Thuốc Codepect có tác dụng phụ nào không?

 25/11/2020 18:08 |  721 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Codepect là thuốc giảm ho long đờm, giảm đau nhẹ. Thuốc Codepect có tác dụng phụ nào không?. Dưới đây là thông tin chi tiết.

Bài này giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM xin được trả lời cho bạn các câu hỏi thuốc Codepect có tác dụng gì? Thuốc Codepect cách dùng ra sao.

Thành phần của thuốc Codepect

Công thức cho mỗi viên nang mềm Codepect có chứa:

– Hoạt chất:

  • Codein Phosphat có hàm lượng 10 mg.
  • Glycerin Guaiacolat có hàm lượng là 100 mg.

– Tá dược: Sáp ong trắng, Dầu đậu tương, Lecithin, Dầu thực vật Hydro hóa.

Dược lực học

Codein có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não; codein làm khô dịch tiết đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Codein không đủ hiệu lực để giảm ho nặng. Codein là thuốc trấn ho trong trường hợp ho khan làm mất ngủ. Glyccrin guaiacolat làm giảm độ nhớt dịch tiết, Glyccrin guaiacolat làm tăng hiệu quả của phản xạ ho và hoạt động của các lông mao, giúp loại bỏ chất nhầy trong phế quản.

Dược động học

Codein và dạng muối của nó được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 1 giờ sau khi uống codein phosphat. Codein được chuyển hóa ở gan (qua hệ thống cytochrom P450) thành morphim (khoảng 10% lượng codein bị khử methyl thành morphin), norcodem và những chất chuyển hóa khác, kể cả normorphin và hydrocodon. Codein và chất chuyển hóa được bài tiết qua thận, chủ yếu dưới dạng phối hợp với acid glucuronic. Khoảng 3-16% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Thời gian bán thải khoảng 2 – 4 giờ. Chất chuyển hóa chính qua thận là acid 2-methoxyphenoxy lactic. Glycerin guatacolat hấp thu qua đường tiêu hóa. Chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu.

Công dụng (Chỉ định)

  • Codepect được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân trên 12 tuổi để điều trị triệu chứng ho khan hoặc kích ứng.
  • Điều trị các tình trạng ho với nhiều triệu chứng đặc trưng như ho khan, ho có đờm, ho do gió, ho do thời tiết, ho đêm…
  • Thuốc Codepect là thuốc OTC có tác dụng làm giảm đau ở mức độ nhẹ triệu chứng ho khan do cảm lạnh thông thường hoặc do nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Codepect giảm các triệu chứng sổ mũi, giảm cảm cúm một cách hiệu quả cao hơn khi kết hợp cùng NSAIDs

 codepect-duoc-bac-si-chi-dinh-cho-benh-nhan-voi-nhieu-trieu-chung-dac-trung

Codepect được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân với nhiều triệu chứng đặc trưng

Chống chỉ định

Thuốc Codepect không dùng cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bệnh gan, suy hô hấp.
  • Bệnh nhân mẫn cảm với Glycerin guaiacolat codein, hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Thuốc Codepect không dùng cho bệnh nhân suy hô hấp cấp tính hoặc bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Thuốc Codepect không dùng cho các đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan và/hoặc thủ thuật nạo V.A.
  • Chống chỉ định Codepect với bệnh nhân có gen chuyển hóa thuốc qua enzyme gan là CYP2D6 nhanh.
  • Chống chỉ định với các bệnh nhân tăng áp lực nội sọ
  • Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu không nên dùng thuốc Codepect
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
  • Bệnh nhân chấn thương sọ não, bệnh nhân động kinh, hôn mê.
  • Chống chỉ định với các bệnh nhân liệt ruột, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng nhu động ruột
  • Chống chỉ định với bệnh nhân nhi <12 tuổi
  • Các bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi có tiền sử phẫu thuật cắt amidan/VA.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc đối với bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng, IMAO.

Tác dụng phụ

Thường gặp:

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, táo bón.
  • Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ.
  • Tim mạch: Mạch nhanh, hồi hộp, yếu mệt, mạch chậm, hạ huyết áp thế đứng.
  • Tiết niệu: Bi đái, đái ít.
  • Rối loạn thính giác, thị giác.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ miễn dịch có thể là nổi mề đay, sốt, rối loạn tự miễn, phát ban, hạch to lách to.
  • Rối loạn nội tiết nhẹ như tăng đường huyết
  • Rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng.

Ít gặp:

  • Phản ứng dị ứng: Ngứa, mày đay.
  • Tiêu hóa: Đau dạ dày, co thắt ống mật.
  • Thần kinh: Suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn.

Hiếm gặp:

  • Dị ứng: Phản ứng phản vệ.
  • Tim mạch: Suy tuần hoàn.
  • Thần kinh: rối loạn thị giác, co giật.
  • Ảo giác, mất phương hướng,
  • Đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.
  • Nghiện thuốc. Dùng codein trong thời gian dài có thể gây nghiện thuốc. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thế và gây quen thuốc.
  • Các triệu chứng chung hiếm gặp của thuốc bao gồm: buồn ngủ, thở ngắn, co đồng tử, rối loạn thần kinh, buồn nôn và nôn.
  • Các tác dụng phụ liên qua đến tiêu hóa có thể là ăn khó tiêu, táo bón. Một số tác dụng phụ hiếm gặp liên quan đến hô hấp như suy tuần hoàn cấp, suy hô hấp, co thắt khí phế quản,.

Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng

– Sử dụng thận trọng Codepect đối với người có các vấn đề di truyền hiếm gặp ở gen

- Sử dụng thận trọng Codepect đối với người thiếu các men tiêu hóa được galactose, tiêu chảy

-– Cẩn thận khi phối hợp với phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, barbiturat, benzodiazepin, thuốc ức chế monoamin oxidase

- Rối loạn chức năng tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp.

-Phì đại tuyến tiền liệt

-Không khuyến cáo sử dụng codein cho trẻ em có các vấn đề liên quan đến hô

-Thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử các bệnh về thần kinh như co giật, động kinh

- Thận trọng với bệnh nhân xơ vữa động mạch, bị bệnh mạch vành, tiểu đường và đau thắt ngực.

- Thận trọng với người lái xe hoặc vận hành máy móc.

- Thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử ngộ độc opioid

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.