Những triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách phòng bệnh?

 30/11/-1 00:00 |  669 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp, ngất xỉu …. Đó cũng là một trong những triệu chứng thiếu máu cơ tim và người bệnh cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được chăm sóc cũng như đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp.

Thiếu máu cơ tim là gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim hay còn gọi là bệnh mạch vành đây là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp. Và bệnh thiếu máu cơ tim thường sẽ khởi phát rất nhanh và bất ngờ vì thế những biến chứng của bệnh thiếu máu cơ tim rất nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu như nhận biết sớm những triệu chứng thiếu máu cơ tim sẽ giúp cho bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị cũng như ứng phó với căn bệnh này.

nhung-trieu-chung-thieu-mau-co-tim-va-cach-phong-benhThiếu máu cơ tim là gì?

Triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim

Triệu chứng phổ biến nhất chính là người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau thắt ngực tại vị trí của xương ức. Cơn đau như bị bóp, siết chặt, bỏng rát …. Đặc biệt có thể lan rộng lên họng, cổ, mặt, vai … Bệnh nhân còn cảm thấy:

  • Khó thở
  • Hồi hộp
  • Đánh trống ngực
  • Ngất xỉu
  • Ngừng tim
  • Vã mồ hôi
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Ớn lạnh
  • Sốt cao …

Các bác sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM khuyến cáo khi bạn có những triệu chứng thiếu máu cơ tim thì người bệnh cần phải báo cho người thân trong gia đình biết để kịp thời nhập viên hạn chế các biến chứng xấu cho sức khỏe. Thiếu má cơ tim được chia làm 2 dạng chính đó là:

  • Thiếu máu cơ tim cấp: Dạng thiếu máu cơ tim cấp mang tính chất nặng nề và thường trực hơn.
  • Dạng thiếu máu cơ tim mạn tính người bệnh sẽ không có dấu hiệu nào biểu hiện bên ngoài và chỉ được phát hiện sau các xét nghiệm cận lâm sàng khác, thường phổ niến ở người lớn tuổi.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim

Các bác sĩ cho biết nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim chủ yếu là do xơ vữa động mạch và một trong những yếu tố gây nguy cơ thiếu máu bao gồm:

  • Cao huyết áp
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Hút thuốc lá
  • Lười vận động
  • Thừa cân, béo phì hoặc ăn uống không điều độ
  • Người bệnh uống quá nhiều rượu bia
  • Tình trạng viêm nhiễm trùng …

Tuy nhiên để xác định chính xác nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim thì người bệnh cần phải được thăm khám để biết được nguyên nhân gây bệnh cũng như đánh giá chính xác về mức độ nghiêm trọng của bệnh và có phương pháp điều trị tốt nhất. Triệu chứng thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi máu chảy vào cơ tim giảm và làm sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn những động mạch mang máu đến tim.

Các triệu chứng thiếu máu cơ tim cục bộ

Một số người thiếu máu cục bộ sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng người bệnh mắc phải như:

  • Đau thắt ngực, thường ở phía bên trái cửa ngực.
  • Đau cổ hoặc đau hàm
  • Đau vai hoặc cánh tay
  • Da ẩm
  • Khó thở
  • Buồn nôn và ói mửa

Tuy nhiên nếu như có những cơn đau thắt ngực và các dấu hiệu trên thì người bệnh cần phải tới các cơ sở y tế gần nhất. Bệnh động mạch vành hay còn gọi là xơ vữa động mạch nó sẽ xảy ra khi mảng cholesterol hoặc những chất thải khác sẽ tích tụ trên thành động mạch đặc biệt nó sẽ hạn chế lưu lượng máu. Từ đó khiến cho người bệnh sẽ bị thiếu máu cục bộ cơ tim.

Trường hợp xuất hiện những cục máu đông khi các mảng bám phát triển trong xơ vữa động mạch nó có thể vỡ ra. Các bác sĩ cho biết khi đó sẽ xuất hiện một cục máu đông. Lượng máu không được lưu thông dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim nặng đột ngột. Dẫn đến những cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim.

Người bệnh bị co thắt mạch vành sẽ khiến người bệnh thắt chặt ngắn tạm thời của cơ ở thành động mạch. Và điều này nó sẽ thu hẹp một thời gian ngắn khiến cho dòng máu chảy tới một phần của tim bị hạn chế. Nếu như thiếu máu cục bộ cơ tim xuất hiện trong quá trình trao đổi chất của tim tăng hoặc khi huyết áp rất thấp thì cũng có thể mắc phải bệnh.

nhung-trieu-chung-thieu-mau-co-tim-va-cach-phong-benh

Thiếu máu cơ tim cục bộ rất nguy hiểm

Biến chứng của thiếu máu cơ tim

Nếu bạn hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lâu dài sẽ làm hư hỏng thành trong động mạch. Những mảng bám cholesterol và các chất khác tích tụ và làm chậm lưu lượng máu từ đó hình thành những cục máu đông. Hình thành trong các động mạch và gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim.

Trường hợp người bệnh mắc bệnh tiểu đường thì các Insulin, một hormone được tiết ra từ tuyến tụy. Từ đó sẽ cho phép cơ thể sử dụng glucose, một loại đường từ thực phẩm. Hiện nay bệnh tiểu đường rất nhiều người mắc phải tuy nhiên nó thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên đặc biệt là ở những người thừa cân. Nếu như bị tiểu đường thừa lượng đường trong máu cao đó chính là nguyên nhân gây tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ ở cơ tim.

Bạn thường xuyên bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không được ổn định có thể sẽ gây hại động mạch nuôi tim bằng cách thúc đẩy những xơ vữa động mạch và từ đó nguy cơ tăng huyết áp sẽ không được thuyên giảm. Dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ.

Một chế độ ăn uống không khoa học các cholesterol hoặc chất béo trong máu cao sẽ dần đến động mạch không thể cung cấp máu cho tim khiến cho tim ngưng hoạt động là trường hợp rất nhiều người đã mắc phải. Hoặc khi bạn lười vận động không luyện tập thể dục thể thao dẫn đến tính trạng bép phì. Theo như những nghiên cứu mới đây thì những người thường xuyên tập thể dục sẽ có tim mạch tốt hơn giúp giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim. Ngoài ra, luyện tập thể dục sẽ làm giảm tình trạng huyết áp cao.

Tuy nhiên bạn cũng cần tìm hiểu Bị tức ngực khó thở là triệu chứng của bệnh gì? để không nhầm lẫn tới các bệnh liên quan đến tim mạch.

Người bị béo phì trong cơ thể sẽ có tỷ lệ các chất béo cao từ đó hình thành những nguyên nhân và triệu chứng của thiếu máu cục bộ cơ tim. Chính vì vậy, trong gia đình nếu như có người bị bệnh tim hoặc bệnh động mạch vành cần phải được thăm khám thường xuyên để tránh nguy cơ bị lây di truyền.

Khi nhọp tim không hoạt động đều hay còn gọi là loạn nhịp tim lúc này cơ tìm cần đủ lượng oxy mà tim lại không nhận đủ oxy khiến cho những xung điện trong tim phối hợp nhịp tim từ đó gặp những trục trặc…. Khiến cho tim đập quá nhanh hoặc quá chậm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh nếu như không kịp thời phát hiện hoặc được đưa đi cấp cứu.

Thiếu máu cơ tim sẽ làm cho cơ tim bị tổn thương dẫn đến việc giảm khả năng bơm máu hiệu quả tới những bộ phận khác trên cơ thể. Nếu như theo thời gian thì có thể bạn sẽ dẫn đến tình trạng suy tim.

Rất nhiều người hiện nay bị đau tim hay còn gọi là nhồi máu cơ tim và nếu như một động mạch vành hoàn toàn bị chặn tắc thì tình trạng thiếu máu và oxy có thể sẽ dẫn đến những cơn đau tim. Đặc biệt là làm phá hủy một phần của cơ tim. Trong trường hợp này rất nhiều bệnh nhân đã tử vong nhanh chóng nếu như không được cấp cứu kịp thời.

Người bị thiếu máu cơ tim nên làm gì?

  • Trong quá trình sinh hoạt nên chia nhỏ bữa ăn và không nên ăn quá no
  • Ăn nhạt ít chất béo nên ăn nhiều cá đặc biệt là cá hồi
  • Không dùng đồ hộp thức ăn nhanh và đồ uống có chứa các chất kích thích như: Bia, rượu, cà phê…
  • Nên ăn nhiều trái cây vì đây là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất, bổ sung thêm nhiều rau củ nhất là súp lơ xanh …
  • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất từ 30-45 phút hàng ngày, giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.
  • Cần kiểm soát trọng lượng cơ thể tránh tăng cân béo phì.
  • Giảm căng thẳng và stress bằng cách hít thở sâu, đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát các yếu tố gây bệnh và điều trị kịp thời, hạn chế nhiều biến chứng có thể xảy ra.

Trên đây là những triệu chứng thiếu máu cơ tim cũng như phương pháp điều trị để bạn và người thân cùng nắm được. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về y tế để kịp thời đưa bệnh nhân tới những cơ sở y tế gần nhất.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.