Thuốc Motilium có dùng được cho trẻ sơ sinh?

 28/11/2018 11:03 |  10167 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Motilium được các bác sĩ Việt Nam chỉ định dùng rộng rãi để chống những cơn buồn nôn, nôn và các bệnh trào ngược dạ dày, thực quản nhưng theo các tài liệu Pháp thì tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc có thể gây đột tử.

>>> Buscopan – thuốc chống co thắt còn có thể chữa bệnh gì?

Motilium là thuốc gì?
Motilium có tốt cho sức khỏe không?

Motilium có tên gốc là Dompéridone do Janssen-Cilag sản xuất. Tác dụng của thuốc là chống nôn, đầy bụng, khó tiêu hay trào ngược. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm, nhất là có nguy cơ đột tử nếu dùng không đúng cách, đúng liều.

Cảnh báo về tác hại của thuốc Motilium

Cụ thể, bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến cáo: Theo các tài liệu của Pháp, các cơ quan chức năng đã cấm lưu hành hoạt chất này. Bởi lẽ quá nhiều trường hợp đột tử, có đến hơn 100 ca vào năm 2012 (ở Pháp). Thêm một nghiên cứu của các chuyên gia người Anh và Hà Lan vào năm 2005 cũng cho thấy những người sử dụng thuốc này có nguy cơ rối loạn tim mạch và đột tử cao hơn gấp 1,6  đến 3,7 lần.

Do đó cơ quan quản lý ngành Dược của Pháp đã gửi công văn đến cho đội ngũ Y bác sĩ  rằng: nhiều nghiên cứu đã chứng minh Motilium có khả năng làm tăng chứng đột tử do rối loạn nhịp đập của quả tim, nhất là đối với những người lớn hơn 60 tuổi và những người dung liều cao hơn 30 mg/ngày. Cơ quan này cũng khuyến cáo dù là trẻ em hay người lớn thì cũng chỉ nên dùng thuốc này ở liều lượng thấp nhất. Hiện tại, cơ quan quản lý Dược phẩm của toàn châu Âu đang cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc này. Nhiều nguồn tin cho biết khả năng cấm sẽ cao hoặc nếu không cũng thông báo cho các bác sĩ hạn chế tối đa đối tượng được chỉ định dùng thuốc, hạn chế cả về liều lượng cho từng bệnh nhân.

Tại Việt Nam, Motilium được tin dùng rộng rãi trong quần chúng. Tuy nhiên từ khi biết các thông tin đó thì các bác sĩ cũng ít chỉ định dùng thuốc hơn, nhất là không cho những người từng mắc bệnh tim mạch. Theo báo cáo thực tập của sinh viên ngành Cao đẳng Dược, hiện nay có nhiều Dược sĩ trả lời rằng chưa biết thông tin này còn các bác sĩ thì dù có biết nhưng lâu nay không thấy cơ quan quản lý thuốc  khuyến cáo điều gì như tài liệu nói. Và do chưa có lệnh cấm và vì có hiệu quả nên vẫn chỉ định cho bệnh nhân dùng trong nhiều trường hợp, tất nhiên đều cân nhắc kỹ lưỡng với từng đối tượng cụ thể.

Cách sử dụng và liều dùng Motilium an toàn, hiệu quả

Bởi mỗi bệnh nhân có mức độ bệnh một khác, hệ miễn dịch, cơ địa cũng khác nhau nên những thông tin về liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng tuyệt đối không được tự ý áp dụng theo vì rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách dùng

Cách sử dụng chính xác nhất là tuân theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không được tự ý thay đổi liều lượng.

Nên uống trước bữa ăn khoảng từ 15 đến 30 phút. Bạn không nên uống sau bữa ăn vì uống sau bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc.

Vì thuốc dễ kích thích dạ dày nên uống kèm với thức ăn thì tốt hơn. Tất nhiên nếu dạ dày bạn tốt thì chỉ cần uống với một cốc nước lọc đầy là đủ.

Motilium  có tác dụng gì

Dùng Motilium đúng cách và đúng liều để đạt hiệu quả nhanh mà an toàn

Liều lượng

Đối với người lớn hoặc trẻ nặng từ 35kg trở lên: 1 – 2 viên/ lần, ngày 3 – 4 lần trước bữa ăn và trước lúc đi ngủ, tối đa là 8 viên/ ngày.

Thuốc Motilium dùng được cho trẻ  sơ sinh, trẻ em. Nên dùngdạng hỗn dịch uống cho trẻ với liều 2,5 ml/10 kg, uống vào trước bữa ăn

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân đừng ngại nhờ các bác sĩ, Dược sĩ giải thích hoặc cho lời khuyên bổ ích.

Một số thông tin khác về thuốc Motilium

Dạng bào chế

Thuốc này có hai dạng:

  • Viên nén: 10 mg;
  • Dung dịch: 1 mg/ml.

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Motilium, làm giảm hiệu quả hoặc gia tăng những tác dụng ngoài ý muốn. Có thể kể đến một số thuốc như: furazolidone, phenelzine, selegiline, tranylcypromine.

Kể cả những thuốc được kê đơn hay những thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên cũng nguy hiểm khi dùng chung với thuốc này. Do đó, khi đi khám, phải liệt kê danh sách các loại thuốc bạn đang dùng để các bác sĩ cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định kê đơn cho bạn.

Một số loại bệnh ảnh hưởng đến việc dùng thuốc: Bệnh gan, thận, hấp thụ đường kém, xuất huyết hệ tiêu hóa, tắc nghẽn, rối loạn hệ tiêu hóa hay những bệnh khác về đường tiêu hóa,…Vì thế bạn cũng phải khai với các bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân.

Các tác dụng phụ khác

Ngoài mối nguy hiểm đe dọa tính mạng vừa chia sẻ ở đầu bài, tác dụng phụ của thuốc Motilium có thể xảy ra là: ngực to ở nam, rối loạn tiêu hóa bao gồm đau bụng khó tiêu hoặc tiêu chảy, tăng prolactin máu; nhịp tim thay đổi bất thường,…Khi gặp những phản ứng bất lợi, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc sau đó thông báo và khẩn trương gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.

Thận trọng khi dùng thuốc

Một số trường hợp phải hết sức thận trọng trước khi sử dụng thuốc:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Những bệnh nhân đang mắc hoặc đã từng mắc bệnh lý nghiêm trọng
  • Những người đang sử dụng các loại thuốc khác để điều trị các bệnh thông thường
  • Những trường hợp có ý định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.

Những thông tin về thuốc Motilium chỉ  mang tính chất tham khảo. Người đọc tuyệt đối không được tự ý áp dụng theo vì có thể gây đột tử như đã cảnh báo ở đầu bài. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn là người tiêu dùng thông minh, hiểu biết hơn.

>>> Fexofenadine – thuốc điều trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.