Theo dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD&ĐT đưa ra sẽ phấn đấu để tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện tổ chức thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm giai đoạn sau năm 2030. Tuy nhiên thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Làm sao công bằng, minh bạch là bài toán cần xem xét kỹ.
Về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm giai đoạn sau năm 2030 của Bộ GD&ĐT được rất nhiều người ủng hộ cho rằng phù hợp và là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên phương án triển khai như thế nào để đảm bảo công bằng giữa hai phương thức và thống nhất với cả kỳ thi Bộ GD&ĐT cần phải có quá trình và phương án rõ ràng.
Giai đoạn 2025 - 2030 sẽ vẫn thi trên giấy nhưng sẽ tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để từng bước thi trên máy tính với môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện. Giai đoạn 2025 – 2030 có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính.
Giai đoạn sau năm 2030, khi tất cả các địa phương trên toàn quốc đủ điều kiện tổ chức thi trên máy tính Bộ GD&ĐT sẽ chuyển sang tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Giai đoạn 2025 - 2030 sẽ vẫn thi tốt nghiệp THPT trên giấy
Đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính nhiều giáo viên còn khúc mắc kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra cùng một lần trên cả nước nhưng có địa phương thi trên máy tính và có địa phương thi trên giấy thì sẽ đảm bảo công bằng như thế nào. Thêm nữa, kết quả của thí sinh thi trên giấy và thi trên máy tính sẽ được công bố cùng lúc hay thí sinh thi bằng máy tính sẽ được biết kết quả trước?.
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính là phù hợp, thuận lợi cho học sinh trong quá trình học và thi cử. Phương án thi tốt nghiệp THPT trên máy tính có thể thực hiện linh hoạt giữa các địa phương, hỗ trợ nhau về hạ tầng để việc thi diễn ra suôn sẻ.
Đối với những địa phương thuận lợi về điều kiện, kỹ thuật có thể triển khai thi trước. Những địa phương còn khó khăn có thể tổ chức thi thí điểm theo từng huyện, thị xã. Địa phương nào khó khăn sẽ di chuyển đến nơi thuận lợi hơn để dự thi.
Lộ trình như dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD&ĐT đưa ra mới đây là phù hợp, phương thức tổ chức thi trên máy tính sẽ được trả kết quả nhanh và chính xác.
Chúng ta cần tổ chức để rút kinh nghiệm qua các kỳ ti để áp dụng rộng rãi hơn. Bộ GD&ĐT cần chuẩn bị bài bản, khoa học, chính xác để đảm bảo tính minh bạch của kỳ thi để các thí sinh sẽ có sự công bằng như nhau trong kỳ thi quan trọng này.
Trong giai đoạn sắp tới, địa phương nào có điều kiện thì thi tốt nghiệp trên máy tính trước, địa phương nào chưa có điều kiện sẽ thực hiện sau. Vấn đề ở chỗ các địa phương cần chuẩn bị nguồn lực và máy móc đủ để đáp ứng nhu cầu dự thi của thí sinh. Phấn đầu đến năm 2030, thi trên máy tính được áp dụng đồng loạt ở các tỉnh theo hướng bắt buộc để các tỉnh đầu tư thiết bị, phần mềm để tổ chức thi.
Theo các chuyên gia việc đầu tư trang thiết bị máy tính rất dễ, các trường THPT ở các địa phương nếu có ít học sinh có thể tự trang bị máy tính. Các trường ở thành phố lớn có thể mượn máy tính của các trường Đại học, Cao đẳng để thi tốt nghiệp THPT.
Đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính hầu hết các chuyên gia đồng tình thực hiện giai đoạn 2025-2030 thực hiện thí điểm thi tốt nghiệp trên máy tính. Tuy nhiên chúng ta cần tính đến rủi ro, có quy định cụ thể rõ ràng, lường trước được những khả năng xảy ra sự cố để đội ngũ thực thi được nhiệm vụ xử lý, tránh xáo trộn cho thí sinh.
Khi đưa ra vấn đề thi trên máy, cũng có ý kiến băn khoăn về việc tổ chức đồng loạt làm sao đảm bảo được công bằng và cơ sở vật chất có đủ đáp ứng không. Tuy nhiên, quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT là thi bằng hình thức nào cũng bảo đảm sự trung thực, công bằng, không gây sốc cho thí sinh và giáo viên. Việc tổ chức thi trên giấy và trên máy tính sẽ đảm bảo không xảy ra bất bình đẳng giữa các vùng miền và gây bất lợi cho thí sinh.
Thi trên máy tính không để xảy ra tình trạng bất bình đẳng vùng miền
Tính khả thi của hoạt động tổ chức thi trên máy tính đã được nghiên cứu và phát triển trên thế giới qua nhiều thập kỷ với các tổ chức khảo thí độc lập như ETs, ACT. Thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại một số điểm của tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng đúng quy định của Bộ. Tại Việt Nam đã thành công với mô hình thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và việc triển khai đánh giá năng lực là tiền đề khả thi cho phương thức tổ chức thi trên máy tính.
Phương án thi tốt nghiệp giai đoạn 2025-2030 thực hiện thí điểm thi trên máy tính Bộ đã tính toán kỹ lưỡng và thí điểm đầu tiên làm ở những địa phương có điều kiện phát triển và mở rộng dần sang một số địa phương khác. Đến năm 2030, tiến tới phủ sóng mạng 5G, mạng cáp quang đến từng trường học là điều kiện thuận lợi để Bộ GD-ĐT triển khai việc thi đồng bộ kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính.
Khi tổ chức thi, Bộ GD&ĐT nên rà soát xét lại ngân hàng đề thi, xây dựng ngân hàng đề thi phải phong phú, có tính mở, thời sự và chính xác từ đó có bộ đề thi chất lượng. Môn thi trắc nghiệm nếu tổ chức thi trên máy tính rất tốt nhưng cần chuẩn bị kỹ lưỡng và dự trù được các phương án xảy ra như đường truyền internet, hỏng hóc thiết bị, gian lận thi cử…
Trên đây là thông tin xoay quanh vấn đề tổ chức thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính làm sao công bằng, minh bạch, có thể thấy nhiều tín hiệu khả thi trong kế hoạch này. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cập nhật thường xuyên các dự thảo quan trọng của Bộ GD-ĐT đến các thí sinh để các thí sinh dự thi THPT biết và thực hiện.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.