Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

 30/11/-1 00:00 |  697 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Viêm tai giữa có nguy hiểm không đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì hiện nay có rất nhiều người chủ quan trong việc điều trị cũng như thăm khám dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Khi đó khó điều trị và để lại những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chỉ ra những triệu chứng và cách phòng ngừa của bệnh viêm tai giữa.

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Để tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? thì trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu về căn bệnh này như thế nào?

Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, thế nhưng người lớn cũng không tránh khỏi nguy cơ bị mắc bệnh. Một trong những nguyên nhân do tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa chính là do các ký sinh trùng sinh sôi và phát triển bên trong hoặc bên ngoài môi trường tấn công gây nên. Hiện nay có 3 loại viêm tai giữa thường gặp là:

  • Viêm tai giữa cấp tính
  • Viêm tai giữa tiết dịch
  • Viêm tai giữa có mủ mãn tính
benh-viem-tai-giua-co-nguy-hiem-khong
Viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ 

Khi bị bệnh viêm tai giữa thì bệnh nhân thường gặp những biểu hiện như:

  • Chóng mặt
  • Ù tai
  • Sốt
  • Chán ăn
  • Sưng sau tai
  • Khó ngủ

Để có thể phân biệt được tình trạng bệnh cũng như chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất thì người bệnh cần được sự hỗ trợ từ các bác sĩ trong quá trình thăm khám như:

  • Dùng đèn soi tai bằng kính phóng đại
  • Dùng kiến hiển vi soi tai hoặc có thể nội soi tai

Theo như khoa Dược – Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết bệnh viêm tai giữa nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ không quá khó khăn. Người bệnh chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng tai và được chỉ định rửa sạch cũng như hút mủ trong ống tai bằng những lọ thuốc nhỏ xịt đồng thời kết hợp với các loại thuốc kháng sinh để có thể chống được viêm nhiễm gây ra. Viêm tai giữa nếu như không được kiểm soát tốt thì phương pháp điều trị sẽ rất khó khăn vì khi đó bệnh đã nặng. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm tai giữa gây nên bạn cần biết:

Chậm nói, chậm phát triển: Có rất nhiều người băn khoăn rằng bệnh viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm không? Thì đây chính là một trong những tác hại của bệnh vì viêm tai giữa sẽ khiến cho các chức ăng nghe của trẻ sơ sinh bị giảm sút và không thể nghe rõ những gì người khác nói. Từ đó dẫn đến việc không thể nói theo được nếu như để lâu dần thì trẻ sẽ có khả năng bị nói chậm, câm hoặc chậm phát triển trí tuệ..

Gây mất thính lực lâu dài: Một trong những biến chứng nặng của bệnh khi bị tổn thương viêm tai giữa nước nhầy sau màng nhĩ có thể dần hết đi nhưng chắc chắn vẫn sẽ tồn tại. Nếu như để lâu dài có thể gây hư hại cho màng nhĩ và chuỗi xương đưa âm thanh của bé. Tình trạng bệnh càng nặng có thể sẽ có nguy cơ mất khả năng nghe. Nặng hơn là điếc vĩnh viễn.

Gây hậu quả nội sọ: Đây là những biến chứng nguy hiểm khi viêm tai giữa xuất hiện khi đó những viêm tắc xoang tĩnh mạch bên cùng áp xe dưới màng cứng viêm não …. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Gây áp xe tai: Trong quá trình viêm tai giữa ngày càng trở nên nặng thì khi đó các khối u chứa đầy mủ sẽ khiến cho người bệnh đau đơn rất nhiều ở tai và xung quanh tai. Vì thông thường áp xe tai có thể sẽ tự lành tuy nhiên các bạn cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chích mủ thì khi đó sẽ nhanh khỏi bệnh và tránh sự nhiễm trùng có thể xảy ra đến bạn.

Có nguy cơ bị thủng màng nhĩ: Khi bị viêm tai giữa thì những nước nhầy và mủ sẽ tích tụ nhiều ở bên trong tai giữa và khi đó đè lên màng nhĩ không thể phóng ra bên ngoài. Khi đó các ổ mủ sẽ tự phải tách ra để chảy mủ ra ngoài từ đó có thể khiến cho bệnh nhân bị đau dữ dội và nguy cơ thủng màng nhỉ theo các bác sĩ chẩn đoán chiếm tỷ lệ rất cao.

Cha mẹ đọc thêm Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa? Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? để chăm sóc cho trẻ được tốt nhất.

Viêm xương chũm: Đây là tình trạng ô nhiễm lấn sâu vào hộp sọ và thái dương và hậu quả của việc này nếu như không được điều trị kịp thời sẽ xảy ra những biến chứng như;

  • nội sọ như áp xe não
  • viêm màng não dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Viêm tai giữa có yếu tố lây lan: Nếu như hiện tượng tai bị nhiễm trùng mà không được chữa trị kịp thời thì rất có thể sẽ lây lan sang những bộ phận xung quanh khác của cơ thể vì những bộ phận gần tai sẽ ảnh hưởng như: Não, hộp sọ … Loại nhiễm trùng này còn gây nên một số tác hại cho xương và hình thành các u nang chứa đầy mủ.

Với những biến chứng mà chúng tôi đề cập ở trên bạn đã trả lời được cho câu hỏi bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? rồi chứ. Để có thể tránh được những nguy hại này thì người bệnh cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời.

benh-viem-tai-giua-co-nguy-hiem-khong
Cho trẻ bú đúng cách để tránh mắc bệnh viêm tai giữa

Cách chữa viêm tai giữa hiệu quả

Tùy vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp để điều trị sao cho phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt là với bệnh viêm tai giữa trong giai đoạn đầu thì khi đó bác sĩ sẽ tiến hành nội khoa bằng cách kê đơn thuốc kháng sinh toàn thân và kết hợp với 1 số loại thuốc giúp các bệnh nhân có thể: Bớt đau, hạ sốt cũng như chống viêm và chống phù nề rất tốt. Ngoài ra, còn có thể kết hợp cũng như điều trị mũi và họng để bệnh nhanh khỏi hơn.

Đối với trường hợp bệnh viêm tai giữa có ống mủ tự phá vỡ màng nhĩ khi đó để có thể tống được dịch ra ngoài hay còn gọi là hiện tượng thủng màng nhĩ thì khi đó việc chữa trị sẽ rất khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

Những cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa

Phòng ngừa viêm tai giữa với người lớn:

Để phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh và bệnh không tiến triển nặng thì người bệnh cần phải chú ý vệ sinh tai sạch sẽ và nhẹ nhàng. Đặc biệt là cẩn thận khi tắm gội hoặc là đi biển… Vì tránh để nước bẩn tấn công vào tai hình thành những ổ viêm nhiễm cũng như tổn thương vùng niêm mạc. Thậm chí là biến chứng nặng thủng màng nhĩ.

Bệnh viêm tai giữa sẽ để lại rất nhiều nguy hiểm nếu như bạn không biết cách vệ sinh sao cho đúng cách. Đặc biệt là việc điều trị cần phải triệt để tránh bị tái phát lại nhiều lần. Do đó nếu xuất hiện bất kỳ những triệu chứng viêm tai giữa nào thì người bệnh cũng cần phải tiến hành gặp các bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời. Vì sự chủ quan của rất nhiều người mà có những người bệnh đã trở nên tốn kém về công sức, tiền bạc thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân mình.

Phòng ngừa viêm tai giữa với trẻ em:

Trẻ em rất dễ bị mắc phải viêm tai giữa vì sức đề kháng của trẻ còn khá non nớt nên bố mẹ cần phải có phương pháp chăm sóc con để con luôn khỏe mạnh.

  • Cần rửa sạch tay cho trẻ để giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh
  • Không tiếp xúc với người bệnh vì viêm tai giữa có khả năng lây lan
  • Không để trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc bởi đây là một trong những tác nhân gây cho tình trạng bệnh càng trở lên nặng hơn.
  • Hạn chế để nước vào tai trong quá trình tắm gội cho trẻ
  • Cần cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt phòng được những nguy cơ gây bệnh. Mẹ nên cho trẻ bú trong những tháng đầu đặc biệt là chú ý dinh dưỡng cho những trẻ lớn để hạn chế được những nguyên nhân gây nên bệnh.
  • Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình trong tư thế ngồi nghiêng để có thể tránh trường hợp trẻ bị nôn trớ trào sữa vào tai gây viêm nhiễm.
  • Trẻ bị nôn trớ mẹ cần phải vệ sinh nhẹ nhàng cho con
  • Tai – mũi – họng là 3 bộ phận thông nhau chính vì thế để tránh tình trạng viêm tai ở trẻ nhỏ thì mẹ cần vệ sinh sạch sẽ có trẻ cả mũi họng.

Trên đây chúng tôi đã trả lời cho câu hỏi bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.