Acyclovir có phải là thuốc chữa thủy đậu? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc?

 17/04/2019 14:18 |  753 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Phương Thảo

Acyclovir là loại thuốc các bác sĩ khuyên dùng đối với các bệnh nhân mắc thủy đậu. Tuy là loại thuốc khá phổ biến, nhưng nhiều người vẫn mơ hồ về cách sử dụng cũng như những tác dụng chính mà thuốc mang lại.  Hãy cùng các dược sĩ Cao đẳn Dược Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Thông tin về thuốc Acyclovir

Thuốc Acyclovir được sản xuất dưới nhiều dạng:

  • Viên nén: 200 mg, 400 mg, 800 mg
  • Nang: 200 mg
  • Lọ bột pha tiêm 1g, 500 mg, 250 mg dưới dạng muối natri.
  • Hỗn dịch uống: Lọ 5 g/125 ml, 4 g/50 ml.
  • Tuýp 3 g, 15 g (mỡ dùng ngoài 5%.)
  • Tuýp 4,5 g (mỡ tra mắt 3%)
  • Tuýp 2 g, 10 g (kem dùng ngoài 5%.)

Công dụng của thuốc Acyclovir

Acyclovir  được sản xuất để  điều trị một số bệnh nhiễm trùng do virus gây nên. Thuốc đặc trị những vết loét xung quanh miệng gây ra do Herpes Simplex, bệnh zona và thủy đậu. Vì thế, thuốc Acyclovir còn  được sử dụng để điều trị các đợt bùng phát bệnh Herpes sinh dục và giúp giảm đi các đợt tái phát.

công dụng của Acyclovir Acyclovir là loại thuốc kháng đặc trị virus

Thuốc Acyclovir chỉ là loại thuốc kháng đặc trị virus giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng, thời gian các đợt bùng phát.Thuốc không chữa khỏi các bệnh nhiễm trùng mà chỉ giúp những vết loét lành nhanh hơn, giảm đau, phòng ngứa, giúp vết loét mới không phát triển, chống bội nhiễm trên da. Ngoài ra, Acyclovir giúp  những người có hệ miễn dịch yếu giảm đi nguy cơ virus lây lan đến bộ phận trong cơ thể hay gây nên nhiễm trùng nghiêm trọng.

Cách  dùng thuốc Acyclovir

Tùy thuộc và loại bệnh gặp phải, thuốc Acyclovir được sử dụng dưới các dạng và liều lượng khác nhau. Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đường uống

  • Ðiều trị do nhiễm Herpes simplex

− Người lớn: Mỗi lần 200 mg (400 mg ở người suy giảm miễn dịch), ngày 5 lần, cách nhau 4 giờ, dùng trong 5 – 10 ngày.

− Trẻ em dưới 2 tuổi: Nửa liều người lớn. Trẻ em trên 2 tuổi: Bằng liều người lớn.

  • Ðiều trị thủy đậu và zona

− Người lớn: Mỗi lần 800 mg, ngày 5 lần, trong 7 ngày.

− Trẻ em: Bệnh varicella, mỗi lần 20 mg/kg thể trọng (tối đa 800 mg) ngày 4 lần trong 5 ngày hoặc trẻ em dưới 2 tuổi mỗi lần 200 mg, ngày 4 lần; 2 – 5 tuổi mỗi lần 400 mg ngày 4 lần; trẻ em trên 6 tuổi mỗi lần 800 mg, ngày 4 lần.

Tiêm truyền tĩnh mạch

− Ðiều trị herpes simplex ở người suy giảm miễn dịch, herpes sinh dục khởi đầu nặng, Varicella zoster:

5 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ mỗi lần trong 5 – 7 ngày. Liều tăng lên gấp đôi cứ 8 giờ một lần ở người suy giảm miễn dịch nhiễm Varicella zoster và ở người bệnh viêm não do Herpes simplex.

− Trẻ sơ sinh tới 3 tháng nhiễm Herpes simplex: Mỗi lần 10 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ một lần trong 10 ngày. Trẻ từ 3 tháng – 12 năm nhiễm Herpes simplex hoặc Varicella zoster 250 mg/m2 da, cứ 8 giờ một lần, trong 5 ngày. Liều tăng lên gấp đôi thành 500 mg/m2 da, cứ 8 giờ 1 lần cho người suy giảm miễn dịch bị nhiễm Varicella zoster và trong trường hợp viêm não do herpes simplex (thường dùng 10 ngày ở bệnh viêm não).

Thuốc bôi Acyclovir

− Ðiều trị nhiễm Herpes simplex môi và sinh dục khởi phát và tái phát. Nhiễm ở miệng hoặc âm đạo, cần thiết phải dùng điều trị toàn thân. Với herpes zoster cũng cần phải điều trị toàn thân.

Cách dùng: Bôi lên vị trí tổn thương cách 4 giờ một lần (5 đến 6 lần mỗi ngày) trong 5 đến 7 ngày, bắt đầu ngay từ khi xuất hiện triệu chứng.

− Thuốc mỡ tra mắt: Ngày bôi 5 lần (tiếp tục ít nhất 3 ngày sau khi đã dùng liều điều trị).

Các tác dụng phụ khi dùng thuốc

Cũng giống như các loại thuốc khác, Acyclovir cũng gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng. Tác dụng phụ cũng phụ thuộc vào dạng thuốc mà người bệnh dùng.

Người dùng cần lưu ý khi thâý một số biểu hiện lạ trong quá trình dùng thuốc

  • Ðường uống: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, nổi phát ban, nhức đầu. Nếu gặp trường hợp này bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ
  • Ðường tiêm truyền: tác dụng phụ hay xảy ra nhất là  viêm, viêm tĩnh mạch ở vị trí tiêm. Rất it gặp là các phản ứng thần kinh hoặc tâm thần, kết tủa thuốc ở ống thận dẫn đến suy thận cấp, tăng nhất thời urê và creatinin, enzym gan trong huyết thanh, ban da và buồn nôn.
  • Kem bôi: Nóng hoặc nhói ở vị trí bôi kèm theo ban đỏ nhẹ khi khô.

Những lưu ý khi dùng thuốc Acyclovir

Trước khi sử dụng thuốc, bạn hãy liệt kê các loại thuốc bạn đang dùng(nếu có) và các tình trạng bệnh đang mắc phải với bác sĩ để được chỉ dẫn sao cho hiệu quả nhất.

Bạn không dùng thuốc đồng thời với các thuốc độc thận khác.

Ngoài ra, Acyclovir không nên được dùng nếu bạn bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. Người dùng không được tự ý tăng giảm liều hay ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Acyclovir có thể tương tác với những loại thuốc và sản phẩm như Interferon, Ketoconazole, Probenecid, Zidovudine,…

Tuy chưa có nghiên cứu nào xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, nhưng người dùng cũng nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia để cân nhắc việc dùng thuốc.

Hi vọng những thông tin của bài viết trên đây sẽ giúp bạn nắm được cách sử dụng thuốc an toàn Acyclovir và cho hiệu quả nhất.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.