Thuốc Oflovid có tác dụng phụ không?

 25/11/2020 12:16 |  643 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Oflovid là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho các trường hợp cần điều trị các bệnh lý tại mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm túi lệ, viêm giác mạc, loét giác mạc.

Thông tin chung của thuốc Oflovid

Thành phần

Thuốc Oflovid (ofloxacin) là chế phẩm dùng trong nhãn khoa chứa ofloxacin, một dẫn chất nhóm quinolon. Có 2 dạng chế phẩm:

  • Thuốc mỡ tra mắt Oflovid chứa ofloxacin 0,3% (10,5mg/3,5g)
  • Dung dịch nhỏ mắt Oflovid chứa ofloxacin 0,3% (15mg/5ml) hoạt chất: Ofloxacin 15mg. Tá dược: Natri clorid, acid hydrocloric loãng, natri hydroxyd và nước tinh khiết.

Dược lực học

Cơ chế tác dụng: Thuốc Ofloxacin được cho là ức chế tổng hựp ADN của vi khuẩn một cách chuyên biệt. Thuốc Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn và sự tiêu vi khuẩn được quan sát thấy ở nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).

Hoạt tính kháng khuẩn: Ofloxacin có hoạt tính kháng khuẩn hiệu lực mạnh, phổ rộng chống lại các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn mắt bao gồm các

+ Vi khuẩn gram dương: Staphylococcus sp., Micrococcus sp., Streptococcus sp. (kể cả s.pneumoniae), Corynebacterium sp.,…

+ Vi khuẩn gram âm: Haemophilus aegyptius (trực khuẩn Koch-Weeks), Pseudomonas sp. (kể cả P. aeruginosa), Haemophilus influenzae, Moraxella sp., Serratia sp., Klebsiella sp., Proteus sp., Acineto- bactersp.,…

+ Vi khuẩn kỵ khí: Propionibacterium acnes,...

Dược động học

Nồng độ trong máu

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ ofloxacin trong máu được đo sau khi nhỏ tại chỗ 1 giọt dung dịch nhỏ mắt Oflovid vào mắt 16 lần cách nhau 30 phút hoặc 32 lần cách nhau 15 phút. Các nồng độ ofloxacin 30 phút sau khi nhỏ lần cuối tương ứng là 0,019 và 0,034 µg/mL, sau đó từ từ giảm dần.

Thuốc Oflovid có công dụng gì?

Thuốc Oflovid là một loại thuốc kháng khuẩn và khử trùng mắt. Hoạt động bằng cách kìm hãm và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại ở vùng mắt. Có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về mắt như loét giác mạc, lẹo mắt, viêm sụn mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bờ mi,…

Thuốc Oflovid khiến vi khuẩn có hại ở vùng mắt không thể phát triển và gây bệnh. Thuốc Oflovid cũng giúp kích thích sản sinh hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể.

- Các chủng vi khuẩn nhạy cảm gồm Corynebacterium sp., Klebsiella sp., Serratia sp., Staphylococcus sp., Streptococcus sp., Streptococcus pneumoniae, Enterococcus sp., Micrococcus sp., Moraxella sp., Proteus sp., Morganella morganii, Burkholderia cepacia, Stenotrophomonas (Xanthomonas) maltophilia,Providencia sp., Haemophilus influenzae, Haemophilus aegyptius (Koch-Weeks bacillus), Pseudomonas sp., Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter sp., và Propionibacterium acnes.

- Viêm bờ mi, viêm túi lệ, lẹo (chắp)

- Viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc (kể cả loét giác mạc) do dùng làm kháng sinh dự phòng sử dụng trước và sau phẫu thuật mắt, nhiễm khuẩn nhạy cảm

thuoc-oflovid-chi-dinh-su-dung-cho-cac-truong-hop-can-dieu-tri-cac-benh-ly-tai-mat

Thuốc Oflovid chỉ định sử dụng cho các trường hợp cần điều trị các bệnh lý tại mắt

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Chống chỉ định đối với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng các với các thành phần của thuốc Oflovid và các tá dược khác hoặc với bất kỳ kháng sinh quinolon nào.
  • Oflovid chống chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn

Dùng thuốc Oflovid như thế nào?

  • Thuốc Oflovid liều lượng thuốc sẽ do các bác sĩ trực tiếp chỉ định, thường được sử dụng để tra và nhỏ trực tiếp vào mắt.

Liều dùng cho người lớn

Thuốc dạng mỡ

  • Mỗi ngày tiến hành tra thuốc khoảng 3 lần vào mí dưới của mắt và đảm bảo thuốc không bị tra ra ngoài mắt. Mỗi lần một lượng thuốc vừa đủ (khoảng 1cm thuốc). Tránh dùng thuốc quá nhiều vì nó dễ gây kích ứng mắt.
  • Cách dùng: Tiến hành tra thuốc, tra một lượng khoảng 1cm thuốc mỡ sau đó chớp mắt để thuốc thấm được vào các vị trí vi khuẩn gây bệnh và dùng 3 lần/ngày. Lưu ý thời gian sử dụng thuốc cần đủ thời gian đủ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở mắt, nếu sử dụng thời gian quá ngắn có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc.

Thuốc dạng dung dịch

  • Ngày sử dụng 3 lần. Tiến hành nhỏ thuốc vào mắt với một lượng là 1 giọt/lần và số lượng liều cho mỗi lần nhỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn ở mắt. Còn với trường hợp ngăn ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc Oflovid 2 ngày trước khi mổ, mỗi ngày nhỏ Oflovid 5 lần.
  • Sau khi mổ thì nhỏ ngay 1 giọt thuốc Oflovid để khử trùng. Các lần dùng thuốc tiếp theo sẽ được sử dụng mỗi lần thay băng gạc.

Liều dùng thuốc Oflovid sẽ được chỉ định các liều lượng thuốc khác nhau tùy vào bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh.

Liều dùng cho trẻ nhỏ Oflovid vẫn chưa có liều dùng thuốc Oflovid cụ thể cho trẻ nhỏ. Do đó, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu muốn sử dụng thuốc cho đối tượng bệnh nhân là trẻ em. Liều lượng Oflovid có thể được điều chỉnh theo triệu chứng của bệnh nhân. Thời gian điều trị Oflovid tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và đáp ứng của bệnh nhân như thế nào.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

- Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Oflovid trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ. Khi dùng nhiều hơn 1 thuốc nhỏ mắt, phải nhỏ cách nhau ít nhất 5 phút.

- Thuốc Oflovid này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.

- Đường dùng: Chỉ dùng để nhỏ mắt.  Khi dùng không chạm trực tiếp đầu lọ thuốc vào mắt để tránh nhiễm bẩn thuốc.

- Để xa tầm tay trẻ em.

- Để tránh vi khuẩn kháng thuốc, nên giới hạn ở thời gian tối thiểu cần để tiêu diệt sự nhiễm khuẩn.

- Tránh dùng Oflovid kéo dài.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trên các đối tượng là mẹ cho con bú vì hiện nay chưa có các dữ liệu nào về các tác dụng không mong muốn xảy ra trên mẹ và trẻ nhỏ khi người mẹ sử dụng thuốc này.

Để thuốc Oflovid phát huy được công dụng một cách tốt nhất, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho bác sĩ biết nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Oflovid hay thuốc nào khác
  • Không tự ý tăng/ giảm liều. Dùng thuốc đúng liều lượng quy định, khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đưa cho bác sĩ danh sách đầy đủ và chính xác về các loại thuốc mà người bệnh hiện tại đang sử dụng hoặc là có ý định dùng để bác sĩ tư vấn cụ thể
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn dùng thuốc cho đối tượng là người cao tuổi.
  • Với trường hợp đang mang thai và chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc Oflovid sao cho an toàn với sức khỏe.

 nguoi-benh-dang-mang-thai-can-tham-khao-that-ky-y-kien-bac-si-chuyen-khoa-ve-viec-dung-thuoc-oflovid

Người bệnh đang mang thai cần tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc Oflovid

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Khi dùng thuốc không đúng cách hoặc liều lượng người bệnh sẽ dễ dàng gặp phải các tác dụng phụ sau đây:

  • Các tác dụng không mong muốn chính là kích ứng mắt ở 11 bệnh nhân (0,08%)
  • Ngứa mí mắt ở 8 bệnh nhân (0,06%)
  • Viêm bờ mi ở 6 bệnh nhân (0,05%)
  • Xung huyết kết mạc ở 5 bệnh nhân (0,04%), đau mắt ở 5 bệnh nhân (0,04%)
  • Sưng mí mắt ở 5 bệnh nhân (0,04%),... vào cuối giai đoạn tái kiểm tra).
  • Cơ thể quá mẫn cảm với thành phần của thuốc thì phát ban và nổi mề đay trên da
  • Ngứa rát và nóng da
  • Viêm giác mạc
  • Mắt sưng đỏ, phù nề
  • Có dấu hiệu số phản vệ
  • Có cảm giác ngứa mí mắt, đau mắt, sưng mí mắt, viêm bờ mi, xung huyết kết mạc,
  • Có dấu hiệu viêm kết mạc nghiêm trọng hơn
  • Một số tác dụng không mong muốn trên mắt khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân như kích ứng mắt, tổn thương giác mạc lan toả tuy nhiên tần suất ít gặp.
  • Một số tác dụng không mong muốn khác có thể xay ra khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như các phản ứng quá mẫn khác phát ban, mề đay
  • Sốc, phản ứng dạng phản vệ (không rõ tỉ lệ mắc)
  • Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận vì có thể xảy ra sốc và phản ứng dạng phản vệ

Nếu có bất cứ triệu chứng nào như ban khó thở, huyết áp hạ, đỏ, ban, phù mí mắt..., phải ngưng dùng thuốc và đi khám kịp thời và ngưng dùng thuốc.

Bảo quản thuốc Oflovid như thế nào?

  • Nên bảo quản thuốc Oflovid ở những nơi thoáng mát và có nhiệt độ phòng ổn định
  • Tránh để thuốc ở nơi có độ ẩm cao hoặc nơi bị tác động bởi ánh sáng trực tiếp. vì thuốc Oflovid rất nhạy cảm với ánh sáng. Việc tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều có thể khiến cho thuốc Oflovid bị biến đổi tính chất.
  • Không bảo quản thuốc Oflovid ở ngăn đá tủ lạnh hoặc trong nhà tắm
  • Để thuốc Oflovid tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong gia đình
  • Khi thuốc Oflovid hết hạn sử dụng, người bệnh nên hủy thuốc sao cho an toàn với môi trường.

Những thông tin được cung cấp trên đây của giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM về thuốc Oflovid chỉ mang tính tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc Oflovid này cho bản thân hoặc cho trẻ em.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.