Trong những dòng tâm sự, cô muốn nhắn nhủ tới những người trẻ rằng hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm, đừng thức khuya nữa, hãy ăn uống điều độ và rèn luyện sức khỏe.
>>> Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi khám chữa bệnh tại BV Bạch Mai Hà Nội
>>> Liệt não vì sử dụng ma túy đá tổng hợp
Ở độ tuổi đẹp nhất của đời người với bao ước mơ hoài bão, ai cũng mong có đủ sức khỏe để biến giấc mơ trở thành hiện thực. Cũng như bao người, nữ sinh Trường Đại học Ngoại thương 21 tuổi cũng có một ước muốn hết sức bình dị được khoác lên mình chiếc áo cử nhân mỉm cười thật tươi trong buổi lễ tốt nghiệp, mang tấm bằng về khoe bố mẹ, ông bà rằng con đã ra trường. Ở độ tuổi ấy, cô vẫn chất chứa nhiều ước mơ và khát khao về tình yêu đôi lứa. Tưởng những khoảnh khắc ấy gần trước mắt mà nào ngờ xa tận chân trời. Chỉ còn 2 tháng nữa là hoàn thành chương trình học để làm khóa luận nhưng cuộc sống có quá nhiều điều bất ngờ, rủi ro có thể đến lúc nào không ai hay. Ngay cả một ước mơ bình dị cũng trở thành điều xa vời với cô vì căn bệnh ung thư máu. Đọc tâm thư của cô có lẽ không ai không khỏi rơi nước mắt, không khỏi buồn đau trước hoàn cảnh bi thương này. Cô bắt đầu mắc bệnh vào ngày 9/8/2018.
Bệnh ung thư máu - căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
Cô viết: Càng ngày cô càng thấy mệt, không đủ sức để tham gia những buổi đi bộ cùng bạn bè, có tham gia thì lê thê những bước chân phía cuối than thở; những lúc giao mùa, trời trở gió là đau nhức toàn thân, răng bắt đầu chảy máu, cô vẫn nghĩ là bệnh răng miệng bình thường. Bỗng một ngày, tim đập quá nhanh, đau nhói, đập mạnh đến mức nghe rõ mồn một nhịp đập, cố gắng “lết” ra đường bắt xe về quê để bố mẹ đưa đi khám ở bệnh viện tỉnh. Các bác sĩ không tìm ra bệnh nên nằm truyền máu ở đó 7 ngày rồi chuyển lên HN.
Rồi cô bỏ thi
Giây phút chờ đợi bác sĩ công bố kết quả xét nghiệm chọc dò dịch tủy và máu rất khó để nói thành lời, nó như là một giấc mơ mà nhân vật chính là cô chỉ muốn tỉnh dậy. Kết luận cô bị ung thư máu, tay run, tai ù. Cô không khóc, không một giọt nước mắt rơi còn bố mẹ mắt đỏ hoe, khóc đến cạn nước mắt, cô không dám đối diện họ mà ngồi lặng đi như chết rồi sau đó xin đi vệ sinh và ngồi ngoài khóc nức nở.
Tâm thư của cô làm thức tỉnh giới trẻ
Cô bắt đầu nhớ những khoảng trời bình yên, hạnh phúc bên tình yêu, kỷ niệm với bạn thân, những dặn dò yêu thương của bố mẹ, những trò đùa vô bổ, ngô nghê và cả những khó khăn mà cô đã trải qua trong suốt quãng đường sinh viên. Chợt nhớ rồi chợt tiếc! Tiếc là vì thời gian qua cô đã không quan tâm người khác nhiều hơn một tý, chăm sóc bản thân chu đáo hơn một tý,…Rồi lại òa khóc đến sưng hết mắt mà bệnh viện ngoài nhà vệ sinh thì chẳng còn chỗ nào có thể trốn vào nữa.
Ranh giới giữa sự sống và cái chết vốn mỏng manh. Những lúc còn khỏe mạnh, ai đã từng có suy nghĩ ngốc nghếch rằng mong mình ốm nhẹ một vài tuần để được nghỉ ngơi không? Chắc hẳn là có nhưng đến lúc ngã bệnh thì chỉ muốn quay lại một cuộc sống bình thường mà như cô gái này thì mãi mãi không có nữa. Cô khuyên các bạn trẻ hãy nghỉ ngơi hợp lý, hãy ăn uống, tập luyện thể dục đều đặn, đặc biệt là đừng thức khuya nữa, đừng để như cô giờ nhìn lại cánh cửa bên ngoài mà tay không thể với tới.
Cô cũng chia sẻ thêm: Ở trong bệnh viện mới thấy sợ bệnh. Rất nhiều người trẻ mắc bệnh họ vẫn lạc quan, nghị lực phi thường đáng khâm phục, mình chưa từng nghĩ cuộc đời mình lại giống như những thước phim Hàn Quốc mình từng xem, tiếc rằng là những thước phim kết thúc không có hậu. Mình vẫn còn đó nhiều ước mơ dang dở, nhất là ước mơ sắp tới, tốt nghiệp một trường danh tiếng, vẫn chưa gặp được người sẵn sàng nắm tay mình đi hết cuộc đời, vẫn chưa được mặc váy cưới làm cô dâu xinh đẹp nhất, chưa nói đến chuyện công việc, báo hiếu bố mẹ. Mình không biết đến ngày nào thần chết sẽ đưa mình đi nhưng với mình và các bạn, sự sống nay còn có thể mai mất. Sống được ngày nào hãy đối xử tử tế với bản thân và với người khác.
Hiện nay, thức khuya là thói quen không tốt nhưng rất khó bỏ, nhất là những bạn trẻ học tập ở thành phố, không có sự quản lý sát sao của bố mẹ. Người thì ôn thi, người thì chạy deadline, cày phim hay tán phét những chuyện tầm phào, café xuyên đêm, phượt xuyên đêm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Rất nhiều nghiên cứu đã kết luận ngủ sau 23h đêm sẽ khiến cơ thể bị thay đổi nhịp sinh học dẫn đến hỏng một số cơ quan hoặc suy giảm nhiều chức năng. Dù cố gắng ngủ bù vào ngày hôm sau thì khả năng phục hồi sức khỏe cũng khó để lấy lại được trạng thái ban đầu. Theo các chuyên gia Y tế, thức khuya sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến não bộ, gây uể oải cho ngày làm việc hôm sau. Nếu thức khuya quá nhiều, tất yếu khả năng miễn dịch sẽ giảm không tạo ra được những kháng thể và tế bào chống lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ, bất thường, là cơ hội để các tế bào ung thư hình thành.
Ngay cả khi thức khuya để học tập cũng gây hại. Chưa kể, làn da sẽ xấu xí, xỉn màu, bệnh tim mạch, tiểu đường,...Việc thức khuya không giết bạn ngay lập tức mà từ từ đến một thời điểm nào đó khi giới hạn đã chạm mốc, cơ thể sẽ xuống dốc không hãm kịp, nơi chào đón bạn lúc đó chỉ còn là cửa “tử”. Vì vậy, dù khó nhưng hãy từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.