Ngành Báo chí: các trường đào tạo, điểm chuẩn & chương trình học

 16/12/2019 15:35 |  2507 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  An Bình

Ngành báo chí truyền thông (tiếng Anh là Journalism) là ngành công nghiệp sáng tạo và không ngừng chuyển động. Báo chí truyền thông hiện nay là một trong những ngành được giới trẻ yêu thích. Nếu như bạn là người yêu thích văn chương và viết lách cũng như nhạy bén với các tin tức và sự kiện nóng của xã hội. Thì đây được xem là một ngành nghề khá phù hợp với bạn.

Sinh viên ngành báo chí truyền thông sẽ đào tạo những kiến thức về lĩnh vực báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử cũng như các phương tiện truyền thông … để có thể nắm vững được xu hướng phát truển của tất cả các loại hình báo chí trong nước cũng như trên thế giới. Các trường Đại học sẽ giúp bạn nâng cao được trình độ phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề báo chí một cách chuyên sâu. Tất cả các sinh viên báo chí truyền thông còn được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng viết lách, biên tập… để tăng được khả năng tác nghiệp về sau.

nganh-bao-chi-truyen-thong-la-gi
Ngành báo chí truyền thông sức hút cho những bạn trẻ

Các trường đào tạo ngành báo chí truyền thông

Nếu các bạn đang thắc mắc ngành báo chí thi khối gì? ngành báo chí lấy bao nhiêu điểm? Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã thống kê các trường đào tạo ngành báo chí truyền thông trên tại Hà nội, TPHCM, Đà nẵng và trên cả nước cả nước để bạn có thể tham khảo cụ thể như sau:

STT Tên trường Thông tin tuyển sinh
1 Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TPHCM
Mã trường: QSX
Mã ngành: 7320101
Tên ngành: Báo chí
Điểm chuẩn NV1: 830.00 (Điểm chuẩn dựa vào kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM)
- Tổ hợp môn: C00, Điểm chuẩn 24.7

- Tổ hợp môn: D01; D14, Điểm chuẩn 24.1
- Mã ngành 7320101_BT; Tên ngành: Báo chí_Phân hiệu Bến Tre; Tổ hợp môn: C00; Điểm chuẩn: 22.7
- Mã ngành 7320101_BT; Tên ngành: Báo chí_Phân hiệu Bến Tre; Tổ hợp môn: D01; D14; Điểm chuẩn: 22.1
- Mã ngành 7320101_CLC; Tên ngành: Báo chí_Chất lượng cao; Tổ hợp môn: C00; D01; D14; Điểm chuẩn: 23.3
 
2 Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Mã trường: QHX
Mã ngành: 7320101
Điểm chuẩn theo từng tổ hợp môn thi như sau:
- Mã ngành QHX01; Tổ hợp môn thi A00; Điểm chuẩn: 21.75
Mã ngành QHX01; Tổ hợp môn thi C00; Điểm chuẩn: 26
Mã ngành QHX01; Tổ hợp môn thi D01; Điểm chuẩn: 22.5
- Mã ngành QHX04; Tổ hợp môn thi D03; Điểm chuẩn: 19.5
- Mã ngành QHX01; Tổ hợp môn thi D04; Điểm chuẩn: 21.75
- Mã ngành QHX01; Tổ hợp môn thi A00; Điểm chuẩn: 20.25
- Mã ngành QHX01; Tổ hợp môn thi D78; Điểm chuẩn: 23
- Mã ngành QHX01; Tổ hợp môn thi D82; Điểm chuẩn: 20
- Mã ngành QHX01; Tổ hợp môn thi D83; Điểm chuẩn: 20
3 Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
Mã trường: DDS
Mã ngành: 7320101
Tên ngành: Báo chí
Điểm chuẩn NV1: 19.25
Ghi chú: Điểm chuẩn xét tuyển học bạ
4 Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
Mã trường: DHT
Mã ngành: 7320101
Tên ngành: Báo chí
Tổ hợp môn: C00, D01, D15
Điểm chuẩn NV1: 13.25
Ghi chú: Kết quả thi THPT quốc gia 2019
5 Đại Học Khoa Học – Đại Học Thái Nguyên
Mã trường: DTZ
Mã ngành: 7320101
Tên ngành: Báo chí
Tổ hợp môn: C00, C14, D01, D84
Điểm chuẩn NV1: 13.50
Ghi chú: Kết quả thi THPT quốc gia 2019
6 Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
Mã trường: HBT 
Tên ngành: Báo chí
Điểm chuẩn và tổ hợp môn: Xem tại đây
Ghi chú:  Kết quả thi THPT quốc gia 2019
7 Đại học Văn hóa Hà Nội
Mã trường: LDA
Mã ngành: 7320101
Tên ngành: Báo chí
Điểm chuẩn khối C00 NV1: 22.25
Điểm chuẩn khối D01; D78: 21.25
Ghi chú: Xét điểm thi THPT Quốc gia 2019
8 Đại Học Văn Hóa – Nghệ Thuật Quân Đội


Mã trường: ZNH
Mã ngành: 7320101
Tên ngành: Báo chí
Tổ hợp môn: C00
Điểm chuẩn NV1: 24
Ghi chú: Xét điểm thi THPT Quốc gia 2019
9 Đại học Vinh
 
Mã ngành: 7320101
Tên ngành: Báo chí
Tổ hợp môn: A00A01C00D01
Điểm chuẩn NV1: 15
Ghi chú: Xét điểm thi THPT Quốc gia 2019

 

Ngành báo chí học những môn gì?

Dưới đây là khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Báo chí :

Khối kiến thức giáo dục đại cương

Khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

1

Triết học Mác – Lênin

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Khoa học xã hội và nhân văn

Bắt buộc

6

Pháp luật đại cương

7

Chính trị học đại cương

8

Kinh tế học đại cương

9

Quan hệ quốc tế đại cương

Tự chọn (Chọn 6 trong 28 tín chỉ dưới đây)

10

Xã hội học đại cương

11

Địa chính trị thế giới

12

Logic hình thức

13

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

14

Tiếng Việt thực hành

15

Nguyên lý quản lý kinh tế

16

Xây dựng Đảng

17

Cơ sở văn hóa Việt Nam

18

Chuyên đề văn học Việt nam và thế giới

19

Ngôn ngữ học đại cương

20

Lịch sử văn minh thế giới

21

Tâm lý học xã hội

22

Lý luận văn học

23

Môi trường và phát triển

Toán và khoa học tự nhiên

24

Tin học ứng dụng

Ngoại ngữ

25

Tiếng Anh học phần 1

26

Tiếng Anh học phần 2

27

Tiếng Anh học phần 3

28

Tiếng Anh học phần 4

29

Tiếng Trung học phần 1

30

Tiếng Trung học phần 2

31

Tiếng Trung học phần 3

32

Tiếng Trung học phần 4

Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng (theo quy định)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

Bắt buộc

33

Lý thuyết truyền thông

34

Luật pháp và đạo đức báo chí

Tự chọn (Chọn 6 trong 21 tín chỉ dưới đây)

35

Lịch sử báo chí

36

Xã hội học báo chí

37

Tâm lý học báo chí - truyền thông

38

Quan hệ công chúng

39

Truyền thông xã hội và mạng xã hội

40

Văn hoá truyền thông

41

Truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại

Kiến thức ngành (bắt buộc)

42

Cơ sở lý luận báo chí

43

Ngôn ngữ báo chí

44

Lao động nhà báo

45

Công chúng báo chí

46

Tác phẩm báo in

47

Tác phẩm báo phát thanh

48

Tác phẩm báo truyền hình

49

Tác phẩm báo mạng điện tử

Kiến thức chuyên ngành

Chuyên ngành Báo in

Bắt buộc

50

Ảnh báo chí

51

Nhật báo và tuần báo

52

Tạp chí

53

Ấn phẩm báo chí chuyên biệt

54

Dự án báo chí và các sản phẩm truyền thông

Kiến thức bổ trợ

Bắt buộc

55

Kỹ thuật và công nghệ truyền thông số

Tự chọn (Chọn 6 trong 24 tín chỉ )

56

Báo chí về chính trị - xã hội

57

Báo chí về kinh tế và an sinh xã hội

58

Báo chí về khoa học và giáo dục

59

Báo chí về an ninh quốc phòng

60

Báo chí về văn hóa và nghệ thuật

61

Báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu

62

Báo chí về thể thao và giải trí

63

Báo chí về tôn giáo - dân tộc - nhân quyền

Thực tế, thực tập và sản phẩm tốt nghiệp

64

Thực tế chính trị - xã hội

65

Thực tập nghiệp vụ (năm ba)

66

Thực tập tốt nghiệp (năm tư)

67

Sản phẩm tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp/Dự án tốt nghiệp

Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền

nganh-bao-chi-truyen-thong-la-gi
Cơ hội việc làm ngành báo chí ra sao?

Cơ hội việc làm ngành báo chí

Hiện nay, không phải ai tốt nghiệp ngành học này đều được gọi là nhà báo và muốn có thẻ thì phải công tác cho những cơ quan báo chí ít nhất là 2 năm đồng thời có nhiều tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Chính vì thế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn vẫn có thể đảm nhận những công việc y như một nhà báo như:

- Tìm kiếm đề tài từ thực tế

- Thể hiện tác phẩm của mình qua hình thức nào ( phát sóng, đăng bài …). Sau khi ra trường và làm việc bạn có thể đảm nhận những vị trí như:

Phóng viên: Đây là những người trực tiếp đi hiện trường để tìm kiếm đề tài, lên ý tưởng và kế hoạch sau đó tự tay thực hiện tác phẩm của mình bằng mọi hình thức.

Biên tập viên: Những người duyệt nội dung của tác phẩm bao gồm: Viết bài, radio, video hoặc duyệt lời bình cũng như hình ảnh … trước khi phát sóng. Họ sẽ có trách nhiệm về tác phẩm của mình. Và theo như hiện nay thì thông thường sau nhiều năm làm phóng viên khi có đủ kỹ năng cũng như kinh nghiệm bạn sẽ được đề xuất lên vị trí biên tập viên.

Với truyền hình thì còn có thêm cả công việc MC hoặc quay phim… Chắc hẳn bạn đã từng mơ ước được giống như MC : Lại Văn Sâm, Diệp Chi …

Sinh viên trong quá trình học tập có thể lựa chọn cho mình một mảng yêu thích để đi sâu vào nó như giáo dục, thời sự, sức khỏe… để trau dồi các kiến thức chuyên sâu về mảng đó làm nền tảng cho việc sáng tác sau này. Tuy nhiên, làm báo nên am hiểu kiến thức rộng trên mọi lĩnh vực. Với các phóng viên, biên tập viên, MC… thì có thể công tác tại những cơ quan báo chí trong nước như: Đài truyền hình, phát thanh, báo điện tử, báo in … Còn nếu như bạn tự tin về trình độ ngoại ngữ của mình thì hoàn toàn có thể ứng tuyển vào những tập đoàn của nước ngoài để được cử làm phóng viên thường trú tại các nước khác.

Ngoài ra, sau khi ra trường bạn cũng có thể làm content cho các công ty truyền thông hoặc kinh doanh dịch vụ để viết bài giới thiệu sản phẩm giúp tương tác tốt và thu hút được khách hàng. Đặc biệt là bạn còn có một lựa chọn là làm việc tại công ty du lịch, ẩm thực để viết chia sẻ, đánh giá những điểm đến hay một món ăn hấp dẫn tới độc giả.

Rất nhiều các bạn trẻ theo học bởi chương trình học truyền thông báo chí rất hấp dẫn. Và ngành báo chí luôn có giá là vì đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người và nhu cầu đó ngày càng được nâng cao và được nhiều người biết đến. Các cơ quan báo chí mọc lên rất nhiều để đáp ứng cho công chúng. Hiện nay, cả nước có 1 đài truyền hình quốc gia, đài tiếng nói Việt Nam cùng 63 đài phát thanh truyền hình trên cả nước. Ngoài ra, có hàng trăm tờ báo mạng cũng như hàng nghìn trang thông tin điện tử khác nhau. Đội ngũ PR càng mạnh thì doanh số của họ càng tăng theo.

Có thể nói cơ hội việc làm của ngành báo chí luôn rộng mở các sinh viên ra trường hoàn toàn có thể ứng tuyển vào những vị trí khác nhau và thu nhập không giới hạn đối với tác phẩm của mình.

Qua bài viết trên hy vọng các bạn đã biết ngành báo chí truyền thông ra làm gì rồi chứ? Đây là ngành học đòi hỏi bạn phải có tố chất cũng như năng khiếu về viết lách. Để có thể theo đuổi đam mê về nghề chúc các bạn luôn thành công !

XEM THÊM:

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.