Đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai và các lưu ý mà mẹ bầu cần biết

 18/07/2020 17:30 |  602 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Trần Thị Mai

Mẹ bầu có biểu hiện đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai sẽ lo lắng khi gặp triệu chứng đó. Thực tế vấn đề này có gây nguy hiểm cho mẹ bầu, thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cụ thể dưới bài viết để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Đau bụng dưới bên trái là khu vực bên trái từ rốn đến xương chậu. Đây là một triệu chứng thường gặp và có đến khoảng 80% bà bầu gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân của tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai

Khi bị đau bụng bên trái không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm mà sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó mà bạn nên tìm hiểu các nguyên nhân gây ra đau nhói dưới bụng là điều cần thiết. Một số các nguyên nhân như:

Đau do sinh lý bình thường của thai kỳ

Khi mới bước vào giai đoạn đầu của thai kỳ do hợp tử tạo thành giữa tinh trùng và trứng, di chuyển và đang dần bám vào thành tử cung để làm tổ và chuẩn bị cho quá trình sinh trưởng, phát triển nên sẽ gây ra các cơn đau nhói bụng dưới bên trái.

Trong trường hợp này mẹ bầu không cần quá lo lắng vì đây là trường hợp bình thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Việc cần làm trong giai đoạn này là giữ sức khỏe thật tốt để thai nhi phát triển một cách tốt nhất.

Xem thêm các bài viết liên quan:

dau-nhoi-bung-ben-trai
Đau nhói bụng bụng dưới bên trái khi mang thai 

Do tử cung của người mẹ phát triển

Việc tử cung của mẹ nở rộng là do thai nhi ngày càng lớn dần lên. Điều này sẽ gây ra chèn ép lên đường ruột. Đây là một trong những lý do gây ra hiện tượng đau bụng trái.

Do đau dây chằng  tròn

Dây chằng tròn nằm ở vị trí gần háng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho tử cung trong thời kỳ mang thai nhờ vào khả năng phát triển. Do đó mẹ bầu thấy đau nhói bụng dưới bên trái gần háng là chuyện khá bình thường, khả năng cao xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2.

Tử cung nghiêng về phía bên phải

Khi tử cung nghiêng về bên phải thì phần dây chằng bên phải sẽ được thư giãn và đồng nghĩa với việc dây chằng bên trái bị kéo căng.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây ra đau bụng dưới bên trái như các cơn gò sinh lý Braxton hicks, viêm tuyến tụy… Các bạn thắc mắc nên hỏi ý kiến các  bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác và rõ ràng hơn.

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có nguy hiểm không?

Có những trường hợp đau bụng dưới bên trái khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho bà bầu và cần hết sức cẩn thận khi mắc phải, cụ thể như:

Nang buồng trứng

Khi thai đã vào tử cung thì phần còn lại của nang buồng trứng sẽ tích tụ lại và tạo thành quả trứng và trong 3 tháng đầu của thai kỳ nó sẽ co lại. Các luteum thể vàng sẽ tồn tại trong thời gian đầu của thai kỳ để sản xuất ra các hormone cần thiết. Nhưng khi thời gian kéo dài sẽ làm xuất hiện các u nang và chứa chất lỏng.

Tuy nhiên không cần quá lo lắng vì phần lớn u nang có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt u nang phát triển to quá mức bình thường gây vỡ nang hoặc xoắn nang gây đau bụng dữ dội. Khi bị như vậy sẽ rất nguy hiểm.

Mang thai ngoài tử cung

Trong thời gian đầu của thai kỳ mẹ bầu có cảm giác đau thắt bụng dưới bên trái nếu trứng được cấy vào ống dẫn trứng phía bên trái.

Khả năng sảy thai cao

Xuất hiện cơn đau nhói bụng dưới bên trái kèm theo chảy máu âm đạo là dấu hiệu của vấn đề nguy hiểm như sảy thai. Khi thấy có các triệu chứng này, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý gấp, hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Bong nhau thai trong thời kỳ mang thai

Vào tam cá nguyệt thứ 3, những cơn đau trong tử cung rất có thể báo hiệu cho vấn đề bong nhau thai. Tình trạng này xảy ra khi nhau thai tách khỏi tử cung quá sớm và gây ra những xáo trộn, mẹ sẽ cảm giác đau dữ dội vùng bụng, co thắt ở tử cung, chảy máu âm đạo…

Tiền sản giật

Tiền sản giật trong thời kỳ mang thai sẽ khiến mẹ đau phía xương sườn trái. Tiền sản giật gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé nên cần hết sức lưu ý.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Mẹ bầu khi thấy có các triệu chứng dưới đây cần đến cơ  sở y tế gần nhất hoặc liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, cụ thể như:

  • Thấy có triệu chứng đau bụng dưới dữ dội khi mang thai, đặc biệt đau nhiều ở bên trái và ở mức độ không thể chịu đựng được. 
  • Xuất hiện dấu hiệu đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo. 
  • Nhận thấy có các cơn co thắt tử cung khiến đau bụng và xảy ra với cường độ liên tục.
  • Kèm theo các triệu chứng của huyết áp cao như: chóng mặt, đau đầu, khó thở, cơ thể mệt mỏi...
dau-bung-duoi-ben-trai
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi có triệu chứng đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai?

Nên làm gì khi bị đau bụng dưới bên trái trong thai kỳ? 

Dù là bất cứ triệu chứng bất thường nào xuất hiện trong thai kỳ mẹ bầu cũng đều cần chú ý đến biểu hiện, nguyên nhân và có phương pháp nào để xử lý hay không. Theo chia sẻ của các giảng viên Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì bạn có thể thay đổi một số thói quen sinh hoạt để giảm bớt cơn đau nhói bụng dưới khi mang thai như: 

  • Thực hiện thay đổi vị trí hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với mẹ bầu, tuy nhiên không nên cúi thấp người khi đang đứng hoặc ngồi để tránh dây chằng bị kéo căng. 
  • Tắm nước ấm hoặc uống nước để giảm bớt các cơn gò sinh lý trong giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Ăn thường xuyên các loại trái cây, rau củ, uống nhiều nước để bổ sung chất xơ tránh táo bón.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn các đồ cay nóng để giảm bớt áp lực cho đường tiêu hóa của mẹ bầu. 

Những lưu ý khi mang thai bị đau bụng trên bên trái

Mẹ bầu nên lưu ý xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên sử dụng các thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu hơn. Uống nhiều nước, có thể tham khảo thêm thực đơn chuẩn do các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý. 

Tuyệt đối không được dùng thuốc bừa bãi khi chưa có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. 

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ tuyệt đối kiêng quan hệ vợ chồng để giảm đau bụng. Tuy chuyện này không gây hại nhưng sẽ làm gia tăng các cơn co thắt tử cung và gây đau bụng. 

Chăm sóc thật tốt cho cơ thể, cần bổ sung đủ dưỡng chất nhằm tránh tình trạng thai nhi phát triển không khỏe mạnh, còi xương, suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa của mẹ rối loạn.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai, hy vọng đều là những thông tin bổ ích để mẹ mang thai khỏe mạnh và an toàn. Tuy nhiên các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu  bạn có các thắc mắc nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác, đầy đủ hơn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.