Thuốc Farzincol bổ sung kẽm có hiệu quả không?

 04/11/2020 16:07 |  571 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Farzincol là một loại thuốc được dùng phổ biến trong các trường hợp điều trị thiếu kẽm nhẹ. Vậy thuốc Farzincol bổ sung kẽm có hiệu quả không?.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây từ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM.

Thành phần

  • Kẽm gluconat 70mg (tương đương 10mg kẽm).
  • Tá dược: Era-pac, lactose, povidon, magnesi stearat, talc, aerosol vừa đủ 1 viên nén.

Farzincol có các dạng như sau:

Viên nén Farzincol.

Siro Farzincol.

Thuốc Farzincol có công dụng ra sao?

Thuốc Farzincol dùng để điều trị thiếu kẽm nhẹ và vừa trong các trường hợp bị thiếu kẽm dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau ở mỗi người. Thuốc Farzincol có thành phần chính là kẽm (Zn), đây là vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của cơ thể. Theo đó, thuốc Farzincol thông thường được các bác sĩ chỉ định bổ sung kẽm trong những trường hợp cụ thể như:

  • Bệnh còi xương, chậm tăng trưởng ở trẻ em
  • Chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc kiêng ăn
  • Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú
  • Rối loạn đường tiêu hóa; thiếu kẽm nặng.
  • Những người có chế độ ăn uống thiếu cân bằng, tiêu chảy cấp và mãn tính.
  • Những người cần nuôi ăn lâu dài thông qua đường tĩnh mạch.

Chỉ định:

Thuốc Farzincol chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Thiếu kẽm nhẹ và vừa
  • Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa.
  • Khô mắt, loét giác mạc, quáng gà
  • Rối loạn đường tiêu hoá như chán ăn, chậm tiêu, buồn nôn và nôn khi mang thai, táo bón nhẹ
  • Khô da, vết thương chậm lành (bỏng, lở loét do nằm lâu).
  • Người bệnh bị khó ngủ, suy nhược, mất ngủ, trẻ khóc đêm, nhức đầu.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp, da, đường tiêu hoá
  • Thuốc Farzincol chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu kẽm nặng
  • Viêm quanh lỗ tự nhiên (hậu môn, âm hộ) cùng với tiêu chảy
  • Các tổn thương da điển hình trong bệnh viêm ruột
  • Hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc
  • Da đầu chi, dầy sừng, khô mắt
  • Ngoài ra, thuốc Farzincol còn được các bác sĩ chỉ định điều trị đối với những trường hợp thiếu kẽm ở người bị suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và vừa
  • Tình trạng đau nhức đầu, suy nhược cơ thể
  • Tình trạng mất ngủ hoặc người khó ngủ
  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp, da, mắt khô
  • Bị quáng gà, bị loét giác mạc.

thuoc-farzincol-su-dung-cho-tre-em-mac-benh-coi-xuong

Thuốc Farzincol sử dụng cho trẻ em mắc bệnh còi xương

Bên cạnh đó, còn một vài tác dụng khác đi kèm của thuốc Farzincol không được liệt kê tại đây. Tùy vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý, người bệnh sẽ được các bác sĩ cân nhắc điều chỉnh liều dùng tương ứng.   Tốt nhất, mọi người hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng thuốc này.

Chống chỉ định

- Chống chỉ định sử dụng Farzincol cho phụ nữ có thai.

- Tiền căn có bệnh sỏi thận.

- Người nhạy cảm với sulfamid.

- Không sử dụng cho người suy gan, thận hay tuyến thượng thận trầm trọng.

Liều dùng và cách dùng thuốc Farzincol

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý đang mắc phải là nặng hay nhẹ, mỗi người sẽ có liều dùng khác nhau. Thuốc Farzincol liều lượng dành cho hai đối tượng cụ thể như sau:

Liều dùng Farzincol cho người lớn

Trong trường hợp dùng thuốc Farzincol để bổ sung dinh dưỡng thông thường, có thể sử dụng ngày uống hai lần uống sau bữa ăn với liều lượng là 1 viên/lần,

Nên tham khảo chỉ định cụ thể của bác sĩ trong trường hợp dùng thuốc để điều trị các bệnh lý do thiếu kẽm gây ra. Liều thuốc Farzincol duy trì sẽ được tăng hay giảm liều lượng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý.

Trường hợp chưa có chuyển biến tốt sẽ được gia tăng liều lượng Farzincol  cho phù hợp. Nếu các triệu chứng bệnh lý đã thuyên giảm, bác sĩ sẽ giảm đi liều lượng Farzincol.

Liều dùng cho trẻ nhỏ

Có thể nghiền nhỏ thuốc Farzincol giúp trẻ uống dễ dàng hơn hoặc sử dụng thuốc dạng siro cho trẻ. Nên sử dụng thuốc Farzincol cho trẻ với liều lượng là ½ viên/lần, chia ra làm 2 lần uống trong ngày.

Nên làm gì khi bị quá/lỡ liều?

Sử dụng thuốc Farzincol (quá/lỡ liều) không đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hiệu quả của quá trình điều trị. Trường hợp bị quá liều có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa thậm chí có thể nghiêm trọng hơn. Khi đó, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.

Những trường hợp người bệnh gặp phải các triệu chứng quá nặng. Người bệnh nên hạn chế tối đa việc tự chữa trị tại nhà.

Trường hợp lỡ quên liều

Cách khắc phục tốt nhất là người bệnh nên uống thuốc vào thời gian cố định. Nhưng nếu đã sát với giờ dùng thuốc kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều đã quên và tiến hành uống liều mới như kế hoạch chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng gấp đôi liều quy định để bù cho liều đã quên vì rất có thể khiến làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc

Liều bổ sung dinh dưỡng

Từ ½ đến 2 viên/ ngày, tùy từng trường hợp.

Liều điều trị: 

- Chia liều thành 1-2 lần/ngày, uống sau bữa ăn.

- Đối với trẻ nhỏ: nên nghiền nát viên thuốc, hoà tan với nước trước khi cho bé uống.

- Nên giảm liều khi triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện.

 Dùng thuốc Farzincol như thế nào?

Nên dùng thuốc sau mỗi bữa ăn. Một ngày uống từ 1 – 2 lần theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc bằng đường uống, có thể nuốt cả viên.

Với trẻ nhỏ, có thể nghiền nhỏ thuốc thành bột rồi hòa vào nước ấm (lượng nước vừa đủ khoảng 150 – 200ml) rồi cho trẻ uống. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc Farzincol dạng siro để cho trẻ uống. Tuyệt đối không bỏ thuốc ra khỏi bao bì/hộp quá lâu rồi mới sử dụng. Chỉ lấy thuốc ra khi chuẩn bị uống. Cần đóng nắp chai siro cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.

co-the-su-dung-thuoc-farzincol-dang-siro-de-cho-tre-uong

Có thể sử dụng thuốc Farzincol dạng siro để cho trẻ uống

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Farzincol

  • Mọi người cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ được biết trước khi sử dụng thuốc Farzincol điều trị bệnh
  • Tránh dùng thuốc Farzincol điều trị bệnh, trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.
  • Uống thuốc Farzincol điều trị bệnh nên cách xa các thuốc có chứa canxi, sắt, đồng khoảng 2-3 giờ. Cách xa các thuốc này để ngăn ngừa tương tranh có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.
  • Trước khi sử dụng thuốc Farzincol điều trị bệnh cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ được biết nếu như đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như suy tuyến thượng thận suy gan, suy thận, hoặc sỏi thận.
  • Bạn tránh dùng thuốc này trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…). Chưa thấy có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc trên đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú này nên sử dụng thận trọng.
  • Thuốc không ảnh hưởng gì khi lái xe và vận hành máy.
  • Sử dụng cho những trường hợp bị dị ứng với những thành phần của thuốc Farzincol
  • Bạn đang trong thời gian sử dụng những loại thuốc được kê đơn và không được kê đơn như Vitamin/ khoáng chất, thực phẩm chức năng, thảo dược.

Tương tác thuốc

Thuốc Farzincol có thể gia tăng thêm những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Ngoài ra còn có khả năng làm thay đổi hoạt động của những loại thuốc khác. Vì vậy, để có thể tránh được tương tác thuốc không tốt, tốt nhất mọi người hãy liệt kê ra toàn bộ các loại thuốc đang dùng. Gồm cả thuốc được kê đơn và không được kê đơn như thảo dược, Vitamin/ khoáng chất, thực phẩm chức năng. Các bác sĩ dựa vào đó sẽ cân nhắc điều chỉnh liều dùng thuốc tương ứng.

Mọi người không được dùng cùng các chế phẩm chứa tetracyclin, ciprofloxacin, sắt, đồng, làm giảm hấp thu kẽm nhằm đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Farzincol.

Người dùng không tự ý ngừng dùng thuốc, tăng hay giảm liều lượng khi chưa được các bác sĩ chỉ định.

Thuốc Farzincol cũng có khả năng tương tác với các loại bia/ rượu, thuốc lá, thức ăn, ở một mức độ nhất định. Vì thế mọi người hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ/ dược sĩ với tất cả những loại thực phẩm, hoặc bia/ rượu hay thuốc lá. Sẽ giúp các bạn tránh được tình trạng tương tác gây ra những tác dụng phụ này ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn như thế nào cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc Farzincol. Hãy báo cáo với các bác sĩ được biết rõ về tình trạng sức khỏe để họ cân nhắc điều chỉnh liều dùng tương ứng.

Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Farzincol

Trong thời gian dùng thuốc Farzincol mọi người có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Bị tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày, gây cảm giác buồn nôn
  • Bị rối loạn tiêu hóa hoặc có thể gây nên tình trạng chóng mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi
  • Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu
  • Nhịp tim đập nhanh hơn, khó thở, đau tức ngực
  • Sốt đột ngột, cơ thể suy nhược.
  • Đại tiện phân lỏng, bị tiêu chảy liên tục
  • Hiếm khi xảy ra cảm giác khó chịu trong dạ dày. Thường trạng thái này sẽ kéo dài vài ngày đầu dùng thuốc, sau đó sẽ giảm dần.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào khi dùng thuốc Farzincol cũng gặp phải các tác dụng phụ trên. Nếu như gặp bất kỳ vấn đề bất thường gì về cách sử dụng thuốc an toàn hãy trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Bạn nên bảo quản thuốc Farzincol như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Bạn nên nhớ rằng hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên tiêu hủy thuốc Farzincol vào toilet hoặc đường ống dẫn nước. Hãy vứt thuốc đúng nơi quy định khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.