Bệnh nhân Nguyền Thị M đang là sinh viên năm thứ hai đại học được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và hiện đang điều trị ở bệnh viện K được 6 tháng. M chỉ là một trường hợp điển hình cho bao trường hợp khác đang gánh chịu hậu quả do chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh tật.
>>> Bức tâm thư của nữ sinh sắp tốt nghiệp ĐH Ngoại Thương mắc ung thư máu thức tỉnh giới trẻ
Ở độ tuổi đôi mươi, cô gái cũng như bao người trẻ khác, có một ước mơ thật bình dị là được học tập, sống hết mình với tình yêu đôi lứa,… nhưng chẳng may căn bệnh đến bất ngờ và mang mọi khát vọng của cô đi xa. Bước vào năm học thứ hai, M bỗng thấy đau nhói ở ngực và sờ thấy hạch nên đi khám thì phát hiện ra bệnh ung thư vú giai đoạn 2B, hiện đang xạ trị ở bệnh viện K. Thời gian khám và điều trị đến nay đã được 6 tháng. BS Lê Thanh Đức (trưởng khoa Nội 5, Bệnh viện K) cho hay, may mắn là bệnh nhân M đến bệnh viện vẫn kịp thời vì khối u vú chưa di căn.
Điều đáng nói, M không phải là trường hợp duy nhất mà còn rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi khác đều đang nằm viện K điều trị ung thư vú. Tệ hại hơn, có nhiều người phát hiện muộn, khi các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể nên tỷ lệ sống càng nhỏ. Trường hợp tiêu biểu như bệnh nhân Nguyệt T quê ở Nam Định sinh năm 1995 phát hiện ung thứ vú trong đợt khám và xét nghiệm vào hồi tháng 8 năm ngoái. Tại bệnh viện, các bác sĩ kết luận Nguyệt T bị ung thư vú phải nhưng di căn đến gan đến nay T đang điều trị ung thư vú giai đoạn 4.
Mắc bệnh ung thư khi tuổi đời còn rất trẻ
Một trường hợp khác, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ mới chớm khi người vợ sinh hạ con gái đầu lòng thì phải nhường chỗ cho nỗi đau vì bị ung thư vú. Chị như suy sụp hoàn toàn, chị thương con vì “nghĩ sớm muộn gì mình cũng chết”,…Nhưng may mắn các bác sĩ kết luận chị mắc ung thư vú giai đoạn 1 nên có thể cắt khối U mà vú vẫn an toàn.
Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm xảy ra đối với phụ nữ. Bệnh nhân nếu phát hiện ở giai đoạn I thì 100% có tỷ lệ sống trên 5 năm còn con số này đối với bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung là 80 – 93% và 88% đối với bệnh ung thư trực tràng.
Trong khi ở các nước độ tuổi mắc ung thư vú thường 60 – 65 tuổi thì ở nước ta còn rất trẻ, chỉ ở độ tuổi đôi mươi. Theo tin tức Y tế, tỷ lệ người trẻ mắc ung thư vú ở các nước châu Á, Đông Nam Á, kể cả Nhật Bản, Hàn Quốc khá cao, bệnh nhân chỉ ở độ tuổi 26 – 36, nhiều người chưa lập gia đình, thậm chí vừa rời quê lên thành phố học tập, lập nghiệp.
Bác sĩ cho biết ngày càng có nhiều người trẻ mắc ung thư vú
Giám đốc Bệnh viện K , GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết ung thư vú nếu phát hiện sớm thì có thể điều trị dứt điểm với phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiểu quả cao và chi phí rẻ. Bệnh viện K đã tiếp nhận và điều trị nhiều ca thành công ở giai đoạn sớm, hầu hết bệnh nhân đều sống trên 5 năm, 10 năm, có thể lập gia đình sinh con bình thường. Tuy nhiên, nhiều người phụ nữ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khám định kỳ, đến khi đau quá không gắng gượng được thì mới vào viện, lúc này tế bào ung thư di căn thì điều trị khó khăn, thời gian nằm viện dài mà vẫn không có kết quả tốt, chi phí đắt đỏ.
Riêng ở Việt Nam, theo báo cáo của các Trung tâm ghi nhận ung thư, năm 2018 số ca mới mắc ung thư là 164.671, trong đó ung thư vú lên đến 15.229 ca chiếm 9,2%. Trong 5 bệnh ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, ung thư vú đứng vị trí đầu bảng với 43,1/100.000 dân, với tỉ lệ tử vong 12,9/100.000 dân. Tiếp đến là ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tử cung. Trong đó, ung thư vú, cổ tử cung đều có thể điều trị nếu phát hiện sớm, nhất là bệnh ung thư vú vì có thể sờ thấy khối u bằng mắt thường.
Theo bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bệnh ung thư phú không loại trừ độ tuổi nào nên những người trẻ không được chủ quan mà phải chủ động để ngăn ngừa bệnh tật. “ Những người càng trẻ thì bệnh càng diễn biến nhanh, tốc độ phát triển của các tế bào ung thư nhanh, mạnh hơn người già, có những thứ chỉ quan sát được mà chưa thể giải thích được nguyên nhân vì sao.”, BS giải thích.
Kiểm tra ngực thường xuyên, quan sát các dấu hiệu lạ ở ngực
Bạn có thể dùng tay sờ sắn để xem có gì bất thường ở vòng 1, ví dụ như có chỗ nào lồi lõm, màu sắc thay đổi,…Nếu muốn chắc chắn hơn thì nên đến những cơ sở Y tế để các bác sĩ siêu âm, chụp X quang,…
Tập thể dục thể thao đều đặn
Luyện tập là cách phòng mọi loại bệnh tật hiệu quả nhất. Riêng đối với ung thư vú, những người bị tăng cân thì có nguy cơ mắc ung thư vú càng cao. Do đó, luyện tập giúp giảm cân hoặc giữ dáng là cách ngăn ngừa bệnh ung thư vú.
Kiểm tra lịch sử bệnh của gia đình
Khoảng 5 – 10% tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú do di truyền. Vì vậy, nên tìm hiểu kỹ về lịch sử để đề phòng bằng cách khám định kỳ để sàng lọc ung thư vú.
Ngoài ra, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, hạn chế căng thẳng, không nên thức khuya, ngủ đủ giấc,… là những thói quen lành mạnh giúp phòng ngừa ung thư vú hiệu quả.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.