Sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin cần lưu ý những gì?

 03/05/2019 09:46 |  953 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Phương Thảo

Loratadin là loại thuốc được những bệnh nhân dị ứng tin dùng. Tuy vậy, để đảm bảo tính an toàn, người dùng cần chú ý một số điều khi sử dụng. Hãy tìm hiểu những lưu ý đó qua bài viết dưới đây!

Thông tin về thuốc loratadin

Loratadin là thuốc kháng sinh histamin thuộc nhóm chống dị ứng và trong các trường hợp quá mẫn cảm. Thuốc có thành phần chính là Loratadin và được điều chế dưới nhiều dạng như siro, viên nén và viên ngậm.

Thông tin về cách bảo quản:

Những cách bảo quản riêng của thuốc Loratadin được ghi chú trên bao bì. Thuốc này nên được đặt ở những nơi có nhiệt độ phòng không ẩm mốc và không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc không nên được bảo quản trong ngăn đá hoặc nhà tắm. Người dùng tốt nhất nên để thuốc ở trong hộp hoặc tủ y tế để tránh tầm với của trẻ em và vật nuôi.

Khi nhận ra thuốc hết hạn hoặc hư hại, người dùng nên xử lý thuốc đúng cách và tránh vứt thuốc qua đường nước thải để tránh nguy hiểm cho môi trường

Loratadin là thuốc kháng sinh chống dị ứngLoratadin là thuốc kháng sinh chống dị ứng

Tác dụng của thuốc Loratadin

Là một thuốc kháng sinh histamin, Loratadin được sử dụng với các công dụng như sau:

  • Điều trị các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, nước mũi và hắt hơi do “cảm mạo”
  • Giảm tình trạng ngứa do phát ban

Tuy nhiên, người dùng cũng nên nhận thức rằng Loratadine chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không ngăn ngừa được triệu chứng nổi mày đay và dị ứng thuốc ở mức nghiêm trọng, ví dụ như tình trạng sốc phản vệ.

Vì vậy nếu người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng epinephrine để điều trị thì phải luôn mang theo dụng cụ tiêm tương ứng và không được sử dụng loratadin để thay thế.

Cách dùng thuốc Loratadine

Trong trường hợp tự sử dụng thuốc mà không cần kê toa, người bệnh phải cần đọc kỹ chỉ dẫn sử dụng. Với những người dùng thuốc kê toa thì cần kết hợp với chỉ định của bác sĩ và nhận tư vấn khi có bất kỳ thắc mắc nào.

Người dùng có thể dùng thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn thông thường 1 lần một ngày. Đối với viên nhai thì cần nhai kỹ từng viên sau đó mới nuốt.

Khi nhận thấy các dấu hiệu dị ứng không thuyên giảm sau 3 ngày hoặc kéo dài hơn 6 tuần thì người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ. Thậm chí nếu tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn thì người bệnh cần được cấp cứu kịp thời.

Loratadin dạng viên nén không được dùng với trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi nếu không có chỉ định của chuyên gia.

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng thuốc Loratadin dạng viên nhai.

Liều dùng thuốc Loratadin

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, sự đáp ứng với điều trị và độ tuổi mà người dùng có liều dùng thích hợp. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo sự tư vấn của chuyên gia trước khi dùng thuốc. Người dùng tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc uống thuốc nhiều hơn so với chỉ định.

Với người lớn mắc các bệnh nổi mày đay và bệnh viêm mũi dị ứng: uống 10mg, 1 lần mỗi ngày.

Với người trẻ em mắc các bệnh mày đay và viêm mũi dị ứng:

  • Uống 5mg dạng siro, một lần mỗi ngày với trẻ em từ 2 - 5 tuổi
  • Uống 10mg ở dạng viên, một lần mỗi ngày với trẻ lớn hơn 6 tuổi

Các tác dụng phụ khi uống Loratadin

Như các loại thuốc kháng sinh khác, Loratadin có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc quá liều hoặc sai cách.

  • Các tác dụng phụ ít nguy hiểm khi sử dụng thuốc:
  • Cảm giác đau bụng dẫn đến tiêu chảy
  • Hiện tượng phát ban da, chảy máu mũi
  • Cảm giác căng thẳng, đau đầu
  • Hiện tượng phát ban da
  • Cảm giác khô miệng, đau họng khản giọng
  • Tình trạng ảnh hưởng đến mắt như bị đỏ mắt, nhìn mờ

Các tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Hiện tượng nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Cảm giác muốn ngất xỉu
  • Tình trạng vàng da hoặc vàng mắt
  • Hiện tượng co giật, động kinh

Ngoài các tác dụng phụ trên, người bệnh có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác. Các phản ứng có thể xảy ra khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Khi nhận thấy các phản ứng trở nên phức tạp và nguy hiểm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu.

Co giật là một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc LoratadinCo giật là một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc Loratadin

Những khuyến cáo khi dùng thuốc Loratadin

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thuộc các trường Cao Đẳng Y Dược, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc mà lại gặp các trường hợp dưới đây:

  • Mẫn cảm và dị ứng với các thành phần thuốc khi trên bao bì của  Loratadin
  • Đang trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc tây, thuốc thảo dược, vitamin hoặc thực phẩm chức năng nào.
  • Mắc các bệnh lý về thận, gan và bị hen suyễn
  • Là phụ nữ đang trong thời kỳ thai kỳ, dự định có thai hoặc đang cho con bú
  • Mắc bệnh phenylketone niệu (loại bệnh di truyền cần phải tuân thủ chế độ uống thuốc đặc biệt để ngăn chặn sự phát triển tâm thần)

Chú ý về tương tác thuốc:

Để tránh khả năng làm thay đổi hoạt động thuốc và gia tăng tác dụng phụ, người bệnh nên liệt kê các danh sách thuốc đang dùng để có được sự chỉ định tốt nhất từ bác sĩ

Không sử dụng các thuốc desloratadine đồng thời với Loratadin. Vì loại thuốc này có tác dụng rất gần với nhau

Người bệnh cũng cần các xác định các thực phẩm có thể tương tác với thuốc và hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá để tránh các rủi ro cho cơ thể.

Chú ý về những tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc:

  • Các bệnh lý về gan thận
  • Tăng huyết áp, tăng nhãn áp
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc bí tiểu
  • Bệnh cường giáp và phì đại tuyến tiền liệt

Với những thông tin khoa học về loại thuốc chống dị ứng Loratadin, hy vọng các bạn có thể rút ra được những lưu ý cần thiết để sử thuốc một cách an toàn. Lưu ý những thông tin này không thay thế cho chỉ định của bác sĩ .

Nguồn: Khoa Dược Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.