Có thể tử vong nếu tự ý dùng các loại thuốc này điều trị sốt xuất huyết tại nhà

 30/11/-1 00:00 |  600 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang vào mùa vì thế khi bị sốt nhiều bậc cha mẹ thường mắc phải sai lầm trong dùng thuốc khiến tình trạng bệnh của trẻ càng thêm trầm trọng.

Theo thống kê của Bộ Y tế cho hay, từ đầu năm 2019 đến nay dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại hầu hết các tỉnh thành, số ca mắc bệnh tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Mùa dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ gia tăng mạnh, vượt số mắc trung bình hằng năm là khoảng 100.000 ca/năm. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

co-the-tu-vong-neu-tu-y-dung-cac-loai-thuoc-nay-dieu-tri-sot-xuat-huyet-tai-nhaCó thể tử vong nếu tự ý dùng các loại thuốc này điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Nguyên nhân chính được cho rằng là do thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa cùng tốc độ đô thị hóa nhanh. Vì vậy nhiều công trình xây dựng, đất bỏ hoang, nhà trọ, lán trại, nghĩa trang… là môi trường thuận lợi cho muỗi và lăng quăng phát triển, truyền bệnh, khó kiểm soát triệt để. Tình hình dịch sốt xuất huyết 2019 trên cả nước đang có diễn biến phức tạp vì thế các gia đình cần hết sức cảnh giác trước những dấu hiệu của dịch bệnh để có thể phòng tránh sao cho kịp thời.

Đặc biệt khi bị sốt xuất huyết nên thận trọng dùng thuốc vì các loại thuốc không được dùng khi bị sốt xuất huyết mà các bậc phụ huynh lại không để ý tới. Liên quan tới điều này, GS.TS.Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, khi bị sốt xuất huyết, việc dùng thuốc hạ sốt không thể vội vàng và tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt.

Khi xuất hiện những dấu hiệu sốt cao liên tục như: mệt lả, nôn, buồn nôn nhiều, vật vã hoặc li bì, đau bụng nhiều, đau tức vùng gan, tiểu ít, có các chảy máu bất thường như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen... phải đến ngay cơ sở y tế. Đặc biệt, GS.TS.Nguyễn Văn Kính cho biết thêm, khi bị sốt xuất huyết, việc dùng thuốc hạ sốt không thể vội vàng và tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt.

Bác sĩ Kính lý giải thuốc aspirin cũng là loại thuốc hạ sốt, giảm đau tốt, nhưng bác sĩ không kê cho bệnh nhân sốt xuất huyết dùng. Tuy nhiên khá nhiều người bệnh lại tự ý dùng những thuốc hạ sốt, giảm đau aspirin, ibuprofen… Những loại thuốc này tuy có chức năng hạ sốt nhưng lại có tác dụng ức chế kết hợp với tập tiểu cầu chống đông máu. Nếu như bệnh nhân sử dụng chúng để điều trị sốt xuất huyết sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết, rối loạn đông máu và nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, trong sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em.

Ngoài ra, thuốc ibuprofen, mefenamic acid cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Do vậy, tuyệt đối không uống hai loại thuốc kể trên khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết. Theo GS Kính cho biết khi bị sốt xuất huyết, chỉ dùng paracetamol: “Khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em.”

Nếu như bị sốt xuất huyết không được dùng kháng sinh thì nhiều người nghĩ dùng kháng sinh nhằm làm yếu vi rút, nhưng không đúng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virut bằng cách thực bào nhưng lại làm cho vi rút phát triển nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong sốt xuất huyết, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây biến chứng.Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết và cách phòng tránh.

co-the-tu-vong-neu-tu-y-dung-cac-loai-thuoc-nay-dieu-tri-sot-xuat-huyet-tai-nha Sốt xuất huyết đang bùng phát, thận trọng khi dùng thuốc.

Trường hợp sốt xuất huyết ở những ngày đầu và chưa có dấu hiệu thì cần theo dõi và uống thuốc hạ sốt bù nước theo đường uống hoặc đường truyền nếu như có chỉ định của các bác sĩ. Nếu người bệnh được chẩn đoán sốt xuất huyết thì cần được làm các xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu hằng ngày để bác sĩ có thể đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, tránh tình trạng người bệnh phải vào viện quá muộn, gây những biến chứng đáng tiếc.

Để có thể phòng tránh dịch bệnh Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Ngoài ra, hàng tuần nên thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông. Người dân nên bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.

  • Hàng tuần, tiến hành loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
  • Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  • Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  • Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.
  • Không tự ý điều trị tại nhà.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.