Các quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành

 05/11/2018 17:32 |  7147 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Ngọc Anh

Ngày 01 tháng 01 năm 1998, quyết định ban hành các quy chế bệnh viện của Bộ trưởng Bộ Y tế bắt đầu có hiệu lực.

Quy chế này được áp dụng trong các bệnh viện nhà nước, tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

>>> Mạnh tay xử lý cho thuê bằng để mở nhà thuốc tây

Các quy chế bệnh viện

Các quy chế bệnh viện được quy định như thế nào trong văn bản pháp luật?

Quyết định ban hành các quy chế bệnh viện

Căn cứ Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân; Nghị định số 68/CP của Chính phủ, Bộ Y tế ban hành quy chế bệnh viện gồm 5 phần:

Phần một: Quy chế về tổ chức bệnh viện

Bệnh viện là nơi tiếp nhận, cấp cứu, điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Do đó những bác sĩ phải làm việc hết mình, hy sinh vì sứ mệnh cứu người cao cả. Bệnh viện cũng là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ Y tế, do đó những người làm việc trong ngành Y phải hết sức chuẩn mực để nêu gương cho các thực tập sinh. Bệnh viện còn là nơi nghiên cứu khoa học, do đó những bác sĩ, Y sĩ phải tích cực tham gia để tìm tòi, phát minh ra những biện pháp mới trong việc điều trị bệnh làm nên những kỳ tích vẻ vang cho ngành Y.

Những nhiệm vụ chung của bệnh viện

  • Phòng, khám, chữa bệnh
  • Đào tạo cán bộ
  • Nghiên cứu khoa học
  • Chỉ đạo tuyến
  • Hợp tác quốc tế
  • Quản lý kinh tế trong bệnh viện

Nhiệm vụ, chức năng riêng của từng bệnh viện,...

Đối với bệnh viện đa khoa hạng I:

  • Tiếp nhận mọi trường hợp từ bệnh khác hoặc từ ngoài chuyển đến để cấp cứu, khám chữa nội trú và  ngoại trú; khám và đưa ra kết luận về sức khỏe theo đúng quy định và đạo đức nghề nghiệp; chịu trách nhiệm giải quyết các hồ sơ bệnh án từ các bệnh viện khác chuyển đến cũng như tại BV
  •  Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào Y học ở cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Trung Ương, đặc biệt chú trọng đến phương pháp kết hợp đông Y và tây Y đồng thời kết hợp với các bệnh viện đầu ngành để được hỗ trợ về kỹ thuật cũng như nhân lực.
  • Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
  • Tổ chức chỉ đạo bv tuyến dưới nâng cao năng lực chuyên môn trong việc thực hành nghề
  • Thực hiện các chương trình giáo dục chăm sóc sức khỏe cho người dân
  • Phối hợp với cơ quan Y tế dự phòng để thực hiện tốt công tác phòng ngừa bệnh dịch lây lan.
  • Thực hiện chính sách đối ngoại, tham gia mở rộng mối quan hệ hợp tác với cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài trên nguyên tắc tôn trọng pháp luật Việt Nam.
  • Sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cấp
  • Công khai minh bạch các khoản thu chi của bệnh viện, tạo thêm nguồn kinh phí từ việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Y tế chất lượng cao.

Đối với bệnh viện đa khoa hạng II

Bệnh viện đa khoa hạng II  là cơ sở khám chữa bệnh  của tỉnh thành trực thuộc trung ương có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có đầy đủ những trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho các bệnh viện hạng III.

  • Tiếp nhận và điều trị cho những người bệnh từ bệnh viện khác chuyển đến, điều trị cả nội trú và ngoại trú
  • Xét nghiệm, kiểm tra và chứng nhận sức khỏe đúng quy định
  • Đối xử công bằng với bệnh nhân trong tỉnh hay ngoài tỉnh
  • Tổ chức khám sức khỏe, giám định Pháp Y khi được chỉ định
  • Nếu không đủ khả năng điều trị, cần khẩn trương giới thiệu bệnh nhân lên bệnh viện trên

Đối với bệnh viện chuyên khoa hạng III

Bệnh viện chuyên khoa hạng III là cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa trực thuộc sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành, có trách nhiệm khám, điều trị, phục hồi, nhất là phòng bệnh bệnh chuyên khoa cho bệnh nhân sinh sống ở địa phương. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện chuyên khoa hạng III như sau:

  • Tiếp nhận, điều trị tất cả các trường hợp về chuyên khoa, cả nội trú và ngoại trú
  • Tham gia giám định sức khỏe, giám định Pháp Y nếu được giao
  • Là cơ sở đào tạo cán bộ chuyên khoa ở bậc trung học và tham gia dạy chuyên khoa ở bậc trung học
  • Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên bệnh viện và các nhân viên ở bệnh viện tuyến dưới
  • Tham gia nghiên cứu khoa học, nhất là đề tài Y học cổ truyền, các phương pháp chữa bệnh hiện đại không cần dùng thuốc.
  • Tuyên truyền, giáo dục, lập kế hoạch truyền thông về sức khỏe cho cộng đồng
  • Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch.
  • Bên cạnh đó cần hợp tác với quốc tế để chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực chuyên môn
  • Sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nươc
  • Tạo thêm nguồn kinh phí nhờ cung cấp dịch vụ hoặc thu hút vốn đầu tư

>>> 500 nghìn/10ml tiɴh trùɴg, chị em “săn lùng” mua về làm đẹp

Đối với phòng kế toán tổng hợp

Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về:

  • Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng.
  • Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện.Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn bệnh viện.
  • Căn cứ vào tôn chỉ mục đích của bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện mọi hoạt động của bệnh viện.
  • Theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở và đánh giá mức độ đạt được của việc thực hiện quy chế bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chi đạo.
  • Liên tục mở các lớp huấn luyện, đào tạo cho những nhân viên trong bệnh viện và các bệnh viện tuyến dưới; phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên.
  • Tổng kết lại quá trình thực hiện kế hoạch, báo cáo lên cấp trên và triển khai kế hoạch mới.
  • Điều phối các hoạt động giữa các khoa, phòng trong viện và giữa những bệnh viện liên quan để nâng cao hiệu quả khám, điều trị bệnh cho con người
  • Kết hợp với bệnh viện tuyến để hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực, tiếp nhận bệnh nhân tuyến dưới để khám và chữa bệnh nếu bv tuyến dưới không đủ khả năng chữa trị.
  • Lưu trữ hồ sơ bệnh án và mọi dữ liệu khác theo đúng quy định
  • Tổ chức công tác thường trực toàn bệnh viện.
  • Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.
  • Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.
  • Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm họa và các trường hợp bất thường khác để trình giám đốc và các tổ chức thực hiện...

Ngoài ra, trong phần một còn quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng sau:

  • Phòng Y tá, Điều dưỡng
  • Phòng chỉ đạo tuyến
  • Phòng vật tư thiết bị
  • Phòng hành chính, quản trị
  • Phòng tổ chức cán bộ
  • Phòng tài chính kế toán

Phần hai: Quy chế về nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân.

Quy chế bệnh viện quy định rõ về vai trò, vị trí, trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện và các cấp dưới. Cấp trên có quyền nhưng không được lạm quyền, cấp dưới phục tùng cấp trên và cấp trên bắt buộc phải tiếp nhận ý kiến của các cấp dưới:

  • Giám đốc
  • Phó giám đốc
  • Hội đồng khoa học
  • Trưởng phòng kế toán tổng hợp
  • Trường khoa Y tá
  • Trưởng phòng chỉ đạo tuyến,...
  • Bác sĩ, Y tá,...

Phần ba: Quy chế về quản lý bệnh viện.

Phần bốn: Quy chế về chuyên môn.

Phần năm: Quy chế công tác một số khoa

Xem thêm thông tin chi tiết tại đây

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.