Tổng quan về bệnh ho ở trẻ em

 30/11/-1 00:00 |  690 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Ho là một bệnh mà các bé rất hay gặp phải nhất là khi thay đổi thời tiết. Tuy là bệnh lý đơn giản và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của các bé. Bệnh sẽ khó chữa dứt điểm nếu như bố mẹ không điều trị kịp thời.

Bệnh ho ở trẻ em là gì?

Ho là một phản ứng của cơ thể để có thể tống các chất bài tiết hoặc những dị vật ra ngoài để bảo vệ được bộ máy hô hấp của em bé. Ho có thể chỉ là một phản xạ tức thời của cơ thể thế nhưng nó cũng có thể là một triệu chứng của những bệnh lý khác nhau.

Bệnh ho ở trẻ em có các loại phổ biến sau:

  • Ho khan: Bệnh lý này thường do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi.
  • Ho kèm theo tiếng khò khè là do đường thở phía dưới của bé bị tăng tiết dịch nhầy. Nếu bạn cho bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế sẽ phát hiện ra trẻ có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus
  • Trẻ ho lúc nửa đêm thường xuất hiện do trẻ bị dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh…
  • Ho gà: khi trẻ ho xong một đợt sau đó phát ra tiếng “húp” thì lúc đó trẻ có thể đã bị ho gà. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên đưa trẻ đến bệnh viên để được khám cũng như tiêm vắc xin để được điều trị kịp thời.
  • Ho kèm theo những triệu chứng như sốt do cảm lạnh, viêm phổi, viêm họng cấp hay viêm phế quản…….

Cha mẹ có thể tham khảo và tìm hiểu thêm triệu chứng Ho khó thở về đêm là bệnh gì? Cách chữa ho khó thở tại nhà để chăm sóc con em mình được tốt hơn.

tong-quan-ve-benh-ho-o-tre-emNguyên nhân gây bệnh ho ở trẻ em 

Nguyên nhân gây bệnh ho ở trẻ em

Trường hợp trẻ thường xuyên mắc bệnh ho nguyên nhân cũng có thể do thay đổi thời tiết tuy nhiên cũng có không ít trường hợp bệnh ho ở trẻ em là do các bệnh lý thì cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ các nguyên nhân gây ra bệnh ho để điều trị cho bé. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến bệnh ho ở trẻ và dựa vào biểu hiện bên ngoài của trẻ mà chúng ta có thể xác định nguyên nhân gây ra bệnh sau đó đưa ra được phương pháp điều trị bệnh ho ở trẻ em hiệu quả nhất. Một số nguyên nhân gây ra bệnh ho ở trẻ em như:

  • Do thời tiết: Vào những ngày thời tiết giao mùa hoặc chuyển giao giữa mùa nóng sang mùa lạnh thì các bé rất dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng của cơ thể còn yếu. Trường hợp bé bị ho này sẽ có những triệu chứng như: Ho có đờm, ho sâu có tiếng ho khan và kèm theo sổ mũi … Một số trẻ có sức đề kháng yếu hoặc có tiền sử bệnh ho hoặc viêm họng – viêm phổi thì khi thay đổi thời tiết rất dễ bị ho. Cha mẹ nên lưu ý thời tiết để có phương pháp bảo vệ con em mình.
  • Nguyên nhân trẻ bị ho có thể do ban ngày bé chạy nhảy vui chơi quá nhiều cũng có thể khiến bé bị ho. Nếu như trẻ có sức đề kháng tốt thì chơi mệt ban ngày đêm sẽ không bị ho.
  • Trẻ có thể bị ho do bị trào ngược dạ dày thực quản vì axit trong dạ dày bị chảy ngược lại xâm nhập vào phổi từ đó gây ra ho.
  • Trẻ bị họ do cảm cúm, trường hợp này trẻ sẽ có những dấu hiệu như: Ho khan, ho liên tục không kể ngày hay ban đêm và kèm theo những biểu hiện (trẻ quấy khóc nhiều hơn do cơ thể mệt mỏi, hoặc do virus cảm cúm gây nên.) Đặc biệt trường hợp ho do virut trẻ rất dễ bị mắc phải khi tiếp xúc trong môi trường bị dính vi rut.

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra bệnh ho và thông qua những dấu hiệu của bệnh ho ở trẻ em mà cha mẹ nên lựa chọn phương pháp và cách điều trị chính xác.

Dấu hiệu nhận biết chính xác ho ở trẻ em

Cha mẹ cần theo dõi để kịp thời những dấu hiệu như;

  • Trẻ bị ho kèm sốt cao 39-40C vì đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm phổi.
  • Ho kèm co thắt, khò khè, tím tái…. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để lấy dị vật ra khỏi cổ họng.
  • Nếu trẻ ho khàn giọng, kèm khò khè thì có thể bé đã bị viêm thanh quản cấp tính.
  • Ho kèm nôn ói về đêm là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, thanh quản. Trường hợp này cha mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp trẻ ho kéo dài trên hai tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm thì cần gặp bác sĩ để xem xét có bị bệnh hen suyễn hay viêm xoang mũi mãn tính không.

Bệnh ho ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo các Dược Sĩ – Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết ho là một trong những bệnh lý thông thường ở trẻ và không gây ra nhiều nguy hiểm. Khi trẻ bị ho có thể không phải một bệnh mà chỉ là một triệu chứng cơ chế tự bảo vệ hệ thống hô hấp của mình. Vì ho cũng là một triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ và đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn nhưng cũng có thể là biểu hiện do nhiễm khuẩn đường hô hấp:

  • Viêm mũi họng
  • Viêm thanh quản
  • Viêm phế quản
  • Viêm tiêu phế quản
  • Viêm phổi.

Bệnh ho ở trẻ em khiến cho các bé luôn cảm thấy khó chịu và quấy khóc từ đó rất dễ khiến các bé bỏ bú, biếng ăn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Có rất nhiều cách trị ho ở trẻ em cha mẹ hãy chú ý đến những biểu hiện ho dài, dai dẳng mặt trẻ mỗi khi ho căng đỏ … Tuyệt đối không nên lạm dụng những kinh nghiệm chữa ho của người lớn áp dụng cho trẻ nhỏ để tránh tình trạng bệnh ho trở nên nặng hơn.

Cách trị ho ở trẻ em hiệu quả

tong-quan-ve-benh-ho-o-tre-emSử dụng bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ

Nếu bé nhà bạn đang bị ho và ho kéo dài thì bạn cần phải tìm hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh ho ở trẻ. Cha mẹ có thể chia ra làm 2 loại sau:

Điều trị ho dùng thuốc

Kháng sinh là thuốc được chỉ định và cần phải tuân thủ theo đúng đơn đơn thuốc của các bác sĩ. Khi trẻ ho sẽ gây tăng tiết đờm các loại thuốc bác sĩ chỉ định sẽ là thuốc ho long đờm để có thể tống đờm ra ngoài. Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh để trị ho phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho con uống vì việc này hết sức nguy hiểm và có thể gây ra cho các bé các tác dụng phụ khác như:

  • Tiêu chảy
  • Kháng thuốc hoặc dị ứng thuốc trường hợp này sẽ đe dọa đến sức khỏe của bé.

Điều trị ho theo y học cổ truyền

Theo kinh nghiệm dân gian hiện nay có rất nhiều bài thuốc được sử dụng trong việc điều trị ho ở trẻ rất có tác dụng mà lại không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bé. Mẹ có thể dùng:

  • Dùng mật ong chữa ho: Đối với cách này chỉ nên sử dụng cho các bé trên 1 tuổi mẹ có thể cho bé uống mỗi buổi sáng sau khi đánh răng rửa mặt xong. Mẹ nên cho bé uống khoảng 1 thìa cà phê mật ong và uống 1 lần/ ngày.
  • Dùng lá hẹ và đường phèn: Mẹ nên rửa sạch 15 lá hẹ sau đó đem say nhuyễn và pha thêm chút đường phèn. Tiến hành cho vào bát hấp cách thủy trong vòng 15 phút sau đó cho bé uống từ 3 – 4 lần/ngày. Mỗi lần uống khoảng 2 thìa cà phê.
  • Sử dụng cải cúc rửa sạch sau đó thái nhỏ trộn với mật ong tiến hành đem hấp cách thủy khoảng 20 phút cho ra nước sau đó cho bé uống từ 3 – 5 ngày.
  • Quả cam tươi, màu vàng và rửa sạch ngâm nước muỗi đối với cách này thì mẹ nên cho vào lò vi sóng tiến hành nướng rồi bóc cho bé ăn vì vỏ cam nướng sẽ có tác dụng cầm ho và giảm đờm rất hiệu quả.
  • Quất hồng bì ngâm đường phèn: Mỗi ngày nên cho trẻ dùng một thìa quất hồng bì sau đó ngâm với đường phèn. Nó không chỉ có tác dụng chữa ho cho trẻ em mà còn rất có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Theo như các Dược sĩ cho biết tùy vào độ tuổi cũng như thể trạng về bệnh ho của trẻ mà các mẹ sẽ có sự lựa chọn phương pháp trị ho rất hợp lý. Ở bất cứ trường hợp nào cha mẹ cũng phải hỏi ý kiến của các bác sĩ sau khi sử dụng thuốc.

Cách phòng ho ở trẻ em hiệu quả

Bệnh ho của trẻ em không phải là bệnh hiếm gặp tuy nhiên bệnh sẽ thường xuyên khiến trẻ mắc phải. Tuy nhiên để có thể tránh việc bị ho thì cha mẹ cần tìm hiểu kỹ cách phòng tránh bệnh để giúp trẻ không khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sức đề kháng của trẻ nhỏ rất yếu vì thế chưa đủ khả năng để có thể chống chọi với những tác động từ môi trường bên ngoài. Cha mẹ nên:

  • Giữ ấm cho em bé khi trời lạnh đặc biệt là ở phần cổ, tay, chân … Đặc biệt không được để bé bị nóng quá lúc trời ấm lên
  • Nên giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc.
  • Cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ tham gia hoạt động thể dục thể thao để có cơ hội hít thở không khí trong lành và tăng cường quá trình trao đổi chất.
  • Nếu như trẻ ngủ trong phòng có điều hòa cha mẹ nên lưu ý nhiệt độ không được để bé nằm trước luồng gió điều hòa phả ra. Nhiệt độ phòng không nên để quá thấp cần duy trì ở mức 26 – 28 độ C.
  • Mẹ nên để trẻ ngủ trong môi trường thoáng gió và thoải mái đủ ánh sáng. Duy trì độ ẩm nhất định để giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
  • Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước hơn cũng như ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.
  • Đảm bảo và cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia.
  • Cha mẹ cần hạn chế trẻ ăn uống đồ lạnh

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh ho ở trẻ em cùng những cách trị ho hiệu quả cha mẹ có thể tham khảo cũng như nắm vững những kiến thức này để chăm sóc con em mình luôn khỏe mạnh !

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.