Gout là gì, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

 12/12/2018 14:33 |  1641 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Gout là tên của một loại bệnh khá quen thuộc, nhiều người mắc phải nhưng ít ai có kiến thức cụ thể về đó để điều trị cũng như phòng bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bổ sung kiến thức về bệnh này.

>>> Những dấu hiệu nhận biết bạn đã bị trầm cảm sau sinh

Gout là bệnh gì?

Gout là bệnh gì?

Gout là bệnh gì?

Gout hay còn gọi là bệnh gút, đây là một tình trạng các khớp tay chân bị sưng và viêm đột nột. Nó xảy ra khi lượng axit uric tích tụ nhiều ở máu rồi lắng đọng xuống các khớp cơ gây ra hiện tượng đau mỏi, sưng đỏ. Tuy nhiên các cơn đau này chỉ xuất phát từng đợt chứ không phải triền miên. Bệnh Gout không quá nguy hiểm, mọi người có thể kiểm soát bằng thuốc cũng như thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày.

Các cơn đau xuất hiện nhiều hơn ở các ngón chân cái nhưng cũng có thể xảy ra ở khớp cột sống hoặc đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, ít gặp ở khớp tay hay khuỷu tay, cổ tay,…Trong đó hiếm gặp nhất là ở cột sống. Bệnh tuy lành tính nhưng nếu để quá lâu mà không điều trị thì càng khiến bạn bị stress kéo dài và khó chịu.

Những triệu chứng bệnh gút là gì?

Biểu hiện của bệnh gút được thấy rõ nhất vào buổi đêm. Nhiều trường hợp không có những triệu chứng ban đầu mà thường  xuất hiện vào giai đoạn mãn tính. Điển hình là những triệu chứng như sau:

  • Đau khớp dữ dội, đột ngột, sưng phù, hay gặp vào buổi sáng sớm.
  • Bắt đầu thấy nóng và đau ở vùng khớp khi chạm vào.
  • Các khớp bắt đầu chuyển thành màu đỏ
  • Các vùng xung quanh ấm lên

Những triệu chứng này thường đến bất thình lình vào ban đêm và thường kéo dài trong vòng 1 – 2 ngày nhưng nếu nặng thì có thể xảy ra trong vài tuần. Có những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể kéo dài trong khoảng nửa năm, thậm chí 1 năm, họ cần đi gặp bác sĩ để điều trị ngay. Đó có thể không phải là tất cả các triệu chứng của bệnh Gout, mọi người có thể hỏi thêm thông tin từ bác sĩ để nhận biết bệnh tốt hơn.

Bệnh gút phát triển qua 3 giai đoạn như sau:

  • Thứ nhất: nồng độ axit uric trong máu đã tăng cao nhưng chưa có bất kỳ biểu hiện gì khác thường khiến bạn không thể cảm nhận được mình mắc bệnh. Trong một bệnh nhân bị sỏi thận thì mới có thể nhận biết bệnh Gout ở giai đoạn này.
  • Thứ hai: lượng axit uric lúc này vẫn cao nên các tinh thể ở đầu ngón chân  xuất hiện gây ra các cơn đau ở khớp nhưng không lâu. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn thì các triệu chứng này bắt đầu phát triển mạnh mẽ với tuần suất và cường độ khó kiểm soát.
  • Thứ ba: Các tinh thể của axit uric bắt đầu  lấn sang nhiều khớp khác làm cơn đau càng dữ dội hơn. Đây cũng là lúc xuất hiện những cục nổi phía bên dưới da, có thể phát hủy các  mô sụn.

Đa số bệnh nhân bị Gout thường chỉ mắc ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 còn đến giai đoạn 3 thì hầu như không gặp vì đã được chữa khỏi.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh Gout ?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa chất purin – một chất có trong thận làm nhiệm vụ lọc axit uric từ trong máu. Mặc dù aaxit uric vốn dĩ vô hại, có thể đào thải qua nước tiểu và phân nhưng khi thận bị mất chức năng này thì nó sẽ tích lại ở trong máu, lâu ngày sẽ dấn đến hình thành những tinh thể của axit uric gây đau khớp, viêm và sưng cho người bệnh.

Vậy Purine được hình thành như thế nào? Đây là chất có sẵn trong cơ thể hoặc cũng có thể là do thực phẩm chứa nhiều chất này. Nếu ăn nhiều quá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Ví dụ như những thức ăn nhiều đạm: thịt, hải sản,…

Bên cạnh đó, những người béo phì, có tiền sử gia đình, tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, uống quá nhiều rượu bia, uống ít nước cũng dễ mắc bệnh gout hơn người bình thường. Bệnh thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi và nam giới.

Ngoài ra, bệnh gout có thể hình thành do mắc những tác dụng phụ khi dùng thuốc, chẳng hạn như: Aspirin, những loại thuốc dùng để hóa trị liệu, thuốc cải thiện hệ miễn dịch,…có thể làm tăng nồng độ axit uric.

gout là bệnh gì

Bệnh Gout gây đau sưng chân

Cách điều trị bệnh gút hiệu quả

Bởi vì các triệu chứng của bệnh Gout gần giống với nhiều bệnh khác nên rất khó để chẩn đoán. Thông thường, các bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng, đoán rồi khám lâm sàng bằng cách làm các xét nghiệm để đo nồng độ của axit uric trong máu. (cái này có thể không chính xác vì không phải axit uric cao đều là bệnh Gout).

Cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất là chọc hút dịch khớp: Các bác sĩ sẽ dùng kim lấy chất dịch từ khớp rồi kiểm tra xem nồng độ axit uric ở đó như thế nào. Ngoài ra, để có thêm căn cứ thì họ sẽ tiến hành đồng thời các kỹ thuật như:

  • Phân tích các chất dịch
  • Thử máu
  • Chụp X-quang khớp, siêu âm khớp, chụp CT.

Cách điều trị bệnh Gout có thể được tiến hành bằng các cách sau:

Dùng thuốc kháng viêm: Ví dụ như uống indomethacin, naproxen… để giảm các triệu chứng ban đầu.  Thậm chí các bác sĩ có thể chỉ định dùng Corticosteroid – một thuốc kháng viêm cực mạnh để điều trị trong trường hợp nặng hơn. Người bệnh nên uống sớm, sau 12 giờ uống thì các cơn đau có thể biến mất.

Để ngăn chặn tình trạng tái phát thì có thể dùng allopurinol, probenecid để giảm lượng axit uric. Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên uống theo đơn bác sĩ kê.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gút

Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể mắc phải những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như sau:

  • U cục: là sự xuất hiện các khối chất nổi dưới da quanh ngón chân, ngón tay, đầu gối, tai.
  • Khớp bị tổn thương sâu: Nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh bị tổn thương khớp vĩnh viễn và lây lan sang các khớp khác.
  • Tổn thương khớp. Nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
  • Sỏi thận: không chỉ lắng đọng ở các đầu khớp mà axit uric trong máu có thể đọng lại ở thận gây ra sỏi thận.

Thói quen sinh hoạt tốt cho bệnh nhân bị Gout

Như đã nói bệnh Gout lành tính, có thể tự kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh.

  • Uống theo đơn kê của bác sĩ
  • Tái khám đúng hẹn để theo dõi chuẩn xác tình hình.
  • Giảm cân, giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định
  • Không lạm dùng rượu bia hay các chất kích thích, đồ uống có cồn khác.
  • Không nên ăn nội tạng, nhất là gan
  • Bổ sung cà phê và vitamin C (tuy nhiên cách này chỉ hợp với một số người).
  • Hạn chế tối đa ăn những thực phẩm giàu purine
  • Thực hiện chế độ ăn ít chất béo không tốt
  • Thay đường tinh luyện bằng đường tự nhiên có trong rau củ
  • Không nên ăn hải sản hay thịt đỏ
  • Bổ sung thật nhiều nước, tránh hiện tượng mất nước khiến axit uric không  được đào thải ra ngoài.
  • Những thực phẩm nên ăn: rau củ nhiều chất xơ và nước như cà chua, dưa leo,…

Tóm lại, bệnh Gout là hiện tượng axit uric tích tụ ở đầu khớp gây mỏi, đau, sưng, nhất là các khớp ở ngón chân cái. Bệnh tuy lành tính nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thêm nữa, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì thế mọi người cần chủ động nâng cao ý thức để đề phòng căn bệnh này.

Cao đẳng Y Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

>>> Sơ đồ các huyệt ở bàn chân và cách xoa bóp, bấm huyệt điều trị bệnh hiệu quả

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.