Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ không phải ai cũng biết. Do đó mỗi người cần nắm rõ nguyên nhân để chủ động phòng ngừa, tránh mang những biến chứng do bệnh đột quỵ nguy hiểm.
"Kẻ thù" của bệnh đột quỵ
Bệnh đột quỵ là căn bệnh xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ khiến lượng oxy không đủ để cung cấp cho não hoạt động. Khi bị thiếu Oxy – mầm mống sự sống, một phần não sẽ bị tổn thương, bị liệt não. Theo Daily Mail, đột quỵ có 2 loại chủ yếu. Loại thứ nhất là đột quỵ thiếu máu cục bộ gây ra do cục máu đông, loại này chiếm khoảng 85% trường hợp bệnh. Loại còn lại là đột quỵ xuất huyết, hoặc xuất huyết não, chiếm 15% còn lại,
Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ có thể xảy ra với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Thay vì tìm cách điều trị bệnh đột quỵ với nhiều tác dụng phụ thì nên tìm cách đề phòng bệnh. Muốn giảm nguy cơ mắc bệnh thì phải giảm các yếu tố nguy cơ. Cụ thể những nguyên nhân gây bệnh đột quỵ là:
Một số bệnh lý có thể tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhất là ở người già:
Nhồi máu não: bệnh này thường gặp ở người già. Khi có cục máu đông làm các mạch máu bị tắc nghẽn gây ra đột quỵ.
Xuất huyết não: khi một động mạch nuôi não bị rò rỉ hoặc vỡ làm cho máu chảy bên trong não hoặc gần bề mặt não. Xuất huyết não ít gặp hơn nhưng tử vong cao hơn.
Cơn thiếu máu não thoáng qua: khi các mảng xơ vữa hoặc huyết khối động mạch lớn ở cổ vỡ ra làm tắc mạch máu nuôi não. Tình trạng này gây ra lưu lượng máu tới một vùng nào đó trên não bị tắc nghẽn và dẫn đến đột quỵ.
Bệnh tim: những người mắc bệnh tim cũng có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn những người có sức khỏe bình thường.
Bệnh đột quỵ phát sinh từ những bệnh nào?
Tăng huyết áp
Theo số liệu thống Tại Mỹ, hằng năm có đến hơn 3 triệu người bị chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp. Những bệnh nhân này có mức huyết áp cao hơn người bình thường, cao hơn 140/90 mgHg. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đúng cách hoặc tránh được bệnh này có thể giảm đến 48% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ và nguyên nhân chính gây ra huyết áp cao là rượu bia, chất kích thích. Càng dùng nhiều những chất này càng làm tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư. Bỏ rượu sẽ giảm được 6% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết luận béo phì là đại dịch tác động đến sức khỏe tim mạch của nhiều người. Điều đáng nói là nhiều người không hề ý thức được tác hại của căn bệnh này, cứ thực hiện một lối sống vô tổ chức.
Tiểu đường
Những người mắc tiểu đường có nguy cơ cao phát triển cục máu đông. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy kiểm soát tiểu đường giúp giảm 4% khả năng bị đột quỵ.
Cholesterol
Cơ thể có thể bị đột quỵ do rối loạn lipid máu, làm tắc nghẽn động mạch, hạn chế lưu lượng máu lưu thông đến tim khi mức cholesterol trong máu cao. Giảm hàm lượng cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt giúp giảm 27% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Chế độ ăn uống, tập luyện, môi trường làm việc là những nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ. Suy cho cùng, không tập thể dục và chế độ ăn uống không khoa học cũng là những nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên. Các nhà khoa học khẳng định lối sống lành mạnh có thể giúp giảm đến 90% nguy cơ đột quỵ.
Không thể dục thể thao
Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Không cần những bài tập riêng cho từng nhóm cơ hay bộ phận nào mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng, toàn thân như đi bộ, chạy bộ, làm việc nhà đều tốt cho sức khỏe nói chung.
Để tăng sức bền hoặc tăng cường cơ bắp thì nên áp dụng những bài tập phức tạp và nặng hơn, ví dụ như đẩy tạ hoặc đạp xe, bơi lội, chơi bóng chuyền, nhảy Erobic. Có những điệu nhảy đường phố vừa vui vừa tốt cho sức khỏe cũng thu hút nhiều bạn trẻ, trào lưu mới đây nhất là : Shuffle dance, trước đó có sexy dance, cover kpop,…
Vai trò của tập thể dục đối với việc phòng ngừa bệnh đột quỵ
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống khoa học phải cung cấp cho cơ thể đủ 4 nhóm dinh dưỡng chủ yếu, trong đó ưu tiên những thực phẩm giàu chất xơ, protein, tránh chất béo và đường, tinh bột để cải thiện sức khỏe. Chế độ ăn uống hợp lý quyết định 20% đến sự thành công của việc phòng ngừa bệnh đột quỵ.
Hút thuốc lá
Đừng bao giờ thử hút thuốc lá, dù chỉ một lần. Thuốc lá không chỉ gây ra ung thư phổi mà có thể làm tổn hại màng lót bên trong của động mạch, kích thích sự tích tụ chất béo tại đây. Nếu để quá lâu sẽ gây đau thắt ngực, đau tim dẫn đến đột quỵ. Một nghiên cứu cũng kết luận rằng bỏ thuốc lá sẽ giảm được 12% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Stress
Căng thẳng mệt mỏi là điều thường gặp trong xã hội hiện đại. Những áp lực về công việc, áp lực từ các mối quan hệ trong xã hội, những lo âu khi về già là nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ. Và chính tâm lý không ổn định sẽ dẫn đến việc thực hiện lối sống buông thả, sa vào những thói quen xấu, các tệ nạn hút thuốc, rượu chè, lười tập thể dục,…
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh đột quỵ kể trên còn có một số nguyên nhân khách quan từ gia đình, độ tuổi, giới tính. Những người có người thân từng bị đột quỵ, ở độ tuổi 55 trở lên hoặc những người nam thường có nguy cơ mắc đột quỵ hơn. Ở phụ nữ, việc mang thai, sinh con hay dùng những biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục không an toàn đều là nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ.
Trên đây là một số nguyên nhân gây bệnh đột quỵ chủ yếu mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp được. Các bạn cần ghi nhớ để có biện pháp đề phòng, bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.