Những điều cần biết về hội chứng tim tan vỡ

 30/11/-1 00:00 |  783 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Đây không chỉ là một phép ẩn dụ về mặt văn học mà hình ảnh trái tim tan vỡ nó là một loại bệnh lý đã được ngành Y ghi nhận.

Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

Hội chứng trái tim tan vỡ là tình trạng bệnh tim tạm thời thường xảy ra do những tình huống căng thẳng ví dụ như mất người thân. Đối với tình trạng này cũng có thể được gây ra bởi bệnh tật hoặc phẫu thuật nghiêm trọng. Đối với những người bị hội chứng tim tan vỡ có thể bị đau ngực đột ngột có thể hiểu là bị nhồi máu cơ tim.

nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-tim-tan-vo.jpgNhững điều cần biết về hội chứng tim tan vỡ

Hội chứng tim tan vỡ xảy ra do sự gián đoạn tạm thời về chức năng bơm máu bình thường tại một vùng tim cụ thể. Ngoài ra, phần còn lại của tim sẽ hoạt động bình thường hoặc có các cơn co thắt mạnh hơn. Đối với hội chứng trái tim tan vỡ có thể do phản ứng của tim với sự gia tăng các kích thích tố chất căng thẳng.

Ngoài ra, hội chứng trái tim tan vỡ cũng được gọi là bệnh lý cơ tim takotsubo. Hội chứng phình đỉnh tim hoặc bệnh cơ tim do căng thẳng. Các triệu chứng hội chứng trái tim tan vỡ có thể điều trị được và tình trạng này thường tự thay đổi trong vài ngày hoặc vài tuần.

Mức độ phổ biến của hội chứng trái tim tan vỡ?

Đối với hội chứng trái tim tan vỡ nó cũng được coi là một tình trạng hiếm gặp nó chỉ ảnh hưởng đến khoảng 2% những người bị bệnh tim. Hầu hết những người trải qua các giai đoạn của bệnh cơ tim căng thẳng còn tùy thuộc vào phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Bạn thử thảo luận với các bác sĩ để có thể biết thêm thông tin.

Hội chứng này nó chỉ ảnh hưởng đến khoảng 2% những người bị bệnh tim, hầu hết những người trải qua các giai đoạn của bệnh tim căng thẳng là phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Hội chứng trái tim tan vỡ khác với cơn đau tim như thế nào?

Các cơn đau tim thường do tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn do động mạch tim. Cùng với sự tắc nghẽn này là do cục máu đông hình thành tại vị trí thu hẹp bởi tích tụ mỡ (xơ vữa động mạch) trong thành động mạch. Ngược lại, đối với hội chứng trái tim tan vỡ, các động mạch tim không bị tắc nghẽn, mặc dù lưu lượng máu trong động mạch của tim có thể bị giảm.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng trái tim tan vỡ là:

  • Đau ngực.
  • Khó thở.

Bất kỳ cơn đau ngực kéo dài hay dai dẳng nào đều có thể là dấu hiệu cửa cơn đau tim. Chính vì vậy bạn cần cẩn trọng và gọi cấp cứu nếu bị đau ngực. Đặc biệt bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Đặc biệt nếu như bạn có gặp bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

"Thủ phạm" chính là bộ não!

Những nghiên cứu mới đây cho rằng hội chứng trái tim tan vỡ như đã nói trên thực chất là một biểu hiện có kịch bản do não bộ viết ra hoặc là dàn dựng. Có một nhóm chuyên gia nghiên cứu tại bệnh viện Thụy Sĩ đã phân tích hoạt động não của 15 bệnh nhân bị hội chứng Takotsubo và đã so sánh kết quả với hoạt động não của 39 người khác đang có sức khỏe tốt.

Trong một bài đăng trên tạp chí European Heart Journal ra ngày 5-3-2019, nữ giáo sư Jelena Templin-Ghadri, đồng tác giả của nghiên cứu trên, đã tóm tắt như sau: "Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng minh được rằng ở những bệnh nhân bị hội chứng Takotsubo, các kết nối thần kinh của não đã mất đi tính đồng bộ, hay nói cách khác là tính kết nối của não bộ bị suy giảm đi ít nhiều do phải xử lý những cảm xúc quá mạnh tác động vào. Chính điều này đã khiến cho đối tượng sau đó nhạy cảm hơn rất nhiều trước những cảm xúc mạnh mẽ dồn dập tiếp theo".

Nguyên nhân

Một nguyên nhân chính gây ra hội chứng trái tim tan vỡ sẽ không rõ ràng, các chuyên gia cho rằng gia tăng các kích thích tố căng thẳng như: adrenaline, có thể tạm thời làm tổn thương tim của một số người. Tình trạng co thắt tạm thời các động mạch lớn hay nhỏ của tim cũng góp phần gây ra vấn đề này. Đối với hội chứng này thường xảy ra sau sự cố về thể chất hoặc cảm xúc mãnh liệt. Một số tác nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ là:

  • Chẩn đoán về một bệnh hiểm nghèo
  • Bị lạm dụng
  • Mất hoặc thắng rất nhiều tiền
  • Tranh cãi gay gắt
  • Một bữa tiệc bất ngờ
  • Trình diễn trước công chúng
  • Mất việc
  • Ly hôn
  • Căng thẳng thể chất như cơn hen suyễn, tai nạn xe hơi hoặc phẫu thuật lớn.

Một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ (hiếm gặp) do làm gia tăng các kích thích tố căng thẳng, bao gồm:

  • Epinephrine (EpiPen, EpiPen Jr.), được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nặng hoặc cơn suyễn nặng.
  • Duloxetine (cymbalta), một loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề về thần kinh ở những người bị tiểu đường hoặc điều trị trầm cảm.
  • Venlafaxine (Effexor XR) điều trị trầm cảm.
  • Levothyroxine (synthroid, levoxyl), một loại thuốc được kê toa cho những người có tuyến giáp không hoạt động đúng cách.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ như:

  • Giới tính. Hội chứng này ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn nam giới.
  • Tuổi. Phần lớn những người bị hội chứng trái tim tan vỡ đều lớn hơn 50 tuổi.
  • Có tiền sử bị bệnh thần kinh. Những người bị rối laojn thần kinh như chấn thương đầu hoặc rối loạn co giật (động kinh) có nguy cơ bị hội chứng trái tim tan vỡ nhiều hơn.
  • Đã hoặc đang có một rối loạn tâm thần. Nếu đã mắc rối loạn như lo âu hoặc trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ cao bị hội chứng trái tim tan vỡ.

 TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC NĂM 2019

nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-tim-tan-vo.jpgChẩn đoán và cách điều trị bệnh

Chẩn đoán và điều trị

Nếu như bác sĩ nghi ngờ bạn bị hội chứng trái tim tan vỡ họ sẽ thăm khám và làm các xét nghiệm sau đây để có thể chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Bệnh sử cá nhân và khám sức khỏe: Ngoài việc khám thực thể thì các bác sĩ cần biết về bệnh sử của bạn đặc biệt là đối với những bạn đã từng có các triệu chứng bệnh tim hay chưa. Đối với những người bị hội chứng trái tim tan vỡ thường không có bất kỳ triệu chứng bệnh tim nào trước khi được chẩn đoán mắc bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cần biết bạn có trải qua bất kỳ căng thẳng lớn gần đây như mất người thân.

Điện tâm đồ (ECG): Đối với xét nghiệm này kỹ thuật viên sẽ đặt điện cực trên ngực bạn để có thể ghi lại các xung điện làm cho tim đập. ECG ghi lại những tín hiệu điện này và có thể giúp bác sĩ phát hiện những bất thường về nhịp tim và cấu trúc tim. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm tim để có thể xem tim có bị phình to hay có hình dạng bất thường. Đó được xem là những dấu hiệu của hội chứng trái tim tan vỡ. Nếu như xét nghiệm không xâm lấn này bao gồm cả siêu âm ngực, cho thấy hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim. Sóng siêu âm được truyền đi và tiếng vang của chúng được ghi lại bằng một thiết bị đầu dò đặt bên ngoài cơ thể. Máy tính sử dụng thông tin từ bộ chuyển đổi để tạo ra hình ảnh chuyển động trên màn hình video.

Xét nghiệm máu: Đối với những người bị hội chứng tim tan vỡ đều có lượng enzyme trong máu tăng lên. Vì thế các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu nhằm kiểm tra các enzyme này để giúp chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ.

X-quang ngực: Có thể các bác sĩ sẽ chụp X-quang ngực để xem tim có bị phình to hay có hình dạng điển hình của hội chứng trái tim tan vỡ hoặc để xem liệu có bất kỳ vấn đề nào trong phổi có thể gây ra các triệu chứng của bạn hay không.

Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): Từ trường tạo ra hình ảnh chi tiết giúp bác sĩ đánh giá tim.

Chụp mạch vành: Trong chụp động mạch vành một loại thuốc nhuộm có thể nhìn thấy bằng máy X-quang được tiêm vào các mạch máu trong tim. Sau đó, máy X-quang nhanh chóng chụp một loạt các hình ảnh (mạch đồ) giúp bác sĩ quan sát chi tiết bên trong các mạch máu.

Bởi do hội chứng trái tim tan vỡ thường giống các dấu hiệu và triệu chứng của một cơ đau tim. Vì thế, bác sĩ thường nhanh chóng cho chụp mạch vành để có thể loại trừ cơn đau tim. Đối với những người bị hội chứng trái tim tan vỡ sẽ không bị tắc nghẽn mạch máu, nhưng những người bị đau tim thường có tắc nghẽn nhìn thấy trên chụp mạch.

Nếu chắc chắn bạn không bị đau tim, bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu và triệu chứng của bạn có phải do hội chứng trái tim tan vỡ gây ra hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng trái tim tan vỡ?

Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể nào cho việc điều trị hội chứng đau tim này. Thế nhưng, trên việc khám lâm sàng thì các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc trong việc điều trị suy tim như:

  • Thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu.
  • Các thuốc chẹn beta giao cảm thường được chỉ định để bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài với mục đích ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực tái phát do chúng làm giảm tác động của adrenaline và các kích thích tố căng thẳng khác và Aspirin cũng sẽ được sử dụng nếu bệnh nhân có xơ vữa động mạch kèm theo.

Bệnh sẽ được điều trị giống như điều trị những cơn đau tim cho đến khi có chẩn đoán một cách rõ ràng. Hầu hết mọi người ở lại bệnh viện cho đến khi hồi phục. Bên cạnh đó thì một số hoạt chất sinh hoạt từ thiên nhiên có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu của tim. Tăng cường cung cấp năng lượng cho các tế bào cơ tim điển hình như L- Carnitin hay các thành phần trong cây Đỏ ngọn, Bồ hoàng… cũng được nhiều chuyên gia tim mạch khuyên dùng để giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các cơn đau thắt ngực và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim về sau. Dưới đây là chia sẻ của những người bệnh tim mạch đã dứt hẳn cơn đau ngực, mệt mỏi… với giải pháp này:

Đặc biệt các biện pháp để hạn chế những căng thẳng về tâm lý cũng rất quan trọng khi điều trị hội chứng này. Nếu được điều trị tốt thì các triệu chứng của bệnh nhân sẽ được cải thiện sau 1-4 tuần điều trị, hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 tháng. Ngoài ra, các thủ thuật thường sẽ được sử dụng nhằm điều trị chứng đau tim giống như nong mạch vành đồng thời đặt stent mạch vành hoặc thậm chí phẫu thuật đều không hữu ích trong điều trị hội chứng trái tim tan vỡ.

Đối với những thủ thuật này được sử dụng để có thể điều trị các động mạch bị tắc nghẽn đây không phải là nguyên nhân để có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ. Tuy nhiên, chụp động mạch vành có thể được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.