Thuốc giãn cơ – những thông tin quan trọng không thể bỏ qua

 30/10/2018 18:42 |  7987 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Thuốc giãn cơ được chỉ định dùng trong những trường hợp bị căn cứng cơ, giúp thư giãn các cơ, giảm tình trạng đau thắt hay cảm giác khó chịu, giúp cho cơ thể thoải mái hơn.

thuốc giãn cơ có tác dụng gì

Thuốc giãn cơ dùng để điều trị những triệu chứng gì?

>>> "Teo chym" vì dùng thuốc tăng cơ

Co thắt cơ hay còn gọi chuột rút là biểu hiện các cơ hay nhóm cơ bắp ở tay, chân bị co lại một cách đột ngột gây đau đớn. Không chỉ ở tay, chân mà co thắt cơ còn xảy ra ở cổ, lưng dưới. Điều này gây khó khăn cho các hoạt động sống trong ngày: khó đi lại, tổn thương não, tủy sống và các cơ quan liên quan đến vận động.  Trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân bị đa xơ cứng, bại não, teo cơ.

Thuốc giãn cơ có những loại nào?

Các loại thuốc giãn cơ theo toa bao gồm 2 nhóm:

  1. Chống co thắt: chữa co thắt cơ bắp
  2. Chống co cứng: chữa co cứng cơ

Thuốc chống co thắt có thể dùng để điều trị cả co cứng cơ nhưng thuốc chống co cứng cơ lại không thể điều trị co thắt cơ.

Thuốc giãn cơ có những tác dụng gì?

Mỗi loại thuốc giãn cơ có một công dụng nhất định. Vì vậy, trước khi dùng thuốc, người bệnh cần xác định rõ tình trạng của mình để biết xem mình cần sử dụng loại thuốc nào.

Thuốc chống co thắt cơ

Cơ chế hoạt động của các loại thuốc chống co thắt là tác động đến vùng trung ương bằng cách an thần hay không cho các dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não giúp giãn các cơ, ngăn chặn tình trạng cơ bắp bị co thắt.

Các loại thuốc chống co thắt cơ: Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một trong ba loại thuốc dưới đây:

  • Các thuốc kháng viêm không steroid: thuốc sẽ ngăn ngừa sự sản xuất các chất gây đau hoặc gây viêm. Tuy nhiên nếu nặng thì phải được các bác sĩ kết hợp với các liệu pháp điều trị khác thì mới chữa khỏi. Một số loại thuốc kháng viêm không steroid bao gồm: Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve, Naprosyn)
  • Các thuốc NSAIDs: những thuốc này được bào chế dưới dạng viên hoặc dung dịch. Ngoài ra còn có viên nhai thích hợp cho trẻ em. Tuy nhiên, cần cân nhắc vì thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như đau bụng hoặc xây xẩm mặt mày.
  •  
  • Thuốc Acetaminophen: Cơ chế tác dụng của Acetaminophen (Tylenol) là ngăn ngừa sự xuất hiện của các chất gây đau, được báo chế dưới dạng viên nén dễ uống, thích hợp với nhiều đối tượng.

Thuốc chống co cứng

Các loại thuốc chống co cứng cơ có thể kể đến:

  • Baclofen: dùng để điều trị cho những người bị đa xơ cứng.
  • Dantrolene: được chỉ định trong những trường hợp bị tổn thương tủy sống, bị đột quỵ hoặc bại não.
  • Diazepam: có tác dụng giảm đau co thắt cơ do viêm hoặc do chấn thương

Các loại thuốc chống co cứng cơ khác:

  • Benzodiazepin: Benzodiazepin là loại thuốc có tác dụng an thần từ đó giúp giãn cơ hiệu quả. Cơ chế tác động của thuốc là tác động trực tiếp đến dây dẫn của hệ thần kinh để truyền các tín hiệu đến tế bào. Benzodiazepin bao gồm: Clonazepam (Klonopin), Lorazepam(Ativan), Alprazolam (Xanax)
  • Clonidine (Kapvay): thuốc này cũng có cơ chế hoạt động tương tự, đó là ngăn sự truyền tín hiệu của các tế bào thần kinh, nhờ đó giúp bạn an thần. Khi sử dụng Clonidine thì người bệnh không nên kết hợp với các loại thuốc giãn cơ khác. Bởi nếu tự ý dùng cùng lúc có thể làm gia tăng các tác dụng phụ, như tụt huyết áp, tim đập nhanh, khó thở.
  • Gabapentin (Neurontin): đây là thuốc có khả năng chống lại các cơn co cứng cơ, ngăn chặn tình trạng co giật.

Cách sử dụng và liều dùng: Không nên uống trong thời gian dài, chỉ nên dùng từ 2 – 3 tuần.

Tác dụng phụ của thuốc giãn cơ: Cũng như một loại thuốc bất kỳ, lạm dụng thuốc giãn cơ có thể gây ra: chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, căng thẳng, nước tiểu có màu khác thường, khi đứng lên thường bị hạ huyết áp. Theo bác sĩ đang làm việc tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch: trong nhiều năm làm nghề bác đã tiếp nhận và điều trị nhiều ca bị sốc phản vệ, dị ứng da,...do dùng thuốc giãn cơ quá liều. Bệnh nhân cần khẩn trương đi khám và điều trị kịp thời.

thuốc giãn cơ được dùng trong trường hợp nào

Ai nên sử dụng thuốc giãn cơ và nên sử dụng như thế nào cho đúng và đủ

Không nên dùng thuốc giãn cơ trong trường hợp nào?

Chống chỉ định dùng thuốc giãn cơ trong những trường hợp sau:

  • Người thường xuyên phải sử dụng rượu bia
  • Người đang sử dụng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc hướng thần
  • Những người cao tuổi hoặc trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh
  • Những bệnh nhân mắc bệnh về gan hay sức khỏe tinh thần, não bộ không được tốt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn cơ

Không được tự ý xử lý các triệu chứng cứng cơ hay co thắt cơ bằng cách sử dụng thuốc giản cơ mà nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Lần đầu tiên bị co cứng và không biết rõ nguyên nhân
  • Quan sát và thấy tình trạng co cứng ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc xảy ra thường xuyên gây khó khăn trong mọi hoạt động.
  • Các bộ phận khác trên cơ thể bị biến dạng gây ra hiện tượng co thắt
  • Khi gặp các tác dụng phụ của thuốc giãn cơ cũng cần ngưng sử dụng thuốc ngay và thông báo lập tức với các bác sĩ.
  • Nếu vùng khớp bị lở loét, không có khả năng vận động
  • Đau đớn, cảm giác ngày càng khó chịu,…

Tóm lại, triệu chứng co cứng cơ hay co thắt cơ đều rất nguy hiểm đối với sức khỏe, có thể khiến khớp xương bị bẻ cong mãi mãi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Thuốc giãn cơ chỉ là sản phẩm hỗ trợ chứ không thể thay thế bằng chế độ ăn kiêng hay tập luyện, nhất là các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn điều trị nhanh chóng, hiệu quả hơn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.