Thuốc Cefaclor có dùng được cho bà bầu không?

 24/10/2020 18:15 |  1195 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Cefaclor là thuốc được sử dụng để làm gì? Cách dùng như thế nào để đạt được hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này với bài viết dưới đây.

Thuốc Cefaclor là gì?

Thuốc Cefaclor thuộc nhóm ETC– thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, dùng để điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt sau khi dùng thuốc kháng sinh thông thường mà bị thất bại.

Trường Cao đẳng Dược TPHCM sẽ tổng hợp đầy đủ những lưu ý cần thiết khi dùng thuốc này tới bạn đọc.

Công dụng của thuốc Cefaclor 500mg trong điều trị bệnh

  • Viêm phổi, viêm phế quản mạn trong đợt diễn biến.
  • Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp
  • Viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần.
  • Nhiễm khuẩn da và phần mềm do Staphylococcus Aureus nhay cảm va Streptococcus Pyogenes
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng (viêm bàng quang).
  • Phổ kháng khuẩn: cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm viêm bể thận và viêm bàng quang do P. mirabilis, E. coli, Klebsiella spp, và tụ cầu coagulase âm tính.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da do S. aureus và S. pyogenes (Streptococcus b tán huyết nhóm A)
  • Viêm niệu đạo do lậu cầu
  • Viêm xoang

Thuốc Cefaclor là một loại thuốc kháng sinh. Do đó nó sẽ không có tác dụng đối với các chứng bệnh do virus như cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

thuoc-cefaclor-gom-vien-nen-bao-phim

Thuốc Cefaclor gồm viên nén bao phim

Nhóm thuốc:Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Tên Biệt dược :Afeclor cap; Arlico Cefaclor; Bocefac

Thuốc biệt dược mới :Cadicefaclor 500, Cefaclor 250, Cefaclor 250 mg, Cefaclor 250mg, Cefaclor 500mg, Cefa-TP

Dạng thuốc :Bột pha hỗn dịch uống; Viên nang; Viên nén bao phim giải phóng chậm,Viên nang cứng.

Thành phần : Cefaclor

Liều lượng và cách dùng kháng sinh Cefaclor

Hướng dẫn sử dụng thuốc Cefaclor

Người bệnh sử dụng thuốc qua đường uống. Có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.

Cách dùng: Cefaclor có thể được dùng theo đường uống, thời gian dùng mỗi lần cách nhau từ 8 -12 giờ. có thể dùng kháng sinh Cefaclor kèm với thức ăn. Trước khi uống cần xin chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ đối với thuốc được bào chế dạng viên nén, viên nang. Nếu như phát hiện thấy tình trạng thuốc bị đóng cặn hay biến đổi màu sắc cần ngưng sử dụng thuốc.

Cefaclor chỉ hoạt động hiệu quả khi được dùng liều lượng thuốc và duy trì ở mức độ ổn định. Người bệnh nên dùng thuốc vào những khoảng thời gian phù hợp và cân đối.

Để đảm bảo dùng thuốc đúng cách, người bệnh cần phải lưu ý tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng Cefaclor.

Chỉ được dùng thuốc bằng đường uống. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng khi chưa có sự chỉ định. Nên uống thuốc sau khi ăn khoảng 30 phút nếu như bị đau dạ dày.

Nếu sau khi sử dụng đúng liều lượng và thời gian đã được quy định mà bệnh vẫn có biểu hiện nặng thêm mà lại không khỏi. Bạn hãy ngưng dùng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hiệu quả.

Trước khi dùng Cefaclor, báo với bác sĩ: Nếu bạn dị ứng với cefaclor, ), cefditoren (Spectracef), penicillin, cefadroxil (Duricef), ceftazidime (Ceptaz, Fortaz, Tazicef), Kefurox, Zinacef). Nếu bạn dị ứng với

cephradine (Velosef), loracarbef (Lorabid), cefonicid (Monocid), cefoperazone (Cefobid), cefotaxime (Claforan), ceftizoxime (Cefizox), ceftriaxone (Rocephin), cefpodoxime (Vantin), cefprozil (Cefzil), ceftibuten (Cedax), cefamandole (Mandol), cefazolin (Ancef, Kefzol), cefdinir (Omnicefcefepime (Maxipime), cefixime (Suprax), cephapirin (Cefadyl), cefuroxime (Ceftin, cephalexin (Keflex), cefmetazole (Zefazonecefoxitin (Mefoxin) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.

 Báo với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm thuốc không kê toa, thuốc kê toa, vitamin. Đặc biệt là các thuốc sau: thuốc chống đông máu như probenecid (Benemid), warfarin (Coumadin),

Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng, bệnh thận, viêm ruột kết hoặc các vấn đề về dạ dày.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Bởi khi dùng cefaclor có thể có các tác dụng phụ không tốt.

Liều dùng thuốc Cefaclor

Người lớn

Liều thường dùng cho người lớn thường là 250mg Cefaclor, thời gian cách nhau 8 giờ/lần.

  • Điều trị viêm phổi và viêm phế quản: uống 3 lần mỗi ngày, liều thường dùng là 250mg, thời gian cách nhau thường là 8 giờ/lần.
  • Liều dùng thuốc Cefaclor điều trị viêm xoang: liều thường dùng là 250mg, dùng 3 lần/ngày và duy trì điều trị trong 10 ngày.
  • Liều dùng thuốc Cefaclor điều trị trường hợp bệnh trầm trọng hơn (viêm phổi)
  • Liều dùng thuốc Cefaclor điều trị viêm niệu đạo cấp do lậu cầu ở nam và nữ giới là 3g uống một lần duy nhất phối hợp với 1g probenecid

cefaclor-co-the-dung-cho-nguoi-benh-suy-than

Cefaclor có thể dùng cho người bệnh suy thận

Trường hợp suy thận nặng, liều cho người lớn như sau:

  • Người bệnh sẽ dùng 50% liều thường dùng. Nếu độ thanh thải Creatinin 10 – 50ml/phút
  • Người bệnh sẽ dùng 25% liều thường dùng. Nếu độ thanh thải Creatinin dưới 10 ml/phút

Người bệnh phải thẩm tách máu

Dùng liều khởi đầu từ 250 mg – 1g trước khi thẩm tách máu và duy trì liều điều trị 250 – 500mg cứ 6 – 8 giờ một lần, trong thời gian giữa các lần thẩm tách.

Người cao tuổi

Người bệnh lớn tuổi sẽ dùng liều như người lớn.

Tác dụng phụ

Thuốc Cefaclor có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ cho người sử dụng. Các tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Vàng da và mắt.
  • Nước tiểu bị sẫm màu.
  • Cơ thể dễ bị bầm tím và chảy máu.
  • Các biểu hiện của nhiễm trùng như đau họng Đau dạ dày.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Sốt.
  • Thay đổi tâm trạng và tinh thần
  • Khi uống Cefaclor bạn cũng có nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột. Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng vì một số vi khuẩn có khả năng kháng thuốc hoạt động gây hại. 

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu như trong thời gian sử dụng thuốc bạn mắc phải bất kỳ các tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Tiêu chảy nước hoặc máu;
  • Vàng da hoặc xanh xao, nước tiểu có màu sậm, sốt, lú lẫn hoặc yếu ớt;
  • Vàng da;
  • Dễ thâm tím hoặc chảy máu, ngứa ran ở mức độ nặng, tê cóng, đau nhức, yếu cơ;
  • Chảy máu bất thường;
  • Co giật;
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cảm cúm, các tuyến sưng phù, phát ban.
  • Khát nước nhiều hơn, biếng ăn, sưng phù, tăng cân, cảm giác thở hụt hơi, tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không tiểu tiện.
  • Ngứa, đau khớp, hoặc cảm giác yếu toàn thân;
  • Sốt, đau họng, và đau đầu kèm theo chứng phát ban đỏ ở da, dộp da.
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Bị chuột rút.
  • Có máu hoặc chất nhầy lẫn trong phân.
  • Đối với các trường hợp dùng thuốc trong thời gian dài bạn có thể sẽ bị nhiễm nấm vùng miệng và vùng âm đạo.
  • Hãy thông báo với các bác sĩ nếu thấy trong miệng xuất hiện các mảng trắng hoặc vùng âm đạo thay đổi dịch tiết.
  • Kháng sinh Cefaclor có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn xuất hiện các phản ứng quá mẫn, đã được báo cáo xuất hiện khoảng 1,5%
  • Các phản ứng quá mẫn nặng hơn thường bao gồm hội chứng Stevens – Johnson
  • Các triệu chứng nổi ban dạng sởi, ngứa ngáy, nổi mề đay
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc và xuất hiện phản ứng phản vệ
  • Phản ứng Coombs dương tính xảy ra với tỷ lệ thấp chưa đến 1/200 trường hợp. Tuy nhiên, các phản ứng dị ứng này hiếm khi xảy ra.
  • Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa, chiếm khoảng 2,5% trong số các bệnh nhân
  • Triệu chứng giống choáng phản vệ có thể biểu hiện
  • Đặc biệt, phản ứng dị ứng choáng phản vệ gồm phù mạch, mệt mỏi, phù mặt hoặc các chi, khó thở có nguy cơ xảy ra cao ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin
  • Triệu chứng thường gặp là tiêu chảy và chứng viêm đại tràng giả mạc. Các phản ứng dị ứng có thể kéo dài tới vài tháng nếu như đang trong thời gian điều trị bằng Cefaclor.
  • Các triệu chứng khác có thể xuất hiện như buồn nôn, nôn mửa.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Buồn nôn, đau dạ dày, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy nhẹ;
  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban da;
  • Choáng váng, buồn ngủ;
  • Ngứa hoặc tiết dịch ở âm đạo.
  • Cứng hoặc co thắt cơ;
  • Cảm giác thao thức hoặc quá hiếu động;
  • Vị giác bất thường hoặc khó chịu ở miệng;
  • Một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng tăng bạch cầu ưa eosin
  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng như hồi hộp, lo lắng hoặc mất ngủ, lú lẫn
  • Ngứa ngáy bộ phận sinh dục, viêm âm đạo
  • Hiếm khi giảm tiểu cầu và viêm thận kẽ có hồi phục.
  • Tăng động thể hồi phục, hay tăng trương lực cơ, ảo giác
  • Thuốc Cefaclor cũng có thể gây ra những bất thường tạm thời về các xét nghiệm lâm sàng.
  • Ngoài ra ở một số bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng tăng nhẹ AST, ALT hoặc phosphatase kiềm.

Trên đây danh sách những tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên chưa đầy đủ. Còn tùy vào từng đối tượng mà bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác. Nếu có vấn đề gì bất thường hãy trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin. Nếu không may mắc phải tình trạng phản ứng thuốc cần vào sớm bệnh viện để chữa trị.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Thận trọng

Cần thông báo với các bác sĩ nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Sử dụng Cefaclor dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm
  • Tuyệt đối không được dùng thuốc nếu cơ thể bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong Cefaclor.
  • Mắc vấn đề về thận.
  • Đối tượng đã tiêm chủng các loại vắc – xin, đặc biệt là vắc – xin điều trị hoặc phòng chống bệnh thương hàn.
  • Bệnh nhân bị các bệnh lý về đường ruột như viêm đại tràng, đau dạ dày
  • Bệnh nhân sử dụng là trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân bị dị ứng với penicillin hoặc các loại kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin.
  • Thận trọng khi dùng Cefaclor đối với những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm nặng

Tương tác thuốc Cefaclor

Các loại thuốc có thể tương tác với Cefaclor như sau:

+ Tương tác nghiêm trọng:

  • Vắc – xin thương hàn.
  • Các loại vắc – xin khác
  • Vắc – xin phòng bệnh lao (BCG).

 + Tương tác vừa phải:

  • Natri picosulfate.

+ Tương tác nhẹ:

  • Piroxicam

Khi dùng đồng thời nhiều loại thuốc cùng một lúc sẽ có thể làm giảm đi hiệu quả của thuốc. Ngoài ra sử dụng cùng lúc còn làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Trước khi sử dụng thuốc Cefaclor, hãy thông báo với các bác sĩ về những loại thuốc bạn có ý định dùng hoặc đang sử dụng.

Bảo quản

  • Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh sáng mặt trời. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 15 – 30ºC.
  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em

Bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi thuốc Cefaclor có dùng được cho bà bầu không?. Cần tìm hiểu rõ bản chất của thuốc sẽ giúp các bạn xác định được hướng sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.