Nín thở chờ đợi máy bay xuyên đêm cấp cứu hai ngư dân ở Trường Sa

 10/06/2019 08:54 |  1200 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Phương Thảo

Vừa qua, ngày 9-6, 2 cư dân bị tai nạn ở quần đảo Trường Sa vừa được nhập viện cấp cứu tại bệnh viện Quân Y 175 (TP.HCM)

Theo thông tin cho biết, hai bệnh nhân được cấp cứu là Trần Vắng (31 tuổi) và Ngư dân Đặng Trúc (27 tuổi), hiện đang là ngư dân tại tỉnh Bình Thuận. Vào ngày 8-6, hai người đàn ông này đang lặn sâu 20m tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa thì gặp phải tai nạn một cách bất ngờ, Ban đầu, hai ngư dân này được đưa vào cấp cứu tại bệnh xá đảo Phan Vinh trong tình trạng cơ thể bị đau nhức tại hai chân, mệt mỏi, không tỉnh táo đi kèm với giảm huyết áp.

Hai bệnh nhân này được bác sĩ chẩn đoán là bị giảm áp. Cụ thể bệnh nhân Đặng Vắng được xác định đã bị tổn thương đa cơ quan ở mức độ nặng nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ tiến triển nhanh và trầm trọng hơn, đặc biệt là xảy ra ở tim mạch. Sau đó, bệnh nhân này đã được cho thở oxi, truyền dịch và nâng huyết áp,

Bệnh nhân được máy bay đưa vào đất liềnBệnh nhân được máy bay đưa vào đất liền

Khi nhận thấy điều kiện của quân y đảo không thể có khả năng điều trị bệnh lý của các ngư dân này, bệnh viện cần đưa ra giải pháp để đưa bệnh nhân vào đất liền. Ngay trong buổi chiều 8-6, máy bay trực thăng mang số hiệu VH 8619 của Binh Đoàn 18 với tổ cấp cứu đường không của BV Quân Y 175 đã tiến hành ra đảo đảo Phan Vinh - thuộc quần đảo Trường Sa để có thể kịp thời đưa 2 ngư dân vào đất liền để được cấp cứu.

Và đến hơn 0h ngày hôm sau, máy bay cùng đoàn đã đưa thành công 2 bệnh nhân này vào BV Quân Y 175  để thực hiện điều trị. Dưới sự cấp cứu kịp thời và chăm sóc của đội ngũ nhân viên Y tế, hai bệnh nhân này đang có những tín hiệu tiến triển tích cực.

Tình huống bất ngờ cho thấy sự ứng phó kịp thời của các cơ quan y tế trong công tác cấp cứu, đặc biệt là cấp cứu cho bệnh nhân vùng sâu, vùng xa và vùng hải đảo.

Nguy hiểm của việc lặn biển

Từ trường hợp gặp tai nạn của hai cư dân trên, chúng ta có thể thấy được sự nguy hiểm của việc lặn sâu dưới biển.

Lặn sâu là kỹ thuật yêu cầu người thực hiện phải có độ dẻo dai và bền bỉ về sức khỏe. Vì thế hoạt động này hạn chế với những người trên 40 tuổi. Những người bị bệnh cao huyết áp nên cẩn trọng khi lặn sâu. Riêng với những người đang gặp các vấn đề bệnh lý về tim thì không được phép lặn sâu dưới biển.

Lặn biển sẽ rất nguy hiểm với người có sẵn các bệnh lý

Lặn biển sẽ rất nguy hiểm với người có sẵn các bệnh lý

Với những người bị hen suyễn, vẫn có khả năng lặn sâu dưới nước trừ khi bị lên cơn hen mỗi khi làm việc mệt hay hoạt động mạnh. Những người này sẽ dễ lên cơn khó thở vì phải thở bằng khí ép khô trong một thời gian dài.

Người có bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng vì có thể bị ngất do lượng đường trong máu không ổn định. Vì thế, trước khi lặn, đối tượng này cần ăn no, không uống rượu và được thử máu để đo lượng đường.

Lặn sâu sẽ an toàn khi người lặn được trang bị các dụng cụ và được đảm bảo về tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số trường hợp do người lặn chủ quan mà đã dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Trường hợp cấp cứu của hai cư dân ở trên là một ví dụ. Có lẽ vì tự tin về trình độ lặn của bản thân, mà hai người đàn ông này đã không nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân và chủ quan lặn ở độ sâu 20m, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Thật may mắn là nhờ có công tác cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân kịp thời mà hai ngư dân này đã được cứu sống dù ở ngoài khơi xa.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.