Theo số liệu thống kê tại khoa sơ sinh của các bệnh viện, trung bình mỗi ngày có hàng chục trẻ nhập viện vì viêm phổi. Đa số những trẻ đó nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV.
Vào thời điểm giao mùa số ca mắc bệnh này càng gia tăng với những diễn biến phức tạp, không ít trẻ phải cho thở bằng oxy trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện.
Số ca mắc viêm phổi do virus RSV ngày càng tăng nhanh
Theo bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, virus RSV, (RSV viết tắt của cụm từ Respiratory Syncytial Virus tạm dịch virus hợp bào hô hấp) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp ở trẻ, nhất là viêm phế quản và viêm phổi có khả năng lây lan nhanh. Thời điểm thích hợp nhất để chúng bùng phát và lúc giao mùa. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thể trị chứng ho, đờm, tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh. Bởi lẽ dùng kháng sinh không những không có tác dụng mà còn làm chậm quá trình điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ.
Các triệu chứng khi trẻ bị nhiễm virus RSV giống với bệnh cảm lạnh thông thường như chảy nước mũi, ho khan, sốt nhẹ, kén ăn,…Đó là lý do khiến nhiều người chủ quan, coi thường. Những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến thở thanh, hơi thở khò khè, da mặt tím tái. Nếu được điều trị đúng cách sẽ tự khỏi trong một vài tuần, nếu không sẽ tăng nguy cơ tử vong.
Những đứa trẻ còi cọt, thiếu chất, hệ miễn dịch kém càng dễ bị virus RSV xâm lẫn và thâm nhập. Ngoài ra, những đứa trẻ mới sinh, tuổi đời còn ngắn, mắc bệnh tim, đẻ non, thiếu cân,…do cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện cùng với sức đề kháng kém là những đối tượng dễ bị virus hợp bào hô hấp tấn công.
Khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng trên, các mẹ không tự ý cho con dùng thuốc mà nên đưa con đến khám ở những cơ sở Y tế gần nhà để được các bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp. Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin.
Nhiều ca nhiễm RSV nặng phải thở bằng oxy trong suốt quá trình điều trị
Cũng không nên quá lo lắng mà đưa con đến những bệnh viện lớn. Bởi rất có thể trên đường vận chuyển bé đến viện khiến bé bị suy hệ hô hấp. Chưa kể, tâm lý “đi viện trên cho yên tâm” vô tình đã khiến tình trạng quá tải ở bệnh viện làm cho nguy cơ lây nhiễm chéo, ảnh hưởng đến bệnh nhi khác hoặc ảnh hưởng đến đứa trẻ. Hơn nữa, có những bác sĩ ở các cơ sở Y tế tuyến dưới cũng có trình độ không thua kém tuyến trên, ví dụ như trường hợp này bị bs BV thành phố trả về vì cho rằng khả năng sống sót chỉ còn 1% nhưng lại được các BS ở bệnh viện huyện cứu sống bệnh nhân trong lúc chuẩn bị mổ khám tử thi.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Con đường lây lan của virus RSV là loại virus là qua đường hô hấp. Virus có thể truyền từ người bệnh sang người khác trong lúc nói chuyện, chạm phải chất dịch hoặc hít phải không khí có nhiễm virus Nó có khả năng sống trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, tay chân đến vài giờ. Do đó làm thế nào để ngăn ngừa sự xuất hiện của virus lên cơ thể trẻ. Bố mẹ nên phòng ngừa virus RSV cho con như sau:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
- Không hôn trẻ bừa bãi
- Không cho trẻ tiếp xúc với những người ốm
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người lúc giao mùa
- Cải thiện môi trường sống, giữ môi trường sống cho trẻ con lành mạnh, không khói bếp, khói thuốc
THVL | Trẻ ồ ạt nhập viện do bị virus nguy hiểm tấn công
Ngoài bệnh viêm phổi, một số bệnh có thể phát triển nhanh thành dịch bệnh ở trẻ như: bệnh sốt xuất huyết, bùng phát dịch tay chân miệng,...Vì vậy, cha mẹ cần dành nhiều thời gian để kiểm tra, theo dõi sức khỏe của con, tránh để bệnh nặng rồi mới tìm cách chữa, vừa tốn kém, vừa lâu khỏi và có thể...mất con.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.