Bác sĩ phòng mổ: “Ăn tối kiêm ăn khuya là chuyện bình thường”

 27/11/2018 15:19 |  1626 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Ngọc Anh

Lịch trình làm việc “không một phút nghỉ ngơi” của BS Trần Quốc Khánh (sinh năm 1983, làm việc ở BV Hữu nghị Việt Đức Hà Nội, chuyên phẫu cột sống) khiến bao người xúc động vì sự hy sinh thầm lặng để dành giật sự sống cho từng bệnh nhân.

Chỉ ra ngoài sau 12h đêm

Bắt đầu ngày mới của bác sĩ không biết tự lúc nào nhưng 6h sáng buộc phải chỉn chu tại bệnh viện. Sau đó 8h bắt đầu vào phòng mổ rồi “tay liền tay” cho đến quá nửa đêm mới “thoát” ra ngoài. Có lẽ vì thế mà vị bác sĩ ví thời gian trong phòng mổ dường như biến mất. Trong những năm gắn bó với nghề, có rất nhiều ca khiến bác sĩ ám ảnh mãi. Bác kể về ca mới đây nhất:

“Đó là vào 22h đêm nọ, khi xe cứu thương rú tiếng còi inh ỏi phía bên ngoài phòng cấp cứu của bệnh viện. Một bệnh nhân nữ nằm trên cáng bị một thanh sắt dài đam sâu bên trái ngực được đẩy thật nhanh vào phía bên trong. “Vào phòng mổ ngay”, BS dứt khoát cất giọng. Bên trong phòng mổ, toàn bộ ekip do bác sĩ Trần Quốc Khánh đứng đầu đã chuẩn bị sẵn sàng mọi dụng cụ Y tế cần thiết: dao, kim chỉ, băng gạc, thuốc thang, máy móc,….

vất vả của nghề Y

Nghề Y hy sinh vất vả để đổi lấy sự vinh quang

Bất kể lúc nào toàn ekip phẫu thuật cũng trong trạng thái sẵn sàng để kịp thời đối phó với các tình huống éo le với những tổn thương khác nhau của bệnh nhân. Ekip gây mê bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. BS phẫu thuật tiến hành mổ lồng ngực, cắt, lọc, khâu,…từng đường kim mũi chỉ phải thật chính xác. Ba tiếng sau thì bệnh nhân được cứu khỏi cơn nguy kịch, vết mổ được xử lý rồi chuyển sang phòng phục hồi sức. Vậy là đã 1h sáng. Bóng điện tắt, bác sĩ Quốc Khánh cùng toàn bộ ekip mới bắt đầu đi ăn tối”.

Vị bác sĩ chia sẻ, có nhiều ca mổ bệnh nhân với nhiều tình trạng khác nhau không được biết trước. Nếu mổ nhanh thì mất nửa tiếng, ca khó lên đến 12 tiếng, thậm chí có những ca phải mổ mất 1 ngày: “ Bình thường thì 6h sáng là tôi đến viện, 8h vào phòng mổ và chỉ ra ngoài sau 12h đêm. Ăn tối kiêm ăn khuya là chuyện thường. Trong trường hợp kết thúc ca muộn thì không về nhà nữa mà ở lại bệnh viện ngủ một lúc để ngày mai lại bắt tay vào công việc luôn”, bác sĩ cười nói.

Đặc thù về thời gian làm việc của những người làm ngành Y là không có giờ hành chính, chỉ có hết bệnh nhân, hết ca mổ thì về. Tuy nhiên, khi nào ca mổ kết thúc thì chỉ “có trời mới biết”. Số ca mổ trong một ngày nhiều hay ít tùy thuộc vào loại phẫu thuật: Nếu mổ tiêu hóa thì khoảng 3 ca/ ngày, 4 – 5 tiếng ca còn mổ xương khớp thì lên đến chục ca trên ngày. Hàng tuần, bác sĩ Khánh có hai ngày mổ phiên, một ngày trực cấp cứu, một ngày khám bệnh và một ngày tham gia hội chẩn.

Chưa bao giờ hết yêu nghề sau 10 năm gắn bó

Tính từ năm 2008 đến nay là đã 10 năm bác sĩ gắn bó với nghề nhưng anh chưa lúc nào cảm thấy hết yêu công việc. "Điều thú vị của nghề là chúng tôi luôn biết câu trả lời cuối cùng cho bệnh trạng của mọi người. Bệnh nhân đến viện được các bác sĩ thăm khám, chụp chiếu và chẩn đoán, cuối cùng là phẫu thuật. Kết quả của ca mổ chính là câu trả lời chính xác nhất, thực tế nhất cho những chẩn đoán, nhận định ban đầu của các bác sĩ", anh nói.

Bệnh viện Hữu Nghĩ Việt Đức Hà Nội – nơi anh công tác là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất miền Bắc. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân, có khoảng 300 ca/ ngày, riêng khoa Phẫu thuật cột sống thì có khoảng 30 ca mỗi ngày. Nơi đông bệnh nhân thì áp lực công việc càng nặng nề nhưng anh không bao giờ than phiền một lời. Anh cảm thấy cứu người là một niềm vui và là động lực để anh phấn đấu học hỏi, nâng cao trình độ để đạt được nhiều kỳ tích, mang lại vinh dự cho ngành Y.

vất vả của nghề Y

Bác sĩ Khánh nặng lòng với nghề

Một bác sĩ phẫu thuật giỏi không chỉ cần kiến thức, kỹ năng mà cần cả sức khỏe để “đứng vững” trong những lần trực đêm đầy gian nan. Hàng loạt ca bị tai nạn ô tô, tàu hỏa phải cấp cứu ngay. Những trường hợp khẩn cấp đó, ai nấy đều phải hành động thật nhanh, có khi tà áo blouse trắng không kịp chạm vào người bởi đi nhanh quá, đi như chạy". Có những ca phẫu thuật kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ thì cần có vài kíp khác thay phiên nhau.

Bác sĩ nhớ lại những ngày đầu mới vào nghề đầy bỡ ngỡ “bị các thầy mắng vì để lại những vết sẹo xấu cho bệnh nhân”. Để được bác sĩ chính như ngày hôm nay là cả một chặng đường vất vả của anh. Đó là những ngày tháng học tập kiến thức lý thuyết trên giảng đường rồi những giờ thực hành trên chó, lợn rồi xác người; tham gia các tiểu phẫu với vai trò là bác sĩ nội trú. Khi thành thạo mổ xẻ thì được rạch da rồi dần lên bác sĩ phụ và cuối cùng có thể đứng ca và chịu mọi trách nhiệm về ca mổ.

Ở BV Việt Đức cũng như ở BV khác, các phòng mổ đều như nhau, kín mít, chỉ có tiếng máy thở và ánh điện mờ nhưng đó là một “sắc thái”. Bởi các bác sĩ dù trong tình huống nào cũng phải bình tĩnh, xử lý linh hoạt bằng trái tim nóng nhưng đầu lạnh, bởi một động tác sai, thừa hay chậm một giây là mất một mạng người.

Với các bác sĩ phẫu thuật thì thời gian nghỉ ngơi phụ thuộc vào ca mổ và bệnh nhân. Trong phòng mổ thì thời gian không còn tồn tại, khái niệm nàu chỉ trở lại khi kết thúc mũi khâu cuối cùng và xử lý gọn xung quanh vết thương. Có những hôm vào viện chợt nhận ra tiết trời mùa thu thật đẹp khi bắt gặp hình ảnh lá rụng đầy đường nhưng rời viện thì trời đã trở lạnh, lúc đó mới biết đêm đã khuya, ngày đã tàn. Cuộc sống bên ngoài phòng mổ diễn ra như thế nào không hề hay.

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.