Hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

 30/11/-1 00:00 |  911 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Việc thay đổi thời tiết đột ngột rất dễ làm cho trẻ nhỏ mắc các bệnh về mũi và họng. Lúc này thì mẹ cần phải vệ sinh mũi cho bé thường xuyên để có thể giảm được điều trị chứng viêm mũi. Ngoài ra rửa mũi cũng là cách để phòng các bệnh về đường hô hấp. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu vì thì rất dễ mẫn cảm với môi trường bên ngoài. Hơn thế nữa trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như:

  • Viêm mũi
  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi

Dịch mũi của trẻ trong những ngày đầu của bệnh thường trong loãng và không nhiều tuy nhiên càng về sau thì dịch chảy nhiều và đặc sệt khi đó sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh. Nếu như dịch mũi có mùi tanh thì bệnh đã tiến triển nặng hơn do vi khuẩn sinh sôi và nảy nở. Nếu bé không được cha mẹ vệ sinh sạch sẽ thì dịch mũi chứa vi khuẩn chảy xuống họng gây ra tình trạng cho bé như bị viêm họng hoặc chảy vào tai gây ra bệnh viêm tai giữa.

huong-dan-cach-ve-sinh-mui-cho-tre-so-sinh-dung-cachRửa mũi cho trẻ sơ sinh

Để điều trị khỏi bệnh viêm mũi cho bé cũng như có thể phòng bệnh khác liên quan đến đường hô hấp mẹ cần phải biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Qua đó nếu như được thực hiện thường xuyên đúng chuẩn và an toàn thì bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối

Theo khoa Dược – Cao đẳng Dược cho biết vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối là một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh rất tốt. Mẹ nên lựa chọn nước muối sinh lý vì nó sẽ có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi giúp cho bé long đờm. Khi loãng đờm thì mũi bị viêm nặng mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bằng phương pháp này vì nước muối sinh lý rất an toàn và hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Khi vệ sinh mũi cho trẻ thì mẹ nên thực hiện các bước như sau:

  • Mẹ cần giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên sau đó đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi của bé.
  • Tiếp đó mẹ tiếp tục ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2 – 3 giây hoặc mẹ có thể dùng dạn xịt hoặc dạng nhỏ. Mẹ có thể lặp lại với bên lỗ mũi còn lại tiếp đó lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra từ bé sơ sinh.

Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ cần nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh nôn trớ
  • Ngoài ra mẹ cũng cố gắng rửa mũi cho trẻ khi còn thức vì khi trẻ mở miệng thì nước mũi sẽ không chảy vào họng.
  • Hơn thế nữa cha mẹ nên hạn chế hoặc không được dùng miệng hút mũi cho bé vì cách này có thể vô tình làm cho trẻ mắc các chứng bệnh về hô hấp khác.
  • Tuy nhiên cha mẹ nên hạn chế rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý quá nhiều khi trẻ không có những dấu hiệu như bị viêm mũi. Đối với những chất nhầy trong mũi trẻ sẽ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên đặc biệt ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Nếu như rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh.
  • Rất nhiều cha mẹ truyền tai nhau cách nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé để có thể giúp cho bé dễ thở hơn. Đối với cách này dễ gây bỏng cho trẻ vì mũi trẻ sơ sinh rất mỏng.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Việc rửa mũi cho trẻ mẹ chỉ nên áp dụng từ 2 – 5 lần một ngày. Tuy nhiên không nên lạm dụng xịt quá nhiều lần nhất là khi bé có những dấu hiệu viêm mũi vì khi đó sẽ khiến mũi của bạn bị khô hơn, rát hơn vì nguyên nhân là do niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ấm. Bạn cũng có thể áp dụng cách rửa mũi khác như:

  • Đầu tiên mẹ cần trải miếng lót chống thấm lên giường hoặc bàn đồng thời đặt bé nằm nghiêng trên đó. Tiếp đó tiến hành đặt 1 tay lên đầu bé sau đó giữ nhẹ để tránh việc con giãy giụa ngoài ra có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi.
  • Trước khi rửa mũi thì mẹ lót vài lần khăn xô dày dưới cổ và đầu bé sao cho để nước chảy ra thấm vào đó.
  • Nếu trường hợp em bé của bạn bị ngạt mũi nhẹ khi đó dịch mũi còn lỏng thì mẹ có thể tiến hàng rửa luôn. Còn dịch mũi bị đặc có rỉ mũi dính trong lỗ mũi mẹ cần nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi tiếp đó nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé sao cho rỉ mũi mềm và bong ra.
  • Tiến hành: Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của bé sau đó bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy sang lỗ mũi bên kia khi đó dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối và chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng của em bé.
  • Khi xịt hết lọ nước muối mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch hoặc rỉ trong mũi bé hay không? Từ đó có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu dịch và rỉ mũi chưa ra hết.
  • Mẹ dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi và miệng bé ngoài ra cùng trấn an còn vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía bên còn lại để rửa lỗ mũi tiếp cả bé. Cách làm vẫn tương tự như bên lỗ mũi kia.

huong-dan-cach-ve-sinh-mui-cho-tre-so-sinh-dung-cach

Hiện nay, rất nhiều cha mẹ sử dụng xilanh để rửa mũi cho con tuy nhiên nên dừng ngay lại vì phương pháp này sẽ làm hại em bé. Bởi hiệu quả rửa mũi cho trẻ chỉ đạt chuẩn khi thực hiện đúng dụng cụ. Tất cả các loại xi lanh tự chế hoặc đang được bày bán trên thị trường không đảm bảo cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng cho con vì những lý do:

  • Khi dùng xi lanh để bơm trực tiếp nước muối vào mũi của trẻ sẽ rất nguy hiểm. Vì nó có áp lực cao sẽ làm tổn thương niêm mạc của em bé.
  • Hơn thế nữa các loại xi lanh có đầu nhọn sắc sẽ làm chảy máu mũi gây ra tình trạng viêm và xước nghiêm trọng.
  • Khi gây những tổn thương niêm mạc cộng với việc giãy dụa của trẻ sẽ có khả năng gây viêm tai giữa
  • Đặc biệt khi cha mẹ không cẩn thận nước còn ngược xuống hệ hô hấp từ đó gây sặc ở phổi của em bé.

Chính vì những nguyên nhân trên thì các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên cha mẹ không nên rửa mũi quá 3 ngày nếu trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Hơn thế nữa kèm theo những dấu hiệu ho, ho có đờm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị sao cho kịp thời.

huong-dan-cach-ve-sinh-mui-cho-tre-so-sinh-dung-cachSử dụng dụng cụ rửa mũi đúng cách

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn

Khi vi khuẩn phát triển càng nhiều thì lượng dịch mũi ngày càng tăng khiến cho cơ thể phản ứng lại gây ra tình trạng viêm nhiễm bằng cách tiết ra nhiều dịch nhầy. Do đó, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì dịch mũi sẽ chảy xuống họng gây viêm họng hoặc chảy qua lỗ tai rất dễ khiến bé bị viêm tai giữa.

Tiến hành vệ sinh mũi sạch sẽ là việc rất cần thiết bởi trong mũi chứa rất nhiều vi sinh vật. Mũi sạch có thể làm giảm số lượng vi sinh vật trong miệng, tai và họng giúp trẻ hô hấp được tốt và hiệu quả hơn.

Mũi của trẻ nhỏ cần sạch sẽ để giảm bệnh viêm mũi, nhiễm khuẩn và những bệnh lây lan qua đường hô hấp như:

  • H5N1
  • Sởi
  • Cảm cúm
  • Viêm phế quản

Cha mẹ để trị khỏi bệnh cho bé cũng như phòng những bệnh lý về đường hô hấp cần phải vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên đúng cách và an toàn. Hiện nay một trong những biện pháp có thể nói là an toàn nhất cho trẻ sơ sinh là vệ sinh mũi bằng nước muối. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên lưu ý những điều cần tránh khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách:

Không được dùng miệng hút mũi cho bé

Đây là cách làm mà rất nhiều cha mẹ đã vô tình làm cho trẻ sơ sinh mắc phải những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Lý do vì trong miệng của người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho em bé. Chính vì thế các mẹ nên chú ý vệ sinh răng miệng cho mình trước khi làm việc này. Tuy nhiên nếu mẹ đang mắc những bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp thì tuyệt đối không được hút mũi cho trẻ.

Không vệ sinh mũi bằng nước muối quá nhiều

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch không được tốt tuy nhiên khi tiết ra một chất nhầy trong mũi thì nó sẽ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên đồng thời ngăn chặn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài vào trong cơ thế. Chính vì thế nếu cha mẹ rửa mũi bằng nước muối quá nhiều sẽ làm teo niêm mạc mũi ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của em bé.

Không nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé

Cha mẹ nên tránh vì nước ép tỏi rất cay không phải trường hợp nào cũng dùng được phương pháp này. Cùng với niêm mạc của trẻ rất mỏng từ đó dễ xảy ra hiện tượng bỏng. Nếu trẻ không thở được bằng mũi mà thở bằng miệng làm gia tăng tình trạng viêm họng, viêm phổi do không khí không được làm ẩm.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả cùng những lưu ý mà cha mẹ nên tránh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Ngoài ra bạn cũng cần cập nhật các thông tin về các bệnh để tăng vốn kiến thức của mình như Nguyên nhân, dấu hiệu thiếu máu ở trẻ sơ sinh

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.