Thuốc Methylprednisolone có công dụng như thế nào?

 18/01/2019 17:34 |  7399 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Methylprednisolone là loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả, được dùng để điều trị bệnh viêm khớp, dị ứng, ung thư, các bệnh về da về mắt, về nội tạng và một số bệnh khác sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây.

>>> Rosuvastatin - Thuốc hạ mỡ máu hiệu quả

>>> Hướng dẫn sử dụng thuốc Gastropulgite đúng cách

Methylprednisolone là thuốc gìMethylprednisolone dùng để giảm đau kháng viêm

Hướng dẫn cách dùng và liều lượng Methylprednisolone

Các dạng và hàm lượng của thuốc Methylprednisolone:

  • Viên nén: 4mg; 8mg; 16mg; 32mg, 2mg
  • Dung dịch tiêm: 20mg/ml; 40mg/ml, 80mg/ml
  • Bột pha tiêm: 40mg; 12mg; 500mg; 1g; 2g

Cách dùng

Bệnh nhân phải tuân thủ hướng dẫn trên giấy và theo chỉ định của bác sĩ; không tự ý dùng lâu hơn thời gian quy định.

Thuốc Methylprednisolone có dạng viên nên được dùng theo đường uống, có thể uống vào trước hoặc sau bữa ăn. Dược sĩ đến từ Cao đẳng Y tế sài gòn khuyên rằng bệnh nhân nên uống kèm theo một lượng nhỏ thức ăn nhẹ để tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Không được dùng thấp hoặc cao hơn liều bác sĩ kê. Trường hợp quên liều thì có thể bỏ qua liều đã quên nếu khi nhớ ra đã gần đến lần uống tiếp theo, tuyệt đối không được uống bù gấp đôi. Trường hợp quá liều thì cần gây nôn và cấp cứu khẩn trương tại bệnh viện hay các trung tâm khám chữa bệnh thuận tiện nhất lúc đó.

Bệnh nhân nên đặt lịch uống thuốc cố định vào một thời điểm nhất định trong ngày để nhắc nhở, kỷ luật bản thân. Nếu có bất kỳ điều gì chưa rõ thì hỏi ngay ý kiến của bác sĩ.

Liều lượng

Không được đưa liều dùng thuốc Methylprednisolone của mình có người có triệu chứng tương tự uống. Bởi vì tình trạng bệnh có thể giống nhau nhưng cơ địa của mỗi người một khác. Bệnh nhân có thể tham khảo một số liều lượng điều trị các chứng bệnh sau đây:

Đối với người lớn điều trị các bệnh:

  • Viêm mũi: tiêm 80 – 120mg/ lần, chỉ dùng một liều duy nhất
  • Bệnh ngoài da: tiêm 40 – 120mg/ lần/ ngày, dùng trong vòng 4 tuần.
  • Viêm khớp dạng thấp: tiêm 40 – 120 mg mỗi tuần.
  • Thượng thận sinh dục: tiêm bắp 40 mg Methylprednisolonetrong 2 tuần.
  • Viêm: tiêm 4-48mg/ lần/ ngày;
  • Sốc phản vệ: tiêm 30 mg/kg/ lần; ngày từ 4 - 6 lần hoặc tiêm 100-250 mg trong khoảng 2 – 6 lần/ ngày.
  • Ức chế miễn dịch: uống 4 – 48 mg/ ngày hoặc tiêm 2 – 2,5 mg/kg/ ngày rồi giảm dần khi triệu chứng nhẹ hơn.
  • Suyễn–  cấp tính: uống hoặc tiêm 40-80 mg/ lần x2 lần/ ngày.

Đối với trẻ em dùng thuốc để điều trị các bệnh:

  • Viêm: 0,5 mg - 30/kg/ngày bằng đường tiêm
  • Hen suyễn: tiêm 1-2 mg/kg/ lần, ngày dùng 2 lần trong 10 ngày.

Methylprednisolone có tác dụng gìTrẻ em có được dùng Methylprednisolone không?

Tác dụng phụ của thuốc methylprednisolone?

Hãy ngưng sử dụng thuốc Methylprednisolone và thông báo với bác sĩ ngay nếu mắc một trong những phản ứng bất lợi cho cơ thể dưới đây:

  • Mắt nhìn mờ
  • Sưng viêm, cân nặng tăng nhanh
  • Bệnh nhân cảm thấy thở khó khăn
  • Rối loạn tinh thần, trầm cảm, co giật mạnh, mất kiểm soát hành vi
  • Đi ngoài, ho ra máu
  • Phần bụng trên bị đau nặng, lan sang cả mồm, buồn nôn
  • Mất ngủ triền miên, tâm trạng thất thường
  • Nổi nhiều mụn, da vừa mỏng vừa khô, có thể bị bầm và đổi màu
  • Vết thương chậm lành
  • Mồ hôi ra nhiều hơn

Có thể danh sách vừa rồi chưa liệt kê đầy đủ các tác dụng phụ. Nó có thể xuất hiện ở người này mà không xuất hiện ở người khác. Khi không may gặp phải thì báo bác sĩ ngay.

Khi dùng Methylprednisolone cần lưu ý điều gì?

Hãy báo cho bác sĩ nếu:

- Bị dị ứng với thành phần thuốc Methylprednisolonehay bất kỳ loại hóa chất nào khác

- Có vấn đề về sức khỏe và đang sử dụng loại thuốc nào đó để điều trị, nhất là các loại thuốc chống đông, thuốc viêm khớp như aspirin để tránh tình trạng tương tác thuốc:

  • Bệnh về mắt: đục thủy tinh thể, nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp
  • Bệnh huyết áp: huyết áp cao, thấp
  • Bệnh tiểu đường;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Suy nhược cơ thể
  • Loãng xương
  • Dạ dày
  • Mắc bệnh nấm da hay bất kỳ bệnh gì khác trên da
  • Tiền sử mắc bệnh liên quan đến gan và thận

- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú

- Đang phẫu thuật kể cả về nha khoa

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc nếu kết hợp với thuốc Methylprednisolone có thể khiến các tác dụng phụ nhiều hơn. Để tình trạng này không xảy ra thì bệnh nhân cần lên danh sách những loại thuốc đang dùng cho bác sĩ biết để điều chỉnh liều lượng thuốc hợp lý, kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn hay những thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên, nhất là những thuốc sau:

  • Aspirin
  • Cyclosporine
  • Insulin
  • Thuốc kháng nấm, điều trị HIV/AIDS
  • Thuốc điều trị bệnh động kinh, lao,...

Ngoài ra, có những loại thực phẩm bệnh nhân không được ăn khi uống thuốc Methylprednisolone vì có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc đồng thời hãy từ bỏ thuốc lá, rượu bia vì chúng có hại cho sức khỏe.

Cách bảo quản methylprednisolone

Để thuốc lâu bị hỏng thì cần bảo quản ở nơi có nhiệt độ và ánh sáng phù hợp; không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không để nơi ẩm. Nếu có thể thì mỗi gia đình nên chuẩn bị một tủ gỗ chuyên đựng thuốc, đặt cách mặt đất tầm 1,5m để trẻ em và thú nuôi không thể với tới.

Khi không dùng nữa thì không được vứt vào nhà vệ sinh hay ống dẫn nước mà hãy gom lại và tiêu hủy thuốc an toàn, đảm bảo gìn giữ môi trường trong sạch, không gây tác động xấu đến sức khỏe của con người.

Những thông tin về thuốc Methylprednisolone vừa chia sẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc xong tuyệt đối không được áp dụng theo hoàn toàn vì nguy cơ rủi ro và mắc bệnh tật nguy hiểm rất lớn. Hãy luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để an toàn, hiệu quả nhất.

Cao đẳng Dược Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.