Tham khảo những kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai dưới đây để mọi việc diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được nâng cao khi kinh tế ngày càng phát triển. Nhu cầu ấy không đơn thuần dừng lại ở việc chữa bệnh mà là phòng bệnh. Quả thực, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Khám triểm tra định kỳ hàng tháng, hằng năm không còn là điều xa lạ với nhiều người. Một trong những địa chỉ khám uy tín được nhiều người dân tin tưởng ở Hà Nội là bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín bậc nhất tại Hà Nội
Đây là cơ sở Y tế đầu tiên ở nước ta được công nhận đạt chuẩn BV đa khoa, với quy mô lớn, có gần 1500 giường bệnh, đội ngũ bác sĩ, Dược sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, tốt nghiệp xuất sắc tại các trường đại học Y trong nước, quốc tế. Hiện, tại bv Bạch Mai có các khoa như: Tim mạch, Hồi sức - cấp cứu - chống độc, Thần kinh, Y học hạt nhân và ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh, Hoá sinh, Vi sinh,…Với những ưu điểm vượt trội về nhân lực và vật lực giúp giảm tỷ lệ tử, chỉ khoảng 0,85%. Do đó, người dân đến khám chữa bệnh ngày càng nhiều. Chính vì lẽ đó, nếu không “bỏ túi” những kinh nghiệm trước khi đến đây sẽ rơi vào tình trạng chờ đợi mỏi mòn.
1. Đi khám bệnh vào thời gian nào là thích hợp nhất?
Thời gian làm việc tại bệnh viện Bạch Mai là điều được khá nhiều người quan tâm. Theo lịch quy định, các cán bộ nhân viên làm việc tất cả các ngày trong tuần trừ chủ nhật, sáng từ lúc 6h 30 và kết thúc vào lúc 12h, buổi chiều từ lúc 13h30 và kết ngày vào lúc 18h.
Mách nhỏ: Đây là một trong những nơi khám và điều trị vào thứ 7 để khắc phục tình trạng quá tải ở bệnh biện. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho những ai phải làm việc theo giờ hành chính vào các ngày thường. Tuy là thứ 7 nhưng các bác sĩ vẫn làm những công việc như 5 ngày trước, bệnh nhân vẫn được giải quyết ổn thỏa mọi quyền lợi về bảo hiểm Y tế đúng tuyến hay trái tuyến theo luật định. Trước khi đi, nhớ mang theo thẻ bảo hiểm Y tế và những giấy tờ cần thiết khác.
2. Cách di chuyển đến BV Bạch Mai
Địa chỉ của bệnh viện Bạch Mai nằm tại số 78 Đường Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Những người dân sống trong khu vực này hoặc các quận lân cận thì có thể tự lái xe đến nơi. Nhưng những người ở xa khu vực này thì đội tình nguyện Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch xin hướng dẫn cụ thể một số phương tiện di chuyển an toàn, tiết kiệm nhất như sau:
Nếu ở các tỉnh xa: đi ô tô khách, tàu hỏa, máy may đến Hà Nội. Tại đây, có thể dùng ứng dụng Grab để đặt xe. Tại phần mềm này, nó đã tự hiển thị địa điểm xuất phát, bạn chỉ cần gõ điểm đến là số 78,… và nhấn đặt thì chỉ sau mấy giây là có nhân viên lái xe Grab gọi điện lại đón và chở bạn đến nơi. Với cách này, giá cả đã được niêm yết và báo về máy điện thoại của bạn, không phải lo sợ bị chặt chém như những xe ôm bên ngoài.
Còn nếu những sinh viên đang học tập tại địa bàn Hà Nội: Nếu không có phương tiện thì nên sử dụng xe bus để đi. Nếu ở gần thì một chặng, xa thì vài ba chặng là đến trạm cuối nằm cạnh bệnh viện, có thể tự đi bộ vào.
Hướng dẫn chi tiết đường đi đến Bệnh Viện Bạch Mai
- Đối với các tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ: Từ Hà Tĩnh trở ra Bắc (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam... ) đi xe khách đến bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát, tiếp tục đi theo đường Giải Phóng, qua cầu vượt Vọng là đến Bệnh viện Bạch Mai. Khoảng cách từ Bến xe Nước Ngầm đến Bệnh viện Bạch Mai khoảng 5km, khoảng 3,5km nếu từ bx Giáp Bát. Tuy hiện nay, các nhà xe của các tỉnh này không được phép đỗ ở bến xe Mỹ Đình nhưng có một số xe vẫn đỗ ở ngoài, cạnh BX Mỹ Đình để đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng. Vì vậy, nếu bạn đi những tuyến xe này khi đến ở bến xe Mỹ Đình thì tiếp tục bắt xe bus, grab, taxi về BV Bạch Mai, khoảng cách khoảng 10km.
- Đối với các tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh) đi xe khách hoặc các phương tiện khác qua cầu Thanh Trì -> Pháp Vân -> Giải Phóng rồi đến Bệnh viện Bạch Mai. Riêng các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh nếu đi đường cũ, có thể qua cầu Chương Dương, hỏi đường về Giải Phóng là đến Bệnh viện Bạch Mai.
- Đối với bệnh nhân đến từ khu vực Trung Du và miền núi Bắc Bộ như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn có thể đi qua đường Thăng Long Nội Bài -> Phạm Hùng -> Khuất Duy Tiến -> Nguyễn Trãi -> Trường Chinh rồi rẽ trái sang đường Giải Phóng là tới Bệnh viện Bạch Mai.
- Nếu ở các tỉnh Tây Bắc Bộ như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình đi về Hà Đông -> Trần Phú -> Nguyễn Trãi -> Trường Chinh (rẽ trái) -> Giải Phóng -> Bệnh viện Bạch Mai.
Chi tiết các tuyến xe buýt đến Bệnh viện Bạch Mai như sau:
* Xe bus số 03: BX Giáp Bát - KĐT Việt Hưng, Vincom Village
Chạy từ BX Giáp Bát - Giải Phóng - Lê Duẩn - Nguyễn Thượng Hiền - Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật - Long Biên - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Nguyễn Cao Luyện - Tòa nhà P3 KĐT Việt Hưng - Khu Green House - Trường Lâm - Vincom Village (TTTM Vincom Centrer Long Biên).
* Xe số 21: BX Giáp Bát - BX Yên Nghĩa
Xuất phát từ Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Phố Vọng - Giải Phóng - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc - Tây Sơn - Ngã tư Sở - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc Lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa. Lượt về: BX Yên Nghĩa - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Giải Phóng - BX Giáp Bát.
* Xe bus số 25: Nam Thăng Long - Giáp Bát
Xuất phát từ BX Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân - Bưởi – Đào Tấn - Liễu Giai - Kim Mã - Giảng Võ - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Xã Đàn - Giải Phóng - BX Giáp Bát.
* Xe số 28: BX Giáp Bát - Ðông Ngạc
Chạy từ BX Giáp Bát - Giải Phóng - Xã Đàn - Ô Chợ Dừa - La Thành - Giảng Võ - Ngọc Khánh – Kim Mã - Quay đầu tại 295 Kim Mã - Kim Mã - ĐTC Cầu Giấy - Cầu Giấy - Trần Đăng Ninh - Chùa Hà – Tô Hiệu - Nguyễn Phong Sắc - Trần Cung - Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - Hoàng Tăng Bí - Đông Ngạc.
* Xe bus số 32: Bến xe Giáp Bát - Nhổn
Điểm đi bắt đầu từ BX Giáp Bát - Giải Phóng - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Trần Bình Trọng - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Lê Trực - Sơn Tây - Kim Mã - Cầu Giấy - ĐTC Cầu Giấy - Cầu Giấy - Xuân Thuỷ - Hồ Tùng Mậu - Diễn - Đường 32 - Nhổn (ĐH Công nghiệp Hà Nội)
* Xe 41: Nghi Tàm – BX Giáp Bát
Điểm đón đầu tiên bắt đầu từ Chợ Quảng An - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Cửa Bắc - Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong - Chu Văn An - Tôn Đức Thắng - Khâm Thiên - Lê Duẩn - Giải Phóng - BX Giáp Bát.
3. Thủ tục hành chính khi khám chữa bệnh ở BV Bạch Mai
Những người cần khám nên căn thời gian để đến sớm vừa đỡ tắc đường vừa hoàn thành thủ tục hành chính như lấy sổ khám, nộp tiền,… trước lúc 6h 30 để có cơ hội được khám đầu tiên.
Đi khám thì những công đoạn không thể thiếu như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X Quang. Người nhà nên trực ở những phòng lấy phiếu kết quả để lấy nhanh và nộp số đo vào các phòng khác theo chỉ dẫn của nhân viên Y tế.
Bệnh viện Bạch Mai được ví là "chuyến xe định mệnh cuối cùng"
Những bác sĩ làm việc tại đây đều giỏi chuyên môn, giàu Y đức nhưng nếu có nhu cầu khám riêng, có thể xin liên lạc với một số bác sĩ nổi tiếng như: Lê Đức Hinh, Phạm Gia Khải, Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Năng An, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ, Trần Văn Chất, Trần Đức Thọ,…Họ đều là những Giáo sư Tiến Sĩ làm việc hết mình vì ngành Y.
4. Kinh phí dự trù khi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai
Chi phí cho một lần khám điều trị bao gồm chi phí đi lại, chi phí khám chữa bệnh, chi phí ăn uống, nghỉ ngơi. Nếu chỉ tính riêng chi phí khám chữa bệnh tại BV Bạch Mai Hà Nội thì khá rẻ, chỉ mất 50.000 đồng/ lần nếu khám với bác sĩ và mấy 100.000 đồng/ lần nếu khám với Giáo sư.
5. Ăn uống gì khi đi khám bệnh tại BV Bạch Mai
Các nhà hàng, quán cơm bình dân xung quanh bệnh viện bao giờ cũng đắt hơn những địa điểm khác. Chưa kể tình trạng thực phẩm bẩn, thiếu vệ sinh càng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, nếu đến sớm thì khám nhanh về nhanh. Vì thế, nếu không nhất thiết phải ăn cơm lúc này thì nên uống nước để giảm các đói hoặc chuẩn bị những đồ ăn lành mạnh như: ngô, ngoai, chu đáo hơn nữa thì mang cơm tự nấu đi.
6. Một số lưu ý khi khám và điều trị tại BVBM Hà Nội
Do số lượng bệnh nhân đến khám rất đông mỗi ngày, lên đến 2000 bệnh nhân/ ngày nên người có nhu cầu khám chữa bệnh tại đây cần lưu ý một số điều như sau:
Trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai được tổng hợp từ nhiều bệnh nhân đến đây từ nhiều địa bàn khác nhau. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ để khi đi khám, điều trị bệnh tại thành phố đắt đỏ, người dày đặc như kiến cỏ trở nên an toàn, tiết kiệm, nhanh chóng hơn. Nếu thấy hữu ích hãy cùng nhau share bài chia sẻ này cho bạn bè và người thân nhé!
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.