Ngày 9-3, cơ quan chức năng bất ngờ đột nhập vào sạp của một vài người đang kinh doanh tại chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và phát hiện hàng trăm, thậm chí hàng nghìn kg thịt có dấu hiệu lở mồm long móng.
Thịt heo có biểu hiện bệnh lở mồm long móng kinh doanh trong chợ Bình Điền. Ảnh: BAN ATTP TP.HCM
Cụ thể, Đội Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) chợ Bình Điền (thuộc Ban Quản lý ATTP TP.HCM) vào kiểm tra sạp Hai Hụi (H1-191) của bà Nguyễn Thị Mỹ.
Tại thời điểm đó, sau khi kiểm tra thì phát hiện có đến hơn 620 kg thịt lợn không có dấu kiểm soát việc giết mổ phía trên thân. Ngoài ra, đội còn ghi nhận được hình ảnh móng chân bị bong tróc - dấu hiệu điển hình của bệnh long móng lở mồm.
Vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định nên bà Mỹ bị lập biên bản, thu giữ toàn bộ số thịt đó để tiến hành xử lý.
Trước đó 1 ngày, đội này cũng kiểm tra ông Bùi Văn Thoảng (tỉnh Bến Tre) đang kinh doanh thịt heo tại sạp Phong (H1-179). Kết quả, phát hiện ra 1.170 kg thịt lợn vì lỗi tương tự và cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản, tiêu hủy số thịt và xử phạt hành chính 47 triệu đồng.
Toàn đội tăng cường hoạt động để ngăn chặn tình trạng thịt lợn bệnh vào chợ, đến tay người tiêu dùng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trả lời về vấn đề này, Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP TP.HCM nói rằng dịch tả lợn châu Phi đang lây lan nhanh ở các tỉnh phía Bắc nên ban quản lý sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để sớm phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp bán thịt kém chất lượng.
Trước đó, giám đốc sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho rằng dịch tả heo châu Phi không có khả năng lây lan sang người, người dân không nên tẩy chay vội. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh khi lợn bị bệnh, hệ miễn dịch sẽ yếu nên dễ kéo theo các bệnh khác như long móng lở mồm, tai xanh,...Điều quan trọng là cần tìm hiểu rõ về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Nhằm giúp người dân lựa chọn thịt lợn an toàn, Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế đã hướng dẫn người dân cách nhận biết dịch tả lợn châu Phi:
Có các nốt xuất huyết dưới da, khu vực xung quanh tai giống như bị muỗi đôý, phần chân, ngực và vụng có màu tím xanh. Khi mổ ra có máu ở khoang ngực và bụng, xuất huyết ở toàn bộ nội tạng, lá lách phình to, không xẹp phổi, nhiều bọt, niêm mạc dạ dày, tắc ruột. Chúng ta có thể nhận biết bằng mắt thường. Nếu thấy màu nâu, thâm, đỏ thẫm và phần bì có nhiều lấm chấm hoặc tím tái phần tai, rỉ nước là thịt lợn bệnh hoặc do ôi.
Mẹo chọn thịt là lấy miếng có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng, không có đốm trên da và sờ vào thấy săn chắc. Lưu ý thịt ướp chất bảo quản sẽ đỏ tươi và săn nhưng không có độ đàn hồi. Khi cắt sâu sẽ bị nhũn, ra dịch, màu thâm, có mùi hôi. Khi rửa sẽ chuyển sang màu nhợt và có mùi tanh khó chịu, mỡ có màu vàng. Khi đem đun sôi sẽ đục, mùi hôi hơn, mỡ ở bề mặt sẽ tách ra thành những hình nhỏ, không nổi váng như loại thịt tươi.
Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo không nên mua ở những nơi trôi nổi, nên mua ở những cửa hàng chuyên cung cấp thịt sạch, không bì giá rẻ hơn một chút mà mùa ở những nơi nhiều ruồi nhặng, khói bụi mà không có biện pháp che chắn. Ngoài ra, mọi người cần tuân thủ nguyên tắc "ăn chín uống sôi". Việc chế biến cũng nên cẩn thận, nhở rửa thịt bằng nước muối pha loãng, rửa sạch tay trước và sau khi nấu, nấu xong nhớ ăn ngay, không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập. Không nên để thức ăn chín cạnh thức ăn sống, cạnh dụng cụ sơ chế. Các dụng cụ như dao, thớt cần được rửa sạch trước khi chế biến thực phẩm khác.
>>> Ăn thịt lợn mắc dịch tả châu Phi thì sao?
>>> Những loại thuốc TUYỆT ĐỐI không được dùng chung vì RẤT nguy hiểm
Nguồn tin: Báo điện tử Pháp luật
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.