Cách đọc chỉ số xét nghiệm WBC để nhận biết bệnh chính xác

 12/06/2019 04:09 |  1644 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Xét Nghiệm |  Phương Thảo

Chỉ số WBC nằm trong danh sách chỉ số khi thực hiện xét nghiệm máu. Tuy nhiên rất ít người biết được ý nghĩa của chỉ số này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn về những thông tin về xét nghiệm WBC.

Chỉ số WBC là gì?

Đầu tiên, xét nghiệm máu WBC được tiến hành với mục đích để đo số lượng tế bào bạch cầu có trong máu. Vì vậy chỉ số WBC thể hiện được con số chính xác của lượng bạch cầu có trong máu. Nói một cách tổng quát, bạch cầu hoạt động với chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ vào cơ thể.

Chức năng của bạch cầu nói chung là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Bạch cầu có nhiều loại. Theo đó, trong cơ thể của con người có các loại bạch cầu mới như:

  • Tế bào lympho (tế bào T, tế bào B và tế bào Killer tự nhiên)
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Bạch cầu trung tính
  • Bạch cầu đa nhân ái kiềm
  • Bạch cầu đa nhân ái toan

Những bạch cầu này lại được chia thành 3 nhóm là bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu ưa kiềm và bạch cầu acid với chức năng cụ thể như sau:

Bạch cầu hạt trung tính: có chức năng loại bỏ cũng như tiêu hóa nhiều loại vi khuẩn và những thành phần nhỏ nhờ có chứa chất oxy hóa mạnh.

Bạch cầu hạt ưa kiềm: ngăn cản quá trình đông máu, đồng thới có vai trò trong việc vận chuyển mỡ từ máu cũng như trong phản ứng dị ứng.

Bạch cầu hạt ưa acid: có chức năng khử độc protein nhờ các enzyme đặc biệt trong hạt bào tương và chống lại tác dụng của histamine và các chất trung gian trong các trường hợp phản ứng dị ứng.

Xét nghiệm WBC có ý nghĩa gì?

Việc thực hiện xét nghiệm WBC giúp chúng ta xác định được số lượng từng loại bạch cầu tồn tại trong cơ thể từ đó có thể đánh giá được tình trạng tổng quát của sức khỏe cũng như phát hiện một số dấu hiệu bệnh.

Trong một số trường hợp, những bệnh nhân được nghi ngờ mắc phải bệnh ung thư hạch, bệnh bạch cầu hoặc tác dụng phụ cho thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm này để có thể xác định được đúng bệnh.

>>> Xem ngay cách đọc chỉ số xét nghiệm máu để nhận biết bệnh chính xác

chỉ số WBC

Dựa vào số lượng bạch cầu trong một thể tích máu để nhận biết bệnh

Quy trình thực hiện Xét nghiệm máu WBC

Đa số những người thực hiện xét nghiệm máu WBC đều không cần thiết phải thực hiện trước các thủ thuật đặc biệt. Nếu .trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc này, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết vì một số thuốc có khả năng thay đổi kết quả xét nghiệm WBC.

Trong quá trình thực hiện lấy máu, bạn có thể cảm thấy đau ở mức vừa phải, hoặc chỉ có cảm giác như kim châm. Nhưng sau đó, bạn có thể gặp hiện tượng đau nhói và bầm tím nhẹ tại nơi tiêm.

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm máu WBC

Số lượng WBC trong máu được xem là bình thường khi có kết quả với số lượng từ 4.500 đến 11.000 WBC/microliter.

Mức chỉ số này có thể thay đổi nhỏ ở điều kiện phòng thí nghiệm khác nhau hoặc với các phép đo khác nhau. Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn nên nhờ bác sĩ giải thích rõ kết quả xét nghiệm.

chỉ số wbc

Hình ảnh chỉ số WBC - White Blood Cell

Khi có kết quả số lượng WBC thấp hơn mức bình thường là 4.500 tế bào trên mỗi microliter thì khi đó bạn đã có chỉ số WBC dưới mức bình thường và gặp tình trạng giảm bạch cầu.

Việc giảm chỉ số WBC có thể báo hiệu một số vấn đề sau:

  • Thiếu hoặc suy tủy xương do nhiễm trùng, khối u hoặc sẹo bất thường
  • Do sử dụng một số loại thuốc khác đặc biệt là thuốc ung thư
  • Gặp các bệnh về gan và lá lách
  • Rối loạn tự miễn dịch như lupus (SLE)
  • Các bệnh do virus gây ra, nhiễm vi khuẩn nặng, tổn thương tủy xương
  • Căng thẳng nghiêm trọng

Người bệnh cần chú ý khi sử dụng các loại thuốc có thể gây  giảm số lượng WBC như: Thuốc chống co giật, Kháng sinh,Thuốc hóa trị, Thuốc chẹn histamine-2 Sulfonamit Quinidin Terbinafine Ticlopidin, thuốc chống tuyến giáp Asen Captopril.

Cách đọc xét nghiệm máu WBCCách đọc xét nghiệm máu WBC

Chỉ số WBC tăng

Số lượng WBC cao hơn bình thường đẫ quy định (> 11.000 WBC/microliter. ) thì được gọi là tình trạng tăng bạch cầu.

Nguyên nhân gây tình trạng tăng chỉ số tăng xảy ra có thể gây ra bởi các tình trạng phổ biến như: hút thuốc lá, sau khi phẫu thuật, mắc các vi khuẩn bệnh viêm, bị bỏng, bệnh bạch cầu.

Ngoài ra một số trường hợp hiếm gặp cũng có thể gây ra tình huống này. Người bệnh nên chú ý khi sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng số lượng WBC như: Corticosteroid Epinephrine, các loại thuốc chủ vận beta adrenergic (ví dụ albuterol).

Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về chỉ số WBC thì rất có thể cơ thể bạn đang mắc phải một số vấn đề bệnh lý bất thường.

Để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện ra những tình trạng bệnh có thể gặp một cách kịp thời, mọi người nên tiến hành xét nghiệm WBC cũng như xét nghiệm máu tổng quát định kỳ tại các cơ sở y tế.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thuộc TOP 3 danh sách các trường đào tạo Cao đẳng Y Dược khu vực sài gòn, trong năm 2019 Trường tiến hành tuyển sinh ngành Cao đẳng Dược và Cao đẳng Điều dưỡng hệ chính quy đối với những thí sinh có bằng tốt nghiệp cấp 3, các bạn quan tâm đến thông tin tuyển sinh của Trường có thể tìm hiểu TẠI ĐÂY.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.