Giật mình khi phát hiện nguyên một chiếc răng sữa chui vào khí quản của bé gái

 13/06/2019 15:18 |  6515 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Phương Thảo

Một bé gái Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã gặp tai nạn mắc nghẹn vật lạ ở khí quản. Tuy nhiên, vật thể được tìm thấy trong khí quản lại chính là chiếc răng sữa đang lung lay của bé.

Một sự cố hy hữu đã xảy ra với một bé gái 9 tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó,  bé gái này đã được phát hiện với một chiếc răng sữa nằm ngay trong đường khí quản dẫn đến phổi trái sau khi tiến hành chụp X-quang.

Hình ảnh X-quang cho thấy có một chiếc răng trong đường khí quản của bé gáiHình ảnh X-quang cho thấy có một chiếc răng trong đường khí quản của bé gái

Trước đó, khi bé gái này lên giường ngủ, phụ huynh của bé vẫn nhìn thấy che chiếc răng sữa lung lay vẫn còn. Nhưng đến khi ngủ dậy, họ tá hỏa khi thấy chiếc răng của con mình bỗng dưng biến mất. Ngay sau đó, cặp phụ huynh này đã nhanh chóng đưa con mình đến khám tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Necmettin Erbakan ở thành phố Konya, Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính hành động thông minh và kịp thời đó, bé gái đã được phát hiện và điều trị kịp thời.

Sau kiểm tra ban đầu, các bác sĩ nhận thấy bất thường ở phổi trái của bé gái. Ngay sau đó, bé được chỉ định chụp X-quang phổi. Và thật bất ngờ, ảnh chụp X-quang cho thấy nguyên một chiếc răng nằm nguyên ở đường khí quản dẫn đến phổi trái.

Để đưa được chiếc răng sữa ra khỏi khí quản của bệnh nhân, đội ngũ bác sĩ đã sử dụng phương pháp nội soi qua cổ họng bằng một chiếc ống dài. Sau khi đã lấy thành công chiếc răng sữa ra ngoài, cô bé được nhanh chóng xuất viện ngay sau đó.

Theo các chuyên gia ngành Dược, đa số trẻ em thường hít vào cơ thể các loại thực phẩm hoặc các vật thể có hình hạt nhỏ. Nếu trẻ nuốt răng sữa vào bụng thì không có gì đáng lo ngại vì sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bé gái đã hít phải chiếc răng sữa vừa mới rụng khiến nó chui thẳng vào khí quản. Tình huống này cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra ngạt thở, bất tỉnh cho trẻ. Nếu chiếc răng này đi sâu vào phổi thì sẽ có nguy cơ gây ra nhiễm trùng, viêm phổi, có bọc mủ trong phổi.

Nhờ vào sự phát hiện nhanh chóng của bố mẹ, cô bé Thổ Nhĩ Kỳ đã  may mắn thoát chết khi nguy cơ tử vong với trẻ mắc dị vật ở trong đường hô hấp là rất cao. Cô bé trong tai nạn trên đã 9 tuổi nhưng lại gặp tình huống thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Những điều cần biết về thay răng sữa

Việc răng sữa lung lay rồi rụng để răng vĩnh viễn mọc lên là quá trình quan trọng, đánh dấu một mốc thời gian phát triển của bé.

Hiện tượng này xảy ra khi bé được 5 - 6 tuổi, đến sớm lúc 4 tuổi và đến muôn khi 8 tuổi. Việc thay răng sữa sẽ xuất hiện sớm hơn ở các bé gái. Ở độ tuổi 12 hoặc 13, trẻ sẽ kết thúc quá trình thay răng sữa.

Thứ tự thay răng sẽ giống với thứ tự mọc răng. Cụ thể, răng nào mọc trước sẽ rụng trước. Vì vậy, khi trẻ nhà bạn ở giai đoạn mọc răng thì cần ghi nhớ thứ tự mọc để có thể dự đoán khi trẻ đến tuổi thay răng với tính chính xác cao.

Với hàm trên, thứ tự thay răng lần lượt là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn (răng cấm)

Với hàm dưới: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối, các răng cối.

Với răng số 6 hay được gọi là răng vĩnh viễn, mọc lúc 6 tuổi sẽ không rụng và không cần thay thế. Vì vậy mà phụ huynh không cần phải nhổ răng cho bé ở khu vực này.

Tùy theo đặc điểm và vị trí của từng loại răng mà thời gian từ lúc thay răng sữa có dấu hiệu lung lay cho đến lúc rụng sẽ khác. Với những răng một chân thì thời gian này rơi trong vòng vài tuần. Nhưng với răng nhiều chân thì phải kéo dài đến 2 tháng. Với những chiếc răng không bị chèn ép hay kẹt thì sẽ có thời gian thay răng lâu hơn.

Một yếu tố quyết định đến việc rụng răng sữa là do sự tác động của các bé như dùng tay, môi lưỡi. Điều này có thể làm giời gian thay răng rút ngắn so với dự kiến.

Nên hay không cho bé thay răng ở nhà?

Sau một thời gian lung lay, răng sữa sẽ tự động rụng. Trẻ có thể rụng răng khi đang ăn hoặc nuốt. Như đã nói ở trên, việc nuốt răng sữa không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Sẽ chỉ thật sự nguy hiểm khi trẻ hít phải chiếc răng vừa mới rụng như trường hợp của bé gái trên.

➤ THÔNG TIN TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC HỆ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY NĂM 2019

Phụ huynh nên đưa con đến các phòng khám để nhổ răng sữaPhụ huynh nên đưa con đến các phòng khám để nhổ răng sữa

Tuy nhiên, một số bé lại rất khó rụng răng mặc dù đã có hiện tượng lung lay. Lúc đó, phụ huynh không được phép dùng chỉ để nhổ răng cho con hay dùng các cách truyền thống khác. Hành động này có thể dẫn đến chảy máu nướu răng và có vết thương hở ở nướu. Khi đưa tay vào miệng bé thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng uốn ván.

Đặc biệt, với các bé mắc bệnh máu không đông thì có khả năng cao xảy ra tai biến khi phụ huynh tự nhổ răng.

Thay vào đó, bạn hãy đưa trẻ đến phòng khám để được kiểm tra ngay khi răng có dấu hiệu lung lay. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nhổ hoặc chờ đợi thêm tùy thuộc vào tình trạng của răng. Trong trường hợp răng số 6 đang mọc và bị kẹt thì bé sẽ được tiến hành nhổ hoặc mài bớt cạnh của răng để răng số 6 có thể mọc đúng vị trí.

Cần làm gì khi bé thay răng muộn

Việc thay răng sữa ở trẻ quá muộn sẽ gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch hướng và làm xấu đi mặt thẩm mỹ hàm răng của bé trong tương lai cũng như cản trở tác dụng nhai đồ ăn.

Khi đã qua độ tuổi thay răng nhưng bé vẫn còn răng chưa có dấu hiệu rụng hay không mọc lại được răng sau khi rụng răng sữa thì phụ huynh cần đem con mình đến gặp bác sĩ. Với sự quan sát vùng nướu, bác sĩ sẽ kết luận được việc răng đó có mọc hay không. Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chụp X - quang để xác định có xuất hiện mầm răng vĩnh viễn trong xương hàm hay không.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.