lo cho con trai đầu học hành thành tài với mong muốn sau này con có thể định cư hoặc làm việc lương cao. Hết cấp 3, ông cho con du học Mỹ chuyên ngành tài chính. Đến năm 2015, chàng trai trai tốt nghiệp rồi trở về nước sau mấy tháng không xin được việc làm ở Mỹ.
Nỗi ám ảnh mang tên "thất nghiệp"
Trở về nước mang theo bao khát vọng của tuổi trẻ cùng những kiến thức được học, chàng trai thực hiện chiến dịch “rải CV” để lựa chọn công việc. Nơi thì đòi hỏi kinh nghiệm, nơi thì trả lương quá thấp. Sau đó, cậu chấp nhận làm một việc trái ngành với mức lương khởi điểm 4 triệu đồng, sẽ tiếp tục phát triển sự nghiệp ở môi trường làm việc này. Thế nhưng, công việc quá gò bó, áp lực, chàng trai trẻ đã nghỉ việc chỉ sau ba tháng gắn bó.
Nhìn thấy “con nhà người ta” có việc “ngon” còn con mình suốt ngày “quẩn quanh xó bếp”, ông Thăng rút khoản tiết kiệm người trụ cột để xin cho con vào làm việc ở một ngân hàng nhà nước tuy lương thấp nhưng đúng chuyên ngành để con có đà tiến nhanh. Thực tế, rất nhiều du học sinh sau khi trở về nước không có cơ hội việc làm như mong muốn, cũng chật vật xin việc như bao tân cử nhân tốt nghiệp ở trường trong nước.
Lý giải lý do du học sinh về nước thất nghiệp nhiều, ông Hoàng Huy, giám đốc marketing công ty du lịch lớn ở TP HCM cho rằng: Nhiều bạn chưa định vị chính xác bản thân nên chưa làm chủ được mình. Một số bạn đặt quá nhiều kỳ vọng vào tấm bằng, cứ nghĩ mình học trường nọ, trường kia, nước nọ nước kia là phải làm ở những vị trí quản lý, quản lý cấp cao, trên quản lý mới xứng. Nhiều bạn học ở nước ngoài về cứ thích nói chuyện vĩ mô, chiến lược nhưng những chuyện nhỏ thực tế về công việc lại chưa biết.
Bằng cấp chỉ là một yếu tố tạo ấn tượng, kỹ năng, kinh nghiệm vẫn quan trọng hơn
Anh Huy cho biết thêm: Vốn đầu tư du học cho con rất lớn, không chỉ tiền bạc mà còn là thời gian, trí lực, tâm huyết của những bậc làm cha làm mẹ. Vì vậy, cần cân nhắc tính toán kỹ lưỡng, tuyệt đối đừng theo hiệu ứng đám đông. Lợi nhuận thu về chính là công việc của con sau khi tốt nghiệp. Chắc chắn ai cũng sốc khi phải “thắt lưng buộc bụng” để có tiền tỷ cho con du học để rồi làm lương tháng vài triệu. Điều quan trọng là mỗi gia đình đã và đang có ý định cho con đi du học cần nhận thức rằng: đi du học chưa chắc đã thành công.
Trái ngược với câu chuyện du học kể trên, Minh Tuệ lại từ bỏ giấc mơ đến “trời Tây” để theo học Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn mặc cho cả dòng họ ngăn cản. Bố mẹ cô từ khuyên nhủ đến răn đe nhưng đều không ăn thua. Cuối cùng trong một lần cùng con đi tình nguyện khám chữa bệnh ở vùng sâu vùng xa, bố mẹ Minh Tuệ mới hiểu được tâm tư của con mình: “Bố mẹ muốn con đi du học cũng chỉ mong con có cuộc sống hạnh phúc phải không? Giờ con đã có việc làm ổn định, con không chỉ làm một nghề để kiếm tiền mà còn có thể cứu chữa nhiều bệnh nhân. Cuộc sống của con đang rất hạnh phúc, bố mẹ đừng bắt con phải sống cuộc đời của người khác nữa.”
Tổng hợp tin tức tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.