Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Myonal 50mg là gì?

 03/05/2019 11:39 |  888 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Phương Thảo

Myonal là một loại thuốc phổ biến được người bệnh tin dùng khi gặp các triệu chứng về cơ. Tuy vậy, nhiều chuyên gia ngành dược đã khuyến cáo về các tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về loại thuốc Myonal.

Thông tin về thuốc Myonal 50mg

Myonal hay còn có tên khác là Eperisone Hcl với cơ chế hoạt động giãn mạch do những hoạt động trong hệ thần kinh và trên cơ mạch máu, thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng liên quan đến cơ.

Thuốc Myonal được điều chế dưới hai dạng bao gồm: dạng viên nang có thể uống trực tiếp và dạng nước dùng để tiêm.

Myonal được sử dụng để điều trị các bệnh về cơMyonal được sử dụng để điều trị các bệnh về cơ

Tác dụng của thuốc Myonal

Với cơ chế hoạt động nêu trên, Myonal được sử dụng với tác dụng cải thiện triệu chứng ở cơ gây ra do các bệnh có hội chứng cổ–vai–cánh tay, viêm bao mồ hôi bẩm sinh và đau lưng dạng thấp. Thuốc được chỉ định sử dụng điều trị các bệnh:

  • Tê liệt cổ tử cung, tử sống
  • Các chấn thương tủy sống, cột sống, chấn thương ở đầu và xơ cứng động mạch não
  • Những di chứng hậu chấn thương phẫu thuật
  • Bệnh xơ cứng não ở trẻ sơ sinh

Liều lượng và cách dùng của thuốc Myonal

Liều lượng sử dụng thuốc Myonal tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc. Dưới đây là những liều lượng thông thường và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng dành cho người lớn

Với trường hợp sử dụng thuốc dạng viên nang: Liều duy trì là 150 – 450mg, sử dụng hàng ngày tùy theo nhu cầu và mức độ thích ứng với thuốc. Người bệnh nên chia lượng thuốc ra thành ba phần bằng nhau sử dụng vào các thời điểm thích hợp như sáng – trưa – tối.

Với trường hợp sử dụng dạng uống tiêm: người dùng tiêm thuốc vào bắp với liều lượng thuốc Myonal 100mg, tiêm hai lần một ngày tiêm hoặc tiêm 1 ngày 100mg theo liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.

Nếu tiêm thuốc vào tĩnh mạch, người bệnh nên tiêm thuốc chậm

Chú ý: trong trường hợp tiêm vào tĩnh mạch nên tiêm chậm từ từ tránh hiện tượng sốc thuốc.

Liều dùng thông thường cho trẻ em

Dạng viên nang: Đối với trẻ em dưới 6 tuổi liều lượng sử dụng dựa theo dạng 5mg/kg thể trọng/ngày và chia đều thành 3 phần để trẻ uống vào sáng – trưa – tối.

Dạng tiêm: Không áp dụng thuốc Myonal dạng tiêm cho trẻ nhỏ.

Cách sử dụng myonal 50mg

Để có được cách sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn nhất, người bệnh nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng in trên bao bì.

Người dùng có thể sử dụng thuốc Myonal trước hoặc sau bữa ăn. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thuốc sau mỗi bữa ăn để thuốc đạt được hiệu quả tốt nhất.

Theo ý kiến chuyên gia thuộc ban tư vấn tuyển sinh cao đẳng y dược tp hcm, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia. Trong trường hợp quên liều, thì người dùng cần uống liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu liều quên gần với liều kế tiếp thì nên bỏ qua và tiếp tục uống thuốc theo liệu trình mà không được phép dùng gấp đôi liều.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Myonal

Giống như các loại thuốc tây khác, Myonal có thể gây ra các tác phụ thường thấy như

  • Tình trạng phát ban, ngứa ngáy, phù nề và sốc
  • Cảm thấy đau đầy, chóng mặt, giãn cơ, yếu ớt và suy nhược cơ thể
  • Hiện tượng đổ mồ hôi hoặc nóng trong người
  • Nóng trong người hoặc đồ mồ hôi

Khi sử dụng thuốc sai chỉ định, quá liều, người bệnh có thể xảy ra triệu chứng của tác dụng phụ lên các cơ quan.

  • Ở gan: rất ít xảy ra nhưng đôi khi cũng xuất hiện sự gia tăng của GOT, GPT.
  • Ở thận: có sự gia tăng của BUN (hiếm gặp), nước tiểu có protein.
  • Ở huyết máu: thuốc không gây ra hiện tượng thiếu máu tuy vậy người bệnh cũng cần theo dõi tình trạng khi sử dụng thuốc.
  • Ở hệ thần kinh: có thể xảy ra tình trạng nhức đầu, mất ngủ, buồn ngủ hay cảm giác tê ở chân tay nhưng không thường xuyên. Ngoài ra cũng xuất hiện các hiện tượng hiếm thấy như run rẩy chân tay.
  • Ở hệ tiêu hóa: giảm các giác buồn nôn, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đau bụng, táo bón hay tiêu chảy.

Để theo dõi các tác dụng thuốc có xảy ra hay không, người dùng nên theo dõi tình trạng sức khỏe và cần lập tức đến các cơ quan y tế khi nhận thấy có những biểu hiện nguy hiểm.

Người bệnh cần theo dõi tình hình cơ thể để phát hiện ra các tác dụng phụ khi dùng thuốc MyonalNgười bệnh cần theo dõi tình hình cơ thể để phát hiện ra các tác dụng phụ khi dùng thuốc Myonal

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Myonal

Lưu ý với phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ hoặc đang cho con bú

Việc sử dụng thuốc Myonal  ở người đang mang thai có thể xảy ra rủi ro cho sức khỏe của mẹ và bé vì vậy cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang cho con bú thì không nên dùng loại thuốc này trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý khác khi dùng thuốc

Trong quá trình dùng thuốc Myonal, người bệnh không nên lái xe hay điều khiển máy móc.

Những ai mắc các bệnh lý về gan nên cân nhắc trước khi dùng thuốc.

Cần cẩn thận và xác định có nên dùng dùng hay không khi có tiền sử quá mẫn cảm hoặc dị ứng với Eperisone Hydrocholodride hay bất cứ thành phần nào của thuốc Myonal.

Chú ý khi sử dụng thuốc Myonal đồng thời với một số thuốc để tránh gây ra một số tương tác thuốc không mong muốn. Người bệnh nên liệt kê các loại thuốc đang dùng để có được tư vấn chính xác từ chuyên gia.

Để tránh dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết ở mắt, người bệnh cần cẩn trọng  khi dùng chung Myonal với Methocarbamol và Tolperisone hydrochloride.

Người dùng nên lưu ý rằng Myonal là một loại thuốc kê đơn nên tùy vào tình trạng bệnh mà người dùng sử dụng liều lượng thuốc phù hợp với chỉ định của bác sĩ

Khoa Điều Dưỡng Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.