Bệnh sốt xuất huyết Dengue: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

 08/10/2018 21:50 |  1178 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một căn bệnh thường gặp và rất dễ lây lan thành dịch bệnh nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều người chưa ý thức được những mối nguy hiểm của bệnh này dẫn đến đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số điều cần biết về bệnh do bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cung cấp.

bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh gì?

Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh do nhiễm virus Dengue, có khả năng lây lan thành dịch bệnh, gây tổn thất nặng nề cho nền sự phát triển của kinh tế và xã hội. Rất nhiều trường hợp nặng đã cướp đi sinh mạng của nhiều bệnh nhân, nhất là những trẻ em.

Thời điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue

Vào mùa mưa, nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho viruts Dengue hoành hành. Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, nhất là với miền nam – chỉ có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Vì vậy vào mùa mưa kéo dài từ tháng 4 – tháng 11 là thời điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue. Khoảng vài ba năm là xảy ra một trận đại dịch, được giải thích nguyên nhân có thể do chu kì khí hậu làm nhiệt độ, lượng mưa thay đổi bất thường.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue

Bệnh sốt xuất huyết dengue lây truyền qua muỗi đốt. Muỗi vằn (Aedes) hút máu người bị bệnh sau đó cắn người lành, do đó virus Degue  từ người bệnh được truyền sang cho người lành khiến người lành mắc bệnh. Điều đáng nói, loại muỗi vằn này rất dễ sống. Chúng sống ở những nơi có cây cối rậm rạm, ẩm nấp quanh tường nhà, bể chứa nước,…

bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra

Như vậy, bệnh lât trực tiếp từ muỗi chứ không phải qua đường hô hấp nên người nhà chăm người bệnh sẽ không bị lây. Tất nhiên, cần tránh không để được muỗi đốt. Người đã mắc bệnh vẫn có thể mắc lại do loại viruts Dengue khác gây ra và những trường hợp tái phát thường nặng hơn.

Các triệu chứng và cách điều trị bệnh SXHD

Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn 1: Người bệnh bị sốt cao, đau đầu, sốt liên tục, đau vùng mắt, nhiều người còn bị đau họng, buồn nôn hoặc mắc tiêu chảy. Những triệu chứng này khá giống với bệnh sốt thường. Những lúc này người bệnh cần uống thuốc hạ sốt, sử dụng nước oresol để bù điện giải, bổ sung nhiều hoa quả, vitamin, có thể tự mua thuốc về điều trị tại nhà nhưng nhớ làm theo đúng hướng dẫn của Dược sĩ bán thuốc.

Nếu kịp thời điều trị thì thường bệnh sẽ tự khỏi sau 1 tuần. Nhưng nếu bị tái nhiễm loại viruts Dengue khác bệnh sẽ nặng hơn với những giai đoạn dưới đây.

triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Những dấu hiệu nhận biết bệnh SXHD

Giai đoạn 2: Giai đoạn này rất nguy hiểm, bệnh nhân nên đến khám và điều trị tạo bệnh viện. Tiểu cầu bị giảm, tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch và cô đặc máu. Lúc này có thể xuất hiện nhiều nốt đỏ dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, rong kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Nếu tiểu cầu giảm mạnh có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu nhiều. Nếu thoát dịch và cô đặc máu nhiều có thể dẫn đến sốc Dengue rất nguy hiểm. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để truyền dịch truyền máu cho bệnh nhân.

Lưu ý: Ở giai đoạn 2, triệu chứng sốt có thể giảm khiến bệnh nhân chủ quan. Do đó dù đỡ sốt vẫn nên đến viện để xét nghiệm máu. Còn đối với trường hợp bệnh nhân mệt lả, nôn, vật vã, chảy máu, chân lạnh, trẻ nhỏ thì bỏ bú, ít đi đái,…cần kịp thời đưa đi cấp cứu. Nếu nhập viện muộn có thể khiến bệnh nhân bị sốc sốt xuất huyết rất khó chữa khỏi.

Giai đoạn 3: Sau khi được điều trị ở giai đoạn 2, cơ thể sẽ hấp thu lại dịch hoặc phục hồi tiểu cầu. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Và lúc này có thể xuất viện, về nhà uống thuốc theo đơn bác sĩ cấp.

 

Nhận biết muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

Do đặc điểm khí hậu, ở nước ta có rất nhiều loại muỗi truyền bệnh SXH nhưng hai loài muỗi chính truyền bệnh này đó là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Chúng ta có thể nhận biết chúng bằng các dấu hiệu bên ngoài như: hình dáng nhỏ, có màu nâu hoặc màu đen, trên cơ thể có chứa các vằn trắng, có sở thích hút máu người. Môi trường lý tưởng cho những loài muỗi này hoạt động là những nơi có ánh sáng yếu, nhất là buổi sáng sớm hoặc chiều tối hay trong suốt cả ngày nếu phòng thiếu ánh sáng. Chúng thường ở trong các góc tối, đẻ trứng ở những nơi chứa nước như vũng nước mưa, vỏ lon, chai đọng nước, lọ hoa, chum vại,…

Cách phân biệt bệnh SXHD với bệnh khác

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh SXHD khá giống so với các bệnh sốt do viruts khác mà tự bản thân khó phân biệt được. Bởi để phân biệt chỉ có thể thông qua các chỉ số khi xét nghiệm huyết học. Lúc đó các bác sĩ mới kết luận được bệnh và có liệu pháp điều trị phù hợp. Do đó cần đến cơ sở Y tế để khám và chữa ngay sau vài ngày không thấy khỏi.

Cách phòng bệnh SXHD

Như đã nói con đường lây truyền là do muỗi đốt. Vì vậy, cách phòng bệnh là tránh để không bị muỗi đốt. Có thể dùng những dụng cụ diệt muỗi trong nhà,  không nên mang quần áo cộc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Quan trọng nữa là cần hủy môi trường sinh sống của chúng. Không được để nước đọng lại trong xô chậu, chum vại, thả cá vào bể chứa nước, thậm chí phải phun thuốc diệt muỗi nếu những nơi có quá nhiều muỗi đã trưởng thành.

Hằng năm, có hàng nghìn ca nhập viện vì mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca tử vong. Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm và rất dễ gặp. Cập nhật kiến thức về bệnh giúp bảo vệ sức khỏe cho mình và cho người thân.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.